Nguyễn tuấn nam


Một số biện pháp tăng cường tính tương hợp của các polyme



tải về 4.81 Mb.
Chế độ xem pdf
trang15/60
Chuyển đổi dữ liệu14.09.2022
Kích4.81 Mb.
#53170
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   60
uftai-ve-tai-day27945
1-Mang- bien tinh dien cuc xu lý NO3-, PO4 3-
1.1.3. Một số biện pháp tăng cường tính tương hợp của các polyme 
Hầu hết các polyme thành phần rất khó tương hợp với nhau trong quá trình 
trộn hợp. Do vậy, cần phải sử dụng nhiều phương pháp vật lí cũng như hóa học để 
tăng tính tương hợp cho các polyme thành phần. Một số các biện pháp tăng cường 
tính tương hợp [3]: 
1.1.3.1. Biến tính polyme 
Phương pháp này thường được áp dụng cho polyme blend có một polyme 
không phân cực hoặc ít phân cực và một polyme có cực. Để tăng khả năng tương 
hợp giữa hai polyme, tiến hành chức hóa hay cực hóa polyme không hoặc ít phân 
cực bằng cách gắn vào nó các nhóm có khả năng phản ứng, các monome có cực 
hoặc giảm khả năng phân cực của polyme có cực. Các nhóm có khả năng phản ứng 
và nhóm có cực gắn vào polyme không hoặc ít phân cực có thể phản ứng với nhóm 
có khả năng phản ứng hoặc tương tác đặc biệt với nhóm có cực trong polyme có 
cực. Nhờ các phản ứng, tương tác trên mà các polyme có khả năng tương hợp một 
phần hay tương hợp hoàn toàn. 
1.1.3.2. Đưa vào các hợp chất thấp phân tử 
Đưa vào các hợp chất thấp phân tử như các peoxit, các hợp chất đa chức… 
vào polyme blend không tương hợp, các polyme có thể tương hợp một phần. Sự 
tương hợp các polyme do thêm vào các hợp chất thấp phân tử đòi hỏi cả hai polyme 
thành phần tham gia vào các phản ứng hóa học. Các chất tương hợp là copolyme 
nhánh, copolyme khối hoặc copolyme ghép được tạo thành tại chỗ (in-situ) trong 
quá trình phản ứng. 
1.1.3.3. Đưa vào hệ các chất khâu mạch chọn lọc và lưu hóa động 
Khác với tương hợp polyme blend do đưa vào các hợp chất thấp phân tử, 
trong quá trình tương hợp polyme blend do khâu mạch, chỉ có một polyme thành 
phần tham gia phản ứng. Trong polyme blend cao su/ nhựa nhiệt dẻo, khi cao su bị 
khâu mạch hoàn toàn, tính chất của nhựa nhiệt dẻo không được bảo toàn, người ta 
không thể gia công polyme blend này được nữa. Để khắc phục những nhược điểm 
trên, người ta thường lưu hóa cao su một cách có chọn lọc (lưu hóa động hay lưu 



hóa không hoàn toàn) trong hỗn hợp với nhựa nhiệt dẻo dưới tác động của nhiệt độ 
cao và trộn cơ học, để khâu mạch có chọn lọc pha phân tán, ngăn ngừa nó khỏi kết 
tụ lại với nhau. 
1.1.3.4. Sử dụng các chất tương hợp là polyme 
Thêm vào polyme blend một polyme có khả năng phản ứng, polyme này có 
thể trộn lẫn tốt với polyme thứ nhất và nhóm chức của nó phản ứng với polyme thứ 
hai tạo thành copolyme khối hoặc copolyme ghép theo phương pháp tạo thành 
copolyme tại chỗ.
Thêm vào polyme blend một copolyme khối và copolyme ghép: Để đáp ứng 
các yêu cầu của chất tương hợp, copolyme khối hoặc copolyme nhánh phải có một 
khối hoặc một nhánh có khả năng tương hợp tốt với một polyme và nhánh hoặc 
khối kia phải có khả năng tương hợp tốt với polyme còn lại. Các copolyme thường 
có 2 khối tạo thành từng các mắt xích monome của mỗi polyme thành phần. 
1.1.3.5. Đưa vào các ionome 
Các ionme là các đoạn mạch polyme chứa một lượng nhỏ các nhóm ion. 
Thông thường, các nhóm ion tạo thành do trung hòa các nhóm axit sunfonic và axit 
cacboxylic trong polyme. Các cation của các kim loại hóa trị I (K
+
, Na
+
) hoặc hóa trị 
II (Zn
2+
) thường được sử dụng cho các ionome. Các ionome có thể tăng cường 
tương hợp cho polyme blend có 2 pha đồng liên tục. 
1.1.3.6. Các tương tác đặc biệt trong polyme blend 
Các tương tác đặc biệt được đưa vào polyme blend bằng cách biến tính hóa 
học các polyme thành phần với các chất có nhóm chức thích hợp. Các tương tác đặc 
biệt này sẽ làm thay đổi entanpy trộn lẫn hai polyme, giảm ứng suất bề mặt và tăng 
diện tích bề mặt tương tác pha. Có các dạng tương tác đặc biệt sau: tạo thành hỗn 
hợp cho nhận điện tử, liên kết hidro, tương tác ion- dipol, tương tác ion- ion, tương 
tác lưỡng cực (dipol-dipol). 
1.1.3.7. Tạo các mạng lưới polyme đan xen nhau 
Phương pháp này tạo ra các mạng lưới polyme đan xen và móc vào nhau. 
Trong đó, người ta tìm cách kết hợp hai polyme trong một mạng lưới đan xen nhau 
để tạo ra một hệ bền vững. 
Khi trộn hợp 2 polyme mạch thẳng bằng kỹ thuật tạo các mạng lưới polyme 
đan xen và móc vào nhau, người ta có thể thu được polyme blend không có sự tách 



pha rõ rệt, sự trộn hợp và tương hợp polyme tốt hơn so với trộn hợp cưỡng bức 2 
polyme bằng phương pháp cơ học thông thường. Các polyme được sử dụng nhiều 
trong phương pháp này là polyurethan (PU), polystyren (PS), poly(ethylen acrylat) 
(PEA), poly(methyl methacrylat) (PMMA). 
 
Ngoài ra, để tăng tính tương hợp của các polyme có thể sử dụng các phương 
pháp sau: quá trình cơ hóa, sử dụng phương pháp chiếu xạ, dùng dung môi chung, đưa 
vào các hợp chất độn hoạt tính như là chất tương hợp. 

tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương