Nghiên cứu khoa học Trung tâm Địa Tin học


Phương pháp chụp ảnh lập thể



tải về 2.49 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2024
Kích2.49 Mb.
#57360
1   2   3   4   5   6   7   8   9
pdfslide.net dem-de-tai-nckh-ban-in
pdfslide.net dem-slide-nckh-dong (1)
1.2.1.1 Phương pháp chụp ảnh lập thể
- Dùng các dụng cụ chuyên dụng chụp ảnh để thu thập dữ liệu của một vùng với các giá trị x, y z của các điểm trên bề mặt quả đất .
- Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao trong việc chụp và xử lý ảnh, đòi hỏi số điểm kiểm soát nhiều và đòi hỏi kĩ thuật cao trong chụp và xử lý ảnh.
- Các dạng DEM phổ biến : + DEM xây dựng từ vệ tinh ASTER;
+ DEM xây dựng từ vệ tinh SPOT.
- Ví dụ: ảnh hàng không ảnh viễn thám
1.2.1.2 Phương pháp đường đồng mức
Bản đồ địa hình (gồm các đường đồng mức) thường được xây dựng từ các phương pháp quan trắc địa được số hóa dưới dạng đường đồng mức.Mỗi đường đồng mức thể hiện một giá trị độ cao trên bản đồ.Và với việc sử dụng GIS ta có thể xây dựng mô hình số độ cao DEM từ các bản đồ địa hình dạng đường đồng mức này bằng các phần mềm GIS như Mapinfor hay Arcgis.
Bản đồ địa hình ( các đường đồng mức) => Mô hình TIN => Mô hình Grid.

  • Mô hình TIN là một dạng dữ liệu Raster được thể hiện dưới dạng lưới tam giác không đều.

  • Grid: là một dạng dữ liệu Raster mô tả một bề mặt mang giá trị liên tục. Giá trị mỗi ô lưới (cell) là giá trị của bề mặt tại đó.

1.2.1.3 Phương pháp giao thoa Radar
Là trong khu vực hai ảnh SAR giống như việc xử lý, đình công hai ảnh SAR dữ liệu cơ bản thông qua các giai đoạn khác nhau, có được hình ảnh giao thoa, và sau đó sau khi giai đoạn unwrapping, để có được từ rìa của không gian địa hình dữ liệu độ cao cho công nghệ quan sát trái đất.

1.2.2 Một số ứng dụng DEM


DEM là dữ liệu đầu vào của các quá trình liên quan đến độ cao. DEM sử dụng cho nhiều mục đích ứng dụng như sau:

  • Tính toán độ dốc

  • Tính hướng dốc

  • Tính toán khối lượng đào đắp

  • Vẽ mặt cắt địa hình

  • Tính độ dài sườn dốc

  • Phân tích địa mạo của khu vực

  • Xác định lưu vực

CHƯƠNG 2


KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU



Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên

2.1 Vị trí địa lý


Tỉnh Thái Nguyên có tọa độ : 21°33′51″B 105°52′46″Đ hay 21,564225°B 105,879364°Đ.
Phía Bắc tiếp giáp với Tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với Tỉnh Vĩnh Phúc và Tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với các Tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn.
2.2 Đặc điểm địa hình
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.
Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc, Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác
2.3 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.
- Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía Nam Võ Nhai.
- Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công.
Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,90) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,20) là 13,70. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.
2.4 Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực. Đánh giá chung, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh những năm gần đây, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn  tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đều hoàn thành so với kế hoạch và tăng khá so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực xã hội cũng có sự cải thiện đáng kể.


tải về 2.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương