ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang22/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học

Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục có 4 lĩnh vực, gồm 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí.
Đảm bảo chất lượng về chiến lược
Tiêu chuẩn 1: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa
Tiêu chuẩn 2: Quản trị
Tiêu chuẩn 3: Lãnh đạo và quản lý
Tiêu chuẩn 4: Quản trị chiến lược
Tiêu chuẩn 5: Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng
Tiêu chuẩn 6: Quản lý nguồn nhân lực
Tiêu chuẩn 7: Quản lý tài chính và cơ sở vật chất
Tiêu chuẩn 8: Các mạng lưới và quan hệ đối ngoại
Đảm bảo chất lượng về hệ thống
Tiêu chuẩn 9: Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong
Tiêu chuẩn 10: Tự đánh giá và đánh giá ngoài
Tiêu chuẩn 11: Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng bên trong
Tiêu chuẩn 12: Nâng cao chất lượng
Đảm bảo chất lượng về thực hiện chức năng
Tiêu chuẩn 13: Tuyển sinh và nhập học
Tiêu chuẩn 14: Thiết kế và rà soát chương trình dạy học
Tiêu chuẩn 15: Giảng dạy và học tập
Tiêu chuẩn 16: Đánh giá người học
Tiêu chuẩn 17: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học
Tiêu chuẩn 18: Quản lý nghiên cứu khoa học
Tiêu chuẩn 19: Quản lý tài sản trí tuệ
Tiêu chuẩn 20: Hợp tác và đối tác nghiên cứu khoa học


39


Tiêu chuẩn 21: Kết nối và phục vụ cộng đồng


Kết quả hoạt động
Tiêu chuẩn 22: Kết quả đào tạo
Tiêu chuẩn 23: Kết quả nghiên cứu khoa học
Tiêu chuẩn 24: Kết quả phục vụ cộng đồng
Tiêu chuẩn 25: Kết quả tài chính và thị trường

  1. Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học

Quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục được thực hiện theo các bước:

  1. Tự đánh giá;

  2. Đánh giá ngoài;

  3. Thẩm định kết quả đánh giá;

  4. Công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục là 5 năm.

  1. Báo cáo thực tế công tác kiểm định của một cơ sở giáo dục và đào tạo

Từ năm 2007, Bộ GD&ĐT đã có các văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể các tiêu chuẩn dùng để làm công cụ đánh giá và kiểm định. Tháng 5/2013 Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn số 462 (về quy trình) và công văn số 527 (về tiêu chí) đánh dấu sự hoàn thiện về quá trình chuyển giao các phương pháp đánh giá của Bộ GD&ĐT dành cho các trường đại học trên cả nước, chuẩn bị tiến đến kiểm định chất lượng toàn diện.
Từ đó đến nay, hoạt động kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch kiểm định với mục tiêu đến năm 2020 tất cả các trường đại học trong cả nước phải được kiểm định. Tính đến tháng 03/2017, theo kết quả thống kê của 4 trung tâm kiểm định (CEA-ĐHQG Hà Nội, CEA-ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, CEA-ĐH Đà Nẵng và CEA thuộc Hiệp Hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam), cả nước đã có 22 trường đại học được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đang áp dụng bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cấp chương trình đào tạo theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Ngày 19/5/2017 Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 12/2017/ TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học với 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí; Thông tư này có hiệu lực từ ngày 04/7/2017.
Để một cơ sở giáo dục đại học được kiểm định chất lượng thì trước hết đòi hỏi


40




nhà trường phải có báo cáo tự đánh giá gửi một tổ chức kiểm định. Tự đánh giá là quá trình nhà trường tự xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất, cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

  • Trong quá trình tự đánh giá, căn cứ vào từng tiêu chuẩn và tiêu chí, nhà trường phải tập trung thực hiện những việc sau:

+ Mô tả, làm rõ thực trạng của nhà trường;
+ Phân tích, giải thích, so sánh, đối chiếu và đưa ra những nhận định; chỉ ra những điểm mạnh, tồn tại và những biện pháp khắc phục;
+ Lập kế hoạch hành động để cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.

  • Tự đánh giá là một quá trình liên tục, đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và phải có sự tham gia của nhiều đơn vị, cá nhân trong toàn trường.

  • Hoạt động tự đánh giá đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai, minh bạch. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Việc tự đánh giá phải bao quát đầy đủ các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.


tải về 67.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương