Nguyễn Văn Thanh



tải về 296.99 Kb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu05.09.2016
Kích296.99 Kb.
#31705
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

MỤC LỤC


Nguyễn Văn Thanh i

HÀ NỘI – 2009 i

Nguyễn Văn Thanh ii

HÀ NỘI – 2009 ii

MỤC LỤC vii

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1

1.1. Bối cảnh 1

1.2. Mục tiêu khóa luận 1

1.3. Cấu trúc khóa luận 2

CHƯƠNG 2. CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN TRUY CẬP 3

DỰA TRÊN VAI TRÒ 3

2.1. Giới thiệu 3

2.2. Nền tảng và động lực 4

2.3. Các vai trò và các khái niệm liên quan 7

2.4. Các mô hình một họ tham chiếu 9

2.5. Mô hình cơ sở 10

2.6. Role có cấp bậc 14

2.7. Các ràng buộc 20

2.8. Mô hình hợp nhất 24

2.9. Các mô hình quản lý 26

2.10. Kết luận 29

CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU CÔNG CỤ CDT TRONG ECLIPSE 31

3.1. Tổng quan 31

3.2. Cấu trúc của CDT 31

3.3. Các tính năng của CDT 32

3.4. Kết luận 35

CHƯƠNG 4. BÀI TOÁN KIỂM CHỨNG 36

4.1. Giới thiệu: 36

4.2. Khái quát thuật toán 36

4.3. Những khía cạnh liên quan 38

4.3.1. Khía cạnh lý thuyết 38

4.3.2. Khía cạnh thực tiễn 40

4.4. Ứng dụng thuật toán 41

4.4.1. Khái quát về ứng dụng 41

4.4.2. Mục tiêu bài toán: 41

4.4.3. Yêu cầu bài toán: 42

4.4.4. Phân tích bài toán 42

4.5. Kết luận 43

CHƯƠNG 5. THỰC NGHIỆM 45

5.1. Phạm vi ứng dụng 45

5.2. Thiết kế ứng dụng 45

5.3. Xây dựng và triển khai bài toán 48

5.3.1. Xây dựng chương trình chính 48

5.3.2. Xây dựng chương trình kiểm tra: 49

5.4. Kiểm thử chương trình 53

5.4.1. Nội dung kiểm thử 53

5.4.2. Kết quả 62

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN 64

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1.1. Bối cảnh


Trong thời kỳ thông tin bùng nổ như hiện nay, tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều sử dụng công nghệ thông tin như các cơ quan chính phủ, các ngân hàng hay các tổ chức.. Nhưng một thực tế đáng lo ngại là vấn đề bảo mật chưa được quan tâm thích đáng và chưa sử dụng hợp lý.

Có rất nhiều cơ chế bảo mật được nghiên cứu và triển khai thích họp cho từng lĩnh vực khác nhau. Trong các mô hình đang tồn tại thì toàn diện nhất là RBAC.



RBAC điều khiển việc truy cập dựa trên vai trò của từng người sử dụng. Mô hình này có nhiều ưu điểm, nhưng nội dung rất rộng nên khóa luận tập trung chuyên sâu vào mô hình đơn giản nhất và đặc trưng nhất của RBACRBAC0.

1.2. Mục tiêu khóa luận


Khóa luận sẽ nghiên cứu những vấn đề sau:

Khái niệm RBAC và đi vào chi tiêt các mô hình RBAC. Phần này giới thiệu một cách khái quát nhất RBAC là gì? Những đặc điểm, các mô hình và ứng dụng trong cơ chế bảo mật như thế nào?

Sau khi tìm hiểu về RBAC, phần tiếp theo phát biểu bài toán kiểm chứng các mô hình của RBAC (cụ thể là RBAC0). Mã nguồn được biểu diễn dưới cấu trúc cây, phần này nêu lên thuật toán duyệt cây và đưa ra kết luận về tính đúng đắn của mã nguồn so với mô hình RBAC0.

Khóa luận sẽ đề cập tới việc dùng Eclipse với công cụ CDT để sinh ra cây cú pháp trừu tượng (AST), cấu trúc AST và cách để duyệt nó.

Mục tiêu quan trong của luận văn là lam sao đề xuất được một phương pháp hiệu quả để kiểm chứng mô hình RBAC0 với phần thực thi chương trình sử dụng AST

1.3. Cấu trúc khóa luận


Khóa luận được cấu trúc như sau:

Chương 2 phân tích chi tiết về các mô hình điều khiển truy cập dựa trên vai trò (RBAC). Các cách tiếp cận các mô hình của RBAC qua các ví dụ cụ thể

Chương 3 giới thiệu về CDT - một công cụ để triển khai bài toán kiểm chứng. Giới thiệu trực quan qua các hình ảnh và các ứng dụng của thể của CDT. Chương này không nói hết về CDT chỉ đề cập các phần quan trọng nhất của CDT phục vụ trực tiếp cho khóa luận.

Chương 4 nghiên cứu bài toán kiểm chứng và ứng dụng trên mô hình RBAC0. Từ cây cú pháp trừu tượng (AST) đưa ra thuật toán kiểm chứng có đầu vào là mã nguồn C/C++ và kết quả được so sánh với mô hình RBAC0 và kết luận về sự tương ứng của mô hình so với đoạn mã chuơng trình.

Chương 5 là phần thực nghiệm sẽ cụ thể thuật toán đã đề cập ở chương 4 bằng cách đưa ra một bài toán cụ thể. Chương này sẽ đưa ra các chi tiết chạy chương trình và kết quả đạt được liên quan tới bài toán đang được nghiên cứu.

Chương 6 là chương cuối nêu lên kết luận về khóa luận.


CHƯƠNG 2. CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN TRUY CẬP

DỰA TRÊN VAI TRÒ

2.1. Giới thiệu


Khái niệm điều khiển truy cập dựa trên vai trò (RBAC) bắt đầu với hệ thống đa người sử dụng và đa ứng dụng trực tuyến được đưa ra lần đầu vào những năm 70. Ý tưởng trọng tâm của RBACpermission (quyền hạn) được kết hợp với role (vai trò)user (người sử dụng) được phân chia dựa theo các role thích hợp. Điều này làm đơn giản phần lớn việc quản lý những permission. Tạo ra các role cho các chức năng công việc khác nhau trong một tổ chức và user cũng được phân các role dựa vào trách nhiệm và trình độ của họ. Phân lại cho user từ chức năng này sang chức năng khác. Những role được cấp các permission mới vì các ứng dụng gắn kết chặt chẽ với các hệ thống và các permission được hủy khỏi các role khi cần thiết.

Một role được xem như một kết cấu ngữ nghĩa mà cơ chế điều khiển truy cập đều hình thành xung quanh. Một tập hợp riêng biệt những user và các permission được lập ra bởi các role chỉ là tạm thời. Role ổn định hơn bởi vì hoạt động hay chức năng của một tổ chức thường ít thay đổi hơn.

Một role tương ứng với một năng lực để làm một nhiệm vụ cụ thể, ví dụ một bác sỹ nội khoa hay một dựợc sỹ. Một role cũng là hiện thân của một thẩm quyền và một bổn phận như một giám sát dự án.

Một thẩm quyền hay một trách nhiệm khác với một năng lực. Jane Doe có năng lực để điều hành một số bộ phận nhưng chỉ được phân công điều hành một bộ phận. Các role phản ánh cho các nhiệm vụ được phân công cụ thể được luân phiên giữa nhiều user, ví dụ công việc của một bác sỹ nội khoa hay một quản lí ca. Các mô hình RBAC và sự cài đặt nên có khả năng cải thiện cung cấp tất cả các biểu hiện của khái niệm role.

Theo một nghiên cứu mới đây của NIST [1] thì RBAC nhằm vào nhu cầu của các ngành kinh doanh hay của cả chính phủ. Trong công trình nghiên cứu của 28 tổ chức này, nhu cầu điều khiển truy cập bị chi phối bởi nhiều mối quan tâm khác nhau gồm cả người tiêu dùng, cổ đông và sự tin cậy của các công ty bảo hiểm, sự riêng tư của thông tin cá nhân, việc ngăn chặn sự phân bố tài sản tài chính trái phép, ngăn chặn sử dụng không phép các đường dây điện thoại đường dài và sự giữ vững các tiêu chuẩn nghề nghiệp.

Nhiều tổ chức đưa ra các quyết định điều khiển truy cập dựa trên roleuser là cá nhân đảm nhận như một bộ phận của tổ chức. Nhiều tổ chức thích kiểm soát tập trung và duy trì quyền truy cập, không theo ý muốn cá nhân của người quản lí hệ thống lắm mà theo các chỉ dẫn bảo vệ của tổ chức.

Bản nghiên cứu cho thấy các tổ chức thường xem các nhu cầu điều khiển truy cập của họ là duy nhất và cảm thấy các sản phẩm có sẵn thiếu sự linh hoạt.

Các role được xem như một phần của tiêu chuẩn SQL3 nổi bật cho hệ thống quản lí dữ liệu, dựa vào sự thực hiện của chúng trong Oracle 7. Các role được kết nối chặt chẽ trong hiện trạng an ninh thương mại. RBAC cũng phù hợp với công nghệ đang thịnh hành và các xu hướng kinh doanh. Một loạt sản phẩm cung cấp trực tiếp một dạng RBAC, các sản phẩm khác hỗ trợ những tính năng có liên quan chặt chẽ, ví dụ nhóm user, những tính năng này được sử dụng để thực hiện các role.




tải về 296.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương