Nguyễn Bạch Long (*) Tóm tắt



tải về 409.25 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích409.25 Kb.
#38187
  1   2   3
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÀ NGUỒN NHÂN LỰC Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Bạch Long (*)

Tóm tắt:

Từ lâu vùng Đồng bằng sông Cửu Long được nhiều người biết đến như một vùng “làm chơi ăn thật”, nói như nhà địa lí học Lê Bá Thảo:“…một tự nhiên giàu có ngoài sức tưởng tượng”, với sự trù phú đó đáng lẽ sẽ là điều kiện thuận lợi cho con người phát triển về nhiều mặt trong đó có giáo dục nhưng bằng số liệu thống kê đã cho thấy đây lại là một “nghịch lý”, khi trong 6 vùng kinh tế - xã hội thì Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có chỉ số giáo dục rất thấp, chỉ hơn được Trung du miền núi phía Bắc. Song nếu ta tháo gỡ về cái huyền thoại một đất trù phú ấy thì đây lại là điều “thuận lý”.



1. Không gian Đồng bằng sông Cửu Long.

“con đẻ” của sông Cửu Long, một đoạn hạ lưu sông Mê Kông (tiếng Lào nghĩa là: sông mẹ), Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm có 13 tỉnh thành phố: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, với tổng diện tích 40.553,1km2 , dân số vào khoảng 17.390.500 người, mật độ dân số 429 người/km2 [1]

Đồng bằng có độ cao trung bình từ 3 – 5m so với mực nước biển, bắt đầu dọc theo biên giới Campuchia địa hình có độ cao từ 2-4m rồi thấp dần về phía biển, ở trung tâm vào khoảng 1- 1,5m, khu vực ven biển từ 0,3 – 0,7. Độ dốc trung bình 1cm/km (1/100.000).

Theo hệ thống WRB/FAO ở vùng ĐBSCL có 10 nhóm đất chính: Albeluvisols (19.212,1 ha), Alisols (189.890,0 ha), Arenosols (56.492,0 ha), Fluvisols (1.078.169,1 ha), Gleysols (1.914.561,1 ha), Histosols (33.074,2 ha), Leptosols (15.335,4 ha), Luvisols (155.195,6 ha), Plinthosols (133.300,4 ha), Solonchaks (250.377,1 ha), ngoài ra còn 60 loại đất khác.[2]

ĐBSCL có khí hậu nhiệt đới ẩm nhưng so với khu vực Đông Nam bộ thì ở khu vực này có độ ẩm nhiều hơn, lượng mưa trung bình hằng năm vào khoảng 1.600 – 2.200mm. Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 24 – 27C, số giờ nắng rất cao khoảng 2.200 – 2.400 giờ/năm.[3]

Với hệ thống kinh rạch chằng chịt có tổng chiều dài lên đến 4900km chia cắt mặt đồng bằng thành những ô vuông khiến cho sự giao thông ở đây được thực hiện chủ yếu bằng đường thủy. Đồng thời đồng bằng cũng có hai mặt giáp biển với chiều dài trên 700km.



Nằm ở ngã tư giao nhau giữa các luồng văn hóa, một đặc trưng về dân cư dễ nhận thấy ở ĐBSCL là thành phần cư dân đa dạng về chủng tộc và văn hóa mà ngày nay chúng ta vẫn có thể nhận thấy điều đó. Theo số liệu thống kê, ở ĐBSCL có tổng cộng 55 dân tộc, trong dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm chiếm số lượng nhiều nhất.

2. Đồng bằng sông Cửu Long với việc phát triển con người

Bảng 1: HDI Đồng bằng sông Cửu Long năm 2008

Tỉnh/

Thành

phố

Tuổi thọ trung bình (năm) 2008

Tỷ lệ người lớn biết chữ (% số người từ 15 tuổi trở lên) 2008

Tỷ lệ nhập học chung 2008

GDP bình quân đầu người (PPP USD) 2008

Chỉ số tuổi thọ 2008

Chỉ số giáo dục 2008

Chỉ số thu nhập 2008

HDI 1999

HDI

2004

HDI 2008

Chênh

lệch giữa xếp hạng GDP và HDI

2008

Vĩnh Long

74.24

95.04

61.38

2402.7

0.821

0.838

0.531

0.645

0.691

0.730

6

Long An

74.66

94.08

57.85

2677.8

0.828

0.82

0.549

0.653

0.686

0.732

4

Tiền Giang

74.24

92.78

58.46

2393.6

0.821

0.813

0.53

0.643

0.683

0.721

0

Cà Mau

73.05

96.63

56.61

2553.2

0.801

0.833

0.541

0.636

0.691

0.725

2

Kiên Giang

73.05

90.09

58.94

3139.6

0.801

0.797

0.575

0.633

0.688

0.724

-8

Cần Thơ

57.38

94.59

48.96

4087.4

0.84

0.794

0.619

0.633

0.699

0.751

-1

Bến Tre

73.82

94.23

69.36

2133.2

0.814

0.859

0.511

0.610

0.679

0.728

9

Trà Vinh

72.28

86.42

53.85

1571.1

0.788

0.756

0.46

0.600

0.653

0.668

-5

Sóc Trăng

72.28

83.63

54.34

2313.5

0.788

0.739

0.524

0.611

0.646

0.684

-27

An Giang

72.28

90.61

51.69

2814.7

0.788

0.776

0.557

0.618

0.659

0.707

-18

Bạc Liêu

73.42

94.96

51.75

2506.3

0.807

0.806

0.538

0.630

0.681

0.717

-8

Đồng Tháp

72.68

89.42

53.67

2028.3

0.795

0.775

0.502

0.582

0.660

0.691

-18

Hậu Giang

74.24

91.78

57.28

1795.6

0.821

0.803

0.482

-

0.654

0.702

3

Nguồn: UNDP. Báo cáo quốc gia về phát triển con người 2011, tr168 - 176

Nhìn chung từ 1999 đến 2008 chỉ số HDI của các tỉnh, thành phố thuộc khu vực ĐBSCL đều tăng đồng thời có sự thay đổi vị trí xếp hạng HDI của các tỉnh, thành phố.



Bảng 2: Xếp hạng HDI của các tỉnh/thành phố ĐBSCL trong khu vực và toàn quốc qua từ 1999 - 2008


Tỉnh/Thành phố

Xếp hạng HDI khu vực

Xếp hạng HDI toàn quốc

1999

2004

2008

1999

2004

2008

Vĩnh Long

2

2

3

21

15

13

Long An

1

4

2

15

18

12

Tiền Giang

3

5

7

22

22

20

Cà Mau

4

2

5

28

14

15

Kiên Giang

5

3

6

30

17

16

Cần Thơ

5

1

1

31

11

6

Bến Tre

9

7

4

42

25

14

Trà Vinh

10

11

13

44

41

52

Sóc Trăng

8

12

12

39

47

48

An Giang

7

9

9

38

39

32

Bạc Liêu

6

6

8

33

24

26

Đồng Tháp

11

8

11

49

38

43

Hậu Giang

-

10

10

-

40

36


Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo quốc gia về phát triển con người 2011, tr168 – 176

Trong đó Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp là những tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng HDI nhanh nhất:



Biểu đồ 1: Tăng trưởng HDI của các tỉnh/thành phố ĐBSCL từ 1999 – 2008.


Nguồn: UNDP. Báo cáo quốc gia về phát triển con người 2011, tr177 - 178
So sánh với các khu vực khác trong toàn quốc thì khu vực ĐBSCL đứng thứ 3 về xếp hạng HDI sau khu vực Đông Nam Bộ và khu vực ĐB sông Hồng.


Vùng

Tuổi thọ trung bình (năm)

Tỷ lệ người biết chữ (% số người từ 15 tuổi trở lên)

Tỷ lệ nhập học trung

GDP bình quân đầu người (PPP USD)

Chỉ số tuổi thọ

Chỉ số giáo dục

Chỉ số thu nhập

HDI 2008

Trung du miền núi phía Bắc

69.94

88.03

62.02

1.421.6

0.749

0.794

0.439

0.660

ĐB sông Hồng

74.04

96.5

62.58

3008.4

0.817

0.852

0.554

0.741

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

71.61

94.14

68.58

1.903.0

0.777

0.856

0.487

0.707

Tây Nguyên

70.31

89.83

67.62

1.853.0

0.755

0.824

0.486

0.688

Đông Nam Bộ

75.11

96.18

53.73

4.185.8

0.835

0.82

0.613

0.756

ĐB sông Cửu Long

73.42

91.67

56.37

2.541.8

0.807

0.799

0.536

0.714

Bảng 3: HDI của 6 vùng kinh tế - xã hội Việt Nam

Nguồn: UNDP. Báo cáo quốc gia về phát triển con người 2011, tr173



Tuy vị trí xếp hạng HDI của ĐBSCL từ năm 1999 đến 2008 không bức phá vượt lên được hai khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng song cùng với khu vực Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, ĐBSCL là một trong 3 khu vực có tốc độ tăng trưởng HDI nhanh nhất.

Biểu đồ 2: Tăng trưởng HDI của 6 vùng (%



Nguồn: UNDP. Báo cáo quốc gia về phát triển con người 2011, tr179

Dù có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng ĐBSCL vẫn không thay đổi được vị trí xếp hạng của mình là do chỉ số giáo dục của vùng rất thấp, mà đóng góp vào sự tăng trưởng HDI của vùng phần lớn đến từ chỉ số thu nhập và tuổi thọ, đây chính là nguyên nhân đưa đến tình trạng dậm chân trong chỉ số phát triển con người ở ĐBSCL.



Каталог: Resources -> Docs -> SubDomain
SubDomain -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
SubDomain -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam
SubDomain -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 52/2009/NĐ-cp ngàY 03 tháng 06 NĂM 2009 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚc chính phủ
SubDomain -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­
SubDomain -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
SubDomain -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
SubDomain -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN    quy trình quản lý CÔng tác văn thư, LƯu trữ
SubDomain -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SubDomain -> Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
SubDomain -> Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký ngưỜi phụ thuộc giảm trừ gia cảNH

tải về 409.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương