Nghiên cứu sản xuất và Ứng dụng bào tử NẤm trichoderma harzianum nad101 trong phòng trị BỆnh nấm hồng do nấm corticium salmonicolor



tải về 304 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu31.08.2022
Kích304 Kb.
#53046
1   2   3   4   5   6   7
38036-Article Text-122036-1-10-20181121 (1)

2.2. Phương pháp nghiên cứu
Xác định số lượng bào tử bằng phương pháp đếm trực tiếp trên buồng đếm hồng cầu [1][6][7][8]: Bào tử nấm mốc có kích thước tương đối lớn nên có thể trực tiếp quan sát dưới kính hiển vi quang học (vật kính 10X). Buồng đếm hồng cầu có 25 ô lớn, mỗi ô có 16 ô nhỏ. Thể tích mỗi ô nhỏ là 1/20 × 1/20 × 1/10= 1/4000 mm3. Dịch bào tử được pha loãng trong nước muối sinh lý 0,85%, lắc đều, rồi cho mao dẫn vào buồng đếm, quan sát dưới kính hiển vi để xác định lượng bào tử trong từng ô lớn. Chỉ đếm 5 ô lớn (4 ô ở góc và 1 ô giữa). Cách tính mật độ bào tử: S = 0,25 × a × L × 106 (bào tử/ml). Trong đó, a: số bào tử bình quân trong một ô lớn (bào tử); S: mật độ bào tử trong dịch huyền phù (bào tử/ml); L: số lần pha loãng dịch huyền phù bào tử. Từ đó suy ra được mật độ bào tử trong 1g môi trường nuôi cấy (BT/g)
Phương pháp nghiên cứu tạo chế phẩm bào tử nấm Trichoderma harzianum NAD101 [6].
Nghiên cứu cơ chất thích hợp cho quá trình tạo bào tử: Tiến hành bổ sung 10 ml dịch bào tử với mật độ 103 bào tử/ml nấm Trichoderma harzianum NAD101 vào các bình tam giác chứa 100g các môi trường là bã khoai mì (phế phẩm của quá trình sản xuất tinh bột mì, được thu tại nhà máy tinh bột mì Tây Ninh) có thành phần chủ yếu là cellulose chiếm 15 – 20% và 5 – 7% là tinh bột còn sót lại [9] , xác mía ( thu gom tại các xe bán nước mía ở Bình Dương) có thành phần là 40 – 45% là cellulose và 2,5% – 3% đường tính theo trong lượng khô [11][16]. Cả hai loại cơ chất được xay nhuyễn với độ ẩm là 50%. Sau khi nuôi cấy 5 ngày ở nhiệt độ phòng, đem sấy khô ở 45oC cho đến khi độ ẩm không đổi. Cân 1g cơ chất có chứa bào tử nấm đã sấy khô, rồi hòa với 9 ml nước cất vô trùng, lọc bằng rây bào tử. Dịch bào tử được dùng để tiến hành xác định số lượng bào tử. Từ đó so sánh khả năng tạo bào tử trên hai loại cơ chất của nấm Trichoderma harzianum NAD101 để tìm ra loại cơ chất thích hợp nhất cho quá trình tạo chế phẩm. Mỗi nghiệm thức thì nghiệm được lặp lại 3 lần.
Khảo sát ảnh hưởng của pH ban đầu lên khả năng tạo bào tử: Tiến hành bổ sung 10 ml dịch bào tử với mật độ 103 BT/g nấm Trichoderma harzianum NAD101 vào các bình tam giác chứa 100g cơ chất thích hợp nhất đã từ thí nghiệm ở mục a, dùng HCl 0,1N và NaOH 0,1N để điều chỉnh pH lần lượt là 4, 5, 6, 7, 8 và độ ẩm là 50%. Sau khi nuôi cấy 5 ngày ở nhiệt độ phòng tiến hành xác định số lượng bào tử trong mỗi bình tam giác. Từ đó tìm ra pH ban đầu thích hợp nhất cho quá trình tạo chế phẩm. Mỗi nghiệm thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm môi trường nuôi lên khả năng tạo bào tử: Tiến hành bổ sung 10 ml dịch bào tử với mật độ 103 BT/g nấm Trichoderma harzianum NAD101 vào các bình tam giác chứa 100g cơ chất thích hợp nhất đã từ thí nghiệm ở mục a với pH thích hợp ở mục b và độ ẩm thay đổi là 40%, 50%, 60%, 70%, 80%. Sau khi nuôi cấy 5 ngày ở nhiệt độ phòng tiến hành xác định số lượng bào tử trong mỗi bình tam giác. Từ đó tìm ra độ ẩm thích hợp nhất cho quá trình tạo chế phẩm. Mỗi nghiệm thức thì nghiệm được lặp lại 3 lần.
Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nuôi cấy lên khả năng tạo bào tử: Tiến hành bổ sung 10 ml dịch bào tử với mật độ 103 BT/g nấm Trichoderma harzianum NAD101 vào các bình tam giác chứa 100g cơ chất thích hợp nhất đã từ thí nghiệm ở mục a, pH thích hợp ở mục b và độ ẩm thích hợp ở mục c. Sau khi nuôi cấy 5 ngày ở các nhiệt độ khác nhau là 30oC, 35oC, 40oC, 45oC, 50oC tiến hành xác định số lượng bào tử trong mỗi bình tam giác. Từ đó tìm ra nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình tạo chế phẩm. Mỗi nghiệm thức thì nghiệm được lặp lại 3 lần.
Khảo sát ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên khả năng tạo bào tử: Tiến hành bổ sung 10 ml dịch bào tử với mật độ 103 BT/g nấm Trichoderma harzianum NAD101 vào các bình tam giác chứa 100g cơ chất thích hợp nhất đã từ thí nghiệm ở mục a, pH thích hợp ở mục b và độ ẩm thích hợp ở mục c, nhiệt độ thích hợp ở mục d ở các thời gian nuôi cấy khác nhau là 3, 5, 7, 9, 11 ngày rồi tiến hành xác định số lượng bào tử trong mỗi bình tam giác. Từ đó tìm ra thời gian nuôi cấy thích hợp nhất cho quá trình tạo chế phẩm. Mỗi nghiệm thức thì nghiệm được lặp lại 3 lần.
Phương pháp thử nghiệm khả năng phòng trị bệnh nấm hồng do nấm Corticium salmonicolor bằng chế phẩm nấm Trichoderma harzianum NAD10[1]: Nuôi cấy bán rắn chủng Trichoderma harzianum NAD101 trên các điều kiện thích hợp nhất đã nghiên cứu ở trên để thu nhận bào tử sau đó tiến hành các lô thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: gây nhiễm nấm bệnh Corticium Salmonicolor lên thân, cành của 30 cây cao su 5 năm tuổi. Sau khi nấm bệnh đã phát triển được 15 ngày thì tiến hành phun 100 ml dịch bào tử nấm Trichoderma có mật độ bào tử là 107 BT/ml lên trên vết nấm bệnh.
- Thí nghiệm 2: gây nhiễm nấm bệnh Corticium Salmonicolor lên thân, cành của 30 cây cao su 5 năm tuổi. Sau khi nấm bệnh đã phát triển được 15 ngày thì tiến hành phun 100 ml nước trắng lên trên vết nấm bệnh.
- Thí nghiệm 3: gây nhiễm nấm bệnh Corticium Salmonicolor lên thân, cành của 30 cây cao su 5 năm tuổi. Sau khi nấm bệnh đã phát triển được 15 ngày thì tiến hành phun 100ml dung dịch Saizole 5SC với nồng độ 0,5% (pha 80ml thuốc/bình 16 lít) [19].
Chỉ tiến hành phun xịt một lần duy nhất, thời gian tiến hành thí nghiệm là từ 7 – 10 giờ sáng, tránh những ngày mưa vì có thể làm rửa trôi thuốc cũng như bào tử nấm làm thí nghiệm không chính xác. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Quan sát các biểu hiện trên các lô thí nghiệm để đánh giá hiệu quả kiểm soát nấm Corticium salmonicolor của chế phẩm nấm Trichoderma harzianum NAD101.
Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu nghiên cứu được phân tích và xử lý bằng phần mềm Microsoft excel 2010 và phần mềm thống kê Statgraphics centurion XV.

tải về 304 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương