Nghị định 121/2005/NĐ-Cp ngày 30 tháng 09 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dân thi hành một số điều của Luật Thi đua – Khen thưởng và Luật sửa đổi, bôr sung một số điều của Luật Thi đua – Khen thưởng chưƠng i



tải về 234.61 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích234.61 Kb.
#5097
1   2   3   4   5

Điều 56. Cờ thi đua của Chính phủ

1. Cờ thi đua của Chính phủ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Đối với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quy định riêng, do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương hướng dẫn thực hiện. Chậm nhất ngày 01 tháng 03 năm sau, các Bộ, ngành, địa phương phải có tờ trình và hồ sơ đề nghị khen thưởng gửi đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Riêng hệ thống giáo dục đào tạo quốc dân trình chậm nhất vào ngày 01 tháng 9 hàng năm, trước khai giảng năm học mới.

2. Cờ thi đua của Chính phủ được xét tặng hàng năm.

3. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định thành tích và hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xét, quyết định tặng Cờ thi đua của Chính phủ.

4. Chính phủ uỷ quyền cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tặng Cờ thi đua của Chính phủ.

5. Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua của Chính phủ gồm có:

a) Tờ trình của Bộ, ngành, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo danh sách tập thể được đề nghị Cờ thi đua của Chính phủ;

b) Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị Cờ thi đua của Chính phủ, có xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ;

c) Biên bản bình xét và kết quả bỏ phiếu đề nghị của Hội đồng Thi đua -Khen thưởng cấp Bộ, ngành, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể Trung ương hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 57. Huân chương các loại

1. Huân chương các loại do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

2. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xét, đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng Huân chương các loại.

3. Trường hợp xét tặng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh thực hiện theo thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về xét tặng thưởng Huân chương bậc cao.

Việc phong tặng danh hiệu thi đua, tặng thưởng bằng khen và các loại huân chương đối với cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương xin ý kiến Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Sau khi có ý kiến của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ.

4. Hồ sơ đề nghị tặng thưởng Huân chương các loại và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ gồm:

a) Tờ trình của Bộ, ban, ngành, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Báo cáo thành tích của các trường hợp đề nghị khen thưởng, có ý kiến xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ;

c) Biên bản họp xét, đề nghị của cấp Bộ, ngành, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng do có sáng kiến, phát minh, sáng chế ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ… phải có xác nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.



Điều 58. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

1. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Đối với Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quy định riêng, do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương hướng dẫn thực hiện.

2. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 59. Huân chương Đại đoàn kết dân tộc

1. Huân chương Đại đoàn kết dân tộc xét khen thưởng hàng năm vào dịp Quốc khánh 2 tháng 9 và ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất ngày 18 tháng 11.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, thành phố có trách nhiệm xem xét, đề xuất các trường hợp đủ tiêu chuẩn, thông qua Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, thành phố xét; đối với các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương xét. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, lãnh đạo cơ quan Trung ương của các đoàn thể trình Thủ tướng Chính phủ.

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chủ trì, phối hợp với ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.



Điều 60. Huy chương

1. Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy chương Vì an ninh Tổ quốc, Huy chương Chiến sỹ vẻ vang các hạng, hàng năm xét 2 lần vào dịp 19 tháng 5 và Quốc khánh 2 tháng 9, do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

Huy chương Hữu nghị do Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam và các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

2. Hồ sơ trình khen thưởng Huy chương gồm có:

a) Tờ trình của Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Bản danh sách trích ngang của các trường hợp đề nghị khen thưởng Huy chương.



Điều 61. Thủ tục đơn giản

1. Các trường hợp được xét khen thưởng theo thủ tục đơn giản thực hiện theo Điều 85 Luật Thi đua, Khen thưởng.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét và đề nghị khen thưởng ngay sau khi cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc, đột xuất.

3. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản gồm có:

a) Tờ trình đề nghị của cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Bản tóm tắt thành tích của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để được đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản.



Điều 62. Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng

1. Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng do Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thẩm tra, đề nghị tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tiến hành hàng năm vào dịp 22 tháng 12, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.



Điều 63. Danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

1. Danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (sau đây gọi tắt là “danh hiệu Anh hùng”) do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

2. Trên cơ sở đề nghị của các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, ý kiến đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và của cơ quan chức năng có liên quan, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.

3. Hồ sơ trình phong tặng danh hiệu Anh hùng gồm có:

a) Tờ trình của các Bộ, ngành, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (có ý kiến nhất trí đề nghị của cấp uỷ Đảng cùng cấp);

b) Báo cáo thành tích của các đối tượng được đề nghị phong tặng Anh hùng có xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ;

c) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín đề nghị danh hiệu Anh hùng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

d) Văn bản đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (kèm theo kết quả tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương).



Điều 64. Danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sĩ, Nghệ nhân

Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú” (sau đây gọi tắt là danh hiệu “Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sỹ, Nghệ nhân” nhân dân, ưu tú).

1. Danh hiệu “Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sĩ, Nghệ nhân” nhân dân, ưu tú do Hội đồng cấp nhà nước của các danh hiệu trên đây xét trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (danh hiệu Nhà giáo), Bộ Y tế (danh hiệu Thầy thuốc), Bộ Văn hóa - Thông tin (danh hiệu Nghệ sĩ), Bộ Công nghiệp (danh hiệu Nghệ nhân) phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục hồ sơ, trình các danh hiệu trên.

3. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổng hợp hồ sơ thủ tục, trình Thủ tướng Chính phủ.

4. Hồ sơ trình các danh hiệu “Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sĩ, Nghệ nhân” nhân dân, ưu tú gồm có:

a) Tờ trình của Hội đồng cấp nhà nước (kèm theo danh sách);

b) Bản thành tích cá nhân, có xác nhận của Hội đồng cấp Nhà nước;

c) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng chuyên ngành và Hội đồng cấp Nhà nước.

5. Danh hiệu “Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sĩ, Nghệ nhân” nhân dân, ưu tú do Hội đồng cấp Nhà nước xét, trình Thủ tướng Chính phủ 2 năm một lần.



Điều 65. Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước

1. Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước do Hội đồng cấp Nhà nước về lĩnh vực khoa học công nghệ và Hội đồng cấp Nhà nước về lĩnh vực văn học, nghệ thuật xét trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

2. Ban Thi đua - Khen thưởng trung ương tổng hợp hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ.

3. Giải thưởng Hồ Chí Minh xét và công bố 5 năm một lần, Giải thưởng Nhà nước xét và công bố 2 năm một lần vào dịp Quốc khánh 2 tháng 9.

4. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ gồm có:

a) Tờ trình của Hội đồng cấp Nhà nước;

b) Báo cáo thành tích của tác giả về công trình, tác phẩm, cụm công trình, cụm tác phẩm, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;

c) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng chuyên ngành và Hội đồng giải thưởng cấp nhà nước.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông tin thống nhất với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước.

CHƯƠNG V: QUỸ THI ĐUA KHEN THƯỞNG

Ngày 24/10/2005. Cập nhật lúc 10h 21'

MỤC 1: NGUỒN, MỨC TRÍCH QUỸ VÀ SỬ DỤNG QUỸ



Điều 66. Nguồn và mức trích quỹ

1. Quỹ thi đua, khen thưởng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước với mức tối đa bằng 15% tổng quỹ tiền lương theo ngạch bậc của số cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế và tiền công được duyệt cả năm và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.

2. Quỹ thi đua khen thưởng của cấp tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường) được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm với mức tối đa bằng 1,0% chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi cấp ngân sách thuộc các tỉnh đồng bằng, thành phố và mức trích tối đa bằng 1,5% chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi cấp ngân sách thuộc các tỉnh miền núi, trung du, Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.

3. Quỹ thi đua, khen thưởng của tổ chức chính trị, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước (căn cứ tính chất hoạt động của từng tổ chức, Bộ Tài chính thống nhất tỷ lệ cấp hàng năm) và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác.

4. Đối với các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp do các tổ chức này tự quyết định từ nguồn khả năng tài chính của mình và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và từ các nguồn thu hợp pháp khác.

5. Quỹ thi đua, khen thưởng của các doanh nghiệp nhà nước được trích từ quỹ khen thưởng của đơn vị theo quy định của Nghị định số 59/CP ngày 30 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước và nguồn đóng góp của cá nhân tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.

6. Quỹ thi đua, khen thưởng của các hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã vận tải, hợp tác xã xây dựng, hợp tác xã nghề cá, nghề muối v.v… được trích từ quỹ không chia của hợp tác xã, mức trích do hợp tác xã quyết định và nguồn đóng góp của các cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 67. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng

1. Quỹ thi đua, khen thưởng được sử dụng để chi:

a) Chi cho in ấn giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, làm các kỷ niệm chương, huy hiệu, cờ thi đua, khung bằng khen;

b) Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các cá nhân, tập thể;

c) Các khoản chi để in ấn bằng, làm khung bằng, cờ, Huân chương, Huy chương đối với các hình thức khen thưởng do Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước Quyết định khen thưởng, do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đảm nhiệm từ nguồn kinh phí ngân sách cấp.

2. Cá nhân, tập thể được khen thưởng ngoài việc được công nhận các danh hiệu thi đua, Cờ Thi đua, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Bằng khen, Kỷ niệm chương, Giấy khen kèm theo khung bằng; còn được thưởng bằng tiền hoặc tặng phẩm kỷ niệm theo nguyên tắc:

a) Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao hơn thì mức tiền thưởng cao hơn;

b) Trong cùng một hình thức, cùng một mức khen, mức tiền thưởng đối với tập thể cao hơn mức tiền thưởng đối với cá nhân;

c) Trong cùng một thời điểm, cùng một thành tích, cùng một đối tượng khen thưởng nếu đạt được các danh hiệu và hình thức khen thưởng khác nhau, thì chỉ được nhận tiền thưởng (hoặc tặng phẩm kèm theo) đối với mức thưởng cao nhất.

3. Người Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân tập thể người nước ngoài, được khen các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng và kèm theo tặng phẩm lưu niệm.

MỤC 2: QUẢN LÝ QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Điều 68. Quản lý quỹ thi đua, khen thưởng

1. Quỹ thi đua, khen thưởng của cấp nào do cơ quan thi đua, khen thưởng cấp đó quản lý; nguồn trích, tỉ lệ và mức trích trên cơ sở dự toán kế hoạch; việc quyết toán căn cứ số chi thực tế theo đúng chế độ, chính sách quy định.

2. Thủ trưởng cơ quan cấp nào ra quyết định khen thưởng thì cấp đó chịu trách nhiệm chi tiền thưởng từ nguồn tiền thưởng do cấp mình quản lý.

Các tập thể, cá nhân thuộc Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước quyết định khen thưởng thì Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đó có trách nhiệm trích trong quỹ thi đua, khen thưởng của cấp mình để chi thưởng.

MỤC 3: MỨC TIỀN THƯỞNG VÀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI

Điều 69. Danh hiệu thi đua

1. Chiến sỹ thi đua toàn quốc được thưởng huy hiệu, cấp Bằng Chiến sỹ thi đua toàn quốc và mức tiền thưởng: 1.500.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

2. Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thưởng huy hiệu, giấy chứng nhận và thưởng: 1.000.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

3. Chiến sỹ thi đua cơ sở được thưởng: 300.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

4. Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến được thưởng: 100.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

5. Tập thể lao động xuất sắc, đơn vị quyết thắng được thưởng: 1.000.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

6. Tập thể lao động tiên tiến, đơn vị tiên tiến được thưởng: 500.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

7. Gia đình văn hoá, được cấp giấy chứng nhận và được thưởng: 50.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

8. Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá được tặng Giấy khen và được thưởng: 500.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

9. Tập thể được tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ, được tặng cờ và được thưởng: 8.000.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

10. Tập thể được tặng thưởng Cờ thi đua của Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố được tặng thưởng cờ và thưởng: 5.000.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

Điều 70. Huân chương các loại

Cá nhân được tặng hoặc truy tặng các loại Huân chương sau đây được thưởng:

1. Huân chương Sao vàng, được tặng Huân chương, Bằng Huân chương, giấy chứng nhận và mức tiền thưởng: 15.000.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

2. Huân chương Hồ Chí Minh, được tặng Huân chương, Bằng Huân chương, giấy chứng nhận và mức tiền thưởng: 10.000.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

3. Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhất được tặng Huân chương, Bằng Huân chương, giấy chứng nhận và mức tiền thưởng: 5.000.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

4. Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Quân công hạng nhì được tặng Huân chương, Bằng Huân chương, giấy chứng nhận và mức tiền thưởng: 4.000.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

5. Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Quân công hạng ba được tặng Huân chương, Bằng Huân chương, giấy chứng nhận và mức tiền thưởng: 3.500.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

6. Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhất, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất được tặng Huân chương, Bằng Huân chương, giấy chứng nhận và mức tiền thưởng: 3.000.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

7. Huân chương Lao động hạng nhì, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì, Huân chương Đại đoàn kết dân tộc, được tặng Huân chương, Bằng Huân chương, giấy chứng nhận và mức tiền thưởng: 2.500.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

8. Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Chiến công hạng ba, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba và Huân chương Dũng cảm, được tặng Huân chương, Bằng Huân chương, giấy chứng nhận và mức tiền thưởng: 1.500.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

9. Tập thể được tặng thưởng Huân chương các loại, được tặng thưởng Huân chương, bằng Huân chương và được thưởng tiền với mức gấp 2 lần tiền thưởng so với cá nhân quy định tại Điều 70 của Nghị định này.

Điều 71. Danh hiệu vinh dự nhà nước

1. Bà mẹ được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” được tặng thưởng Bằng danh hiệu và được mức tiền thưởng: 5.000.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

2. Cá nhân được tặng hoặc truy tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, được tặng thưởng Bằng, giấy chứng nhận Anh hùng và mức tiền thưởng: 5.000.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

3. Tập thể được tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, được tặng thưởng Bằng và mức tiền thưởng: 10.000.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

4. Các cá nhân được phong tặng danh hiệu: “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được tặng thưởng một Huy hiệu, một Bằng khen và mức tiền thưởng đối với Danh hiệu “nhân dân” là: 4.000.000 đồng; Danh hiệu “ưu tú” là: 3.000.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

Điều 72. Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước

1. Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được cấp bằng và mức tiền thưởng (có quy định riêng). Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với Bộ Tài chính và Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật được tặng thưởng bằng và mức tiền thưởng (có quy định riêng). Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với Bộ Tài chính và Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 73. Bằng khen, Giấy khen

1. Cá nhân, tập thể được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, được tặng Bằng khen và mức tiền thưởng đối với cá nhân: 500.000 đồng; đối với tập thể: 1.000.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

2. Cá nhân, tập thể được tặng thưởng Bằng khen cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, được tặng Bằng khen và mức tiền thưởng đối với cá nhân: 300.000 đồng; đối với tập thể: 600.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

3. Cá nhân, tập thể được Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức tặng thưởng giấy khen và kèm theo mức tiền thưởng đối với cá nhân: 100.000 đồng; đối với tập thể: 200.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).



Điều 74. Huy chương, Kỷ niệm chương

1. Cá nhân được tặng thưởng Huy chương, được tặng Bằng, giấy chứng nhận và mức tiền thưởng là: 500.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

2. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương của Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tặng thưởng Kỷ niệm chương, giấy chứng nhận và mức thưởng (kèm theo) do Bộ, Ban, ngành, tỉnh, thành phố quy định nhưng không quá: 200.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).

Điều 75. Điều chỉnh mức tiền thưởng

Khi mức tiền lương tối thiểu hoặc tiền lương thực tế thay đổi, Bộ Tài chính và Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mức tiền thưởng cho các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng nêu trên phù hợp với tình hình thực tế.



Điều 76. Quyền lợi khác

Cá nhân được tặng thưởng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, được tặng Huân chương, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; ngoài việc được khen thưởng theo quy định của Nghị định này, được ưu tiên xét lên lương sớm trước thời hạn, ưu tiên cử đi nghiên cứu học tập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài. Bộ Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể




tải về 234.61 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương