Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 2020



tải về 219.13 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích219.13 Kb.
#19602
1   2   3   4

2. Điểm yếu


2.1. Hạ tầng

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước tuy đã và đang được đầu tư trang bị theo Đề án xây dựng Chính quyền điện tử, tạo nền tảng cho triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, hiệu quả đạt được chưa cao, vẫn còn khoảng 20% máy tính đã được trang bị từ lâu, cấu hình yếu và xuống cấp.

Tại các trường tiểu học, việc đầu tư cho công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng tốt cho việc dạy và học môn tin học của cả giáo viên và học sinh.

Hạ tầng mạng máy tính tại các trạm y tế xã cũng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các y bác sỹ trong việc quản lý, khám và chữa bệnh; chưa có mạng kết nối giữa các bệnh viện và cơ sở y tế riêng của ngành y tế.

Khoảng cách số giữa các khu vực còn lớn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, điều này gây khó khăn cho việc triển khai đồng bộ, trên diện rộng các ứng dụng công nghệ thông tin.

2.2. Ứng dụng

Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết chức năng, công suất của hệ thống đã được đầu tư.

Vẫn còn thiếu các phần mềm chuyên ngành, các cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý điều hành, liên thông trong toàn tỉnh.

Chưa tích hợp được các phần mềm giải quyết TTHC của các đon vị chuyên ngành vào hệ thống CSDL một cửa điện tử tỉnh.

Chưa cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, nhưng chưa được đưa vào sử dụng rộng rãi.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tác nghiệp tại các đơn vị cấp xã vẫn còn yếu, hiệu quả đạt được chưa cao.

Tỷ lệ doanh nghiệp có Website vẫn còn thiếu và ít (có 10,7% doanh nghiệp có website, thấp hơn so với trung bình cả nước – 43,8%).

Việc ứng dụng CNTT trong nông – lâm – ngư nghiệp, du lịch và dịch vụ, giao thông, thương mại điện tử cần được đẩy mạnh.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy chưa thực sự phát huy hiệu quả của thiết bị hiện đại, chưa thiết thực với việc đổi mới phương pháp dạy và học.

Đa phần các đơn vị y tế đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý y tế nhưng mức độ ứng dụng chưa cao, đặc biệt là tại các trạm y tế xã, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.



2.3. Đảm bảo an toàn thông tin

Hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật thông tin cũng chưa đáp ứng yêu cầu, hệ thống phòng chống virus chủ yếu mới chỉ triển khai ở mức đơn lẻ tại các máy trạm, chưa xây dựng được các hệ thống phòng chống virus, chống thư rác tổng thể.

Các hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh chưa đầu tư hạ tầng với hệ thống bảo mật có độ tin cậy cao, vẫn còn nhiều sơ hở trong đảm bảo an ninh thông tin.

2.4. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị Đảng và Nhà nước hiện vẫn còn còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là thiếu cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin chủ yếu vẫn là kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo chính qui về công nghệ thông tin. Đặc biệt, do thói quen, ngại thay đổi phương thức làm việc của một số bộ phận cán bộ công chức nhất là tại các đơn vị cấp xã, còn là rào cản lớn trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin.

Mặc dù trên địa bàn tỉnh đã có nhiều trung tâm đào tạo nhưng chưa có một trung tâm chuyên đào tạo công nghệ thông tin một cách bài bản cả về kỹ thuật và quản lý để có thể đáp ứng nhu cầu về đội ngũ cán bộ trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế xã hội một cách cân xứng với một tỉnh động lực trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

2.5. Cơ chế chính sách

Về cơ chế chính sách: Chưa có cơ chế hỗ trợ, ưu đãi cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin nên rất khó khăn trong việc tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong cơ quan nhà nước tại tỉnh; Chưa có chính sách phát triển và bảo hộ tác quyền để phát triển công nghiệp phần mềm.



(Chi tiết hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015 tại Phụ lục 1 kèm theo)

III. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Mục tiêu tổng quát

- Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp, tin học hóa hầu hết các hoạt động, phát triển các cơ sở dữ liệu trọng điểm trong các cơ quan nhà nước.

- Phát triển và ứng dụng CNTT nhằm góp phần tích cực vào nhiệm vụ xây dựng Quảng Ninh.

- Ứng dụng CNTT rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, kinh tế, quốc phòng và đối ngoại.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT đảm bảo hiện đại, đồng bộ. Đẩy mạnh việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT.


  1. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016 - 2020

2.1. Hạ tầng công nghệ thông tin:

- Tối thiểu 80% CBCCVC và người lao động từ cấp xã trở lên có máy tính cấu hình cao để sử dụng trong công việc, có kết nối mạng Internet để xử lý công việc và khai thác tài liệu.

- 100% các cơ quan từ cấp huyện trở lên có máy tính riêng để xử lý các loại văn bản mật.

- Triển khai mạng diện rộng của tỉnh trên đường truyền số liệu chuyên dùng đến 100% đơn vị cấp xã nhằm đảm bảo sẵn sàng cho việc kết nối liên thông các hệ thống ứng dụng điều hành, tác nghiệp và hoạt động giao dịch trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

- Hoàn thành 2 Trung tâm tích hợp dữ liệu (khối Đảng và Tỉnh), đưa các hệ thống thông tin và CSDL, phần mềm… của tỉnh, của các đơn vị đặt tập trung tại đây.

- Cung cấp chứng thư số tổ chức tới 100% cơ quan từ cấp huyện trở lên; 100% chứng thư số cá nhân cho CBCCVC từ cấp phó phòng trở lên thuộc các cơ quan cấp huyện, cấp tỉnh; 100% chứng thư số cá nhân cho lãnh đạo cấp xã.

- Nâng cấp tất cả các điểm hội nghị truyền hình trực tuyến lên chất lượng HD; 100% các điểm cầu triển khai thuê dịch vụ hội nghị truyền hình trực tuyến; Mở rộng hội nghị truyền hình trực tuyến tới 50% cơ quan cấp xã.

2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin:

- Nâng cấp Cổng thông tin điện tử đảm bảo hoạt động ổn định, bao gồm đầy đủ các thông tin của các cơ quan nhà nước theo quy định tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; kỹ thuật đáp ứng theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Tối thiểu 80% CBCCVC và người lao động từ cấp xã trở lên sử dụng hộp thư điện tử công vụ trong trao đổi văn bản.

- Tối thiểu 90% các văn bản, tài liệu (trừ văn bản loại mật, hồ sơ) của các cơ quan nhà nước các cấp được trao đổi trên môi trường mạng và có ứng dụng chữ ký số.

- Tối thiểu 80% các cuộc họp trực tuyến giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- 100% cơ quan từ cấp xã trở lên sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc.

- 100% trung tâm hành chính công sử dụng trang thiết bị hiện đại, đồng bộ được kết nối liên thông, sử dụng phần mềm tác nghiệp, xử lý công việc thống nhất tạo môi trường giao dịch thân thiện, thuận tiện cho công dân và doanh nghiệp.

- 100% thủ tục hành chính công được đưa vào giải quyết tại các Trung tâm hành chính công.

- Cung cấp 90% dịch vụ công cơ bản mức độ 3 và 60% dịch vụ công mức độ 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Tiếp tục duy trì Tối thiểu 95% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng; 90% số doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua mạng; 50% số hộ, cá nhân kinh doanh kê khai nghĩa vụ thuế phát sinh qua mạng từ việc cho thuê tài sản và lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô, xe máy.

- Ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian thực hiện thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp.

- 90% cơ quan, tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội; ứng dụng công nghệ thông tin để giảm số giờ thực hiện thủ tục Bảo hiểm xã hội.

- Tối thiểu 50% số lượng các gói thầu chào hàng cạnh tranh, 40% số lượng các gói thầu quy mô nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng.

- Tỷ lệ cấp đăng ký doanh nghiệp qua mạng đạt 20%.

- Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng đạt 10%.

- Ứng dụng và phát triển CNTT trong tất cả các ngành: Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải, Du lịch, Nông nghiệp…..



2.3. Đảm bảo an toàn thông tin

- Áp dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử tại 100% cơ quan khối Đảng, cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp các cấp; các tổ chức và đoàn thể của Tỉnh.

- Trang sắm trang thiết bị an toàn thông tin cho tất cả các cơ quan trọng yếu của Tỉnh; các hệ thống thông tin và CSDL của Tỉnh.

- Hình thành mạng lưới điều phối ứng cứu sự cố về an toàn mạng và hạ tầng thông tin với sự tham gia của các cơ quan, đơn vị của Tỉnh; Tham gia vào mạng lưới điều phối ứng cứu sự cố về an toàn mạng và hạ tầng thông tin quốc gia.

- 100% cán bộ quản trị hệ thống trong hệ thống thông tin trọng yếu của Tỉnh được đào tạo và cấp chứng chỉ, chứng nhận về an toàn thông tin.

2.4. Xây dựng và phát triển doanh nghiệp điện tử:

- Phấn đấu 100% hồ sơ khai thuế của người dân và doanh nghiệp được thực hiện qua mạng.

- Phấn đấu 50% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm; 50% các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều ứng dụng công nghệ thông tin tham gia thương mại điện tử.

2.5. Công nghiệp công nghệ thông tin:

Hình thành khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung bao gồm hình thành trung tâm nghiên cứu - phát triển sản phẩm công nghệ thông tin; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ thông tin góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, tạo hạ tầng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút vốn, công nghệ trong và ngoài nước.

Xây dựng và phát triển được nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước.

2.6. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin:

- Hầu hết CBCCVC và người lao động sử dụng thành thạo máy tính trong công việc.

- 100% các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện có cán bộ chuyên trách CNTT.

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin:

Ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT của Tỉnh:

- Quy định về chế độ, trách nhiệm người lãnh đạo về ứng dụng CNTT trong các cơ quan, đơn vị.

- Quy định về kỹ năng của cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin; quy tắc, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ an toàn, an ninh thông tin.

- Chính sách ưu đãi, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển CNTT.

- Chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng CNTT vào hoạt động quản trị và sản xuất, kinh doanh.

- Chính sách mua sắm các sản phẩm, thuê dịch vụ trong nước trong các dự án ứng dụng CNTT của Tỉnh.

- Chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung.

- Chính sách khuyến khích và hỗ trợ người dân các vùng sâu, vùng xa, biển đảo, biên giới biết và sử dụng CNTT, từng bước đưa CNTT thâm nhập vào đời sống của người dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

- Chính sách ưu đãi, khuyến khích người dân sử dụng máy tính và Internet tại các điểm truy cập Internet công cộng.

- Cơ chế, chính sách khuyến khích cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch điện tử, khai thác và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

2. Phát triển hạ tầng Công nghệ thông tin:

- Hoàn thành các hạng mục đầu tư hạ tầng CNTT thuộc Đề án xây dựng Chính quyền điện tử giai đoạn 2012 - 2014 và đưa vào sử dụng, khai thác hiệu quả, phục vụ cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

- Hoàn thiện hạ tầng CNTT cho các cơ quan nhà nước từ cấp xã trở lên

- Mở rộng thuê Hội nghị truyền hình trực tuyến tới các cơ quan cấp xã, đảm bảo chất lượng full HD.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật Trung tâm THDL của Tỉnh, sẵn sàng cung cấp đủ hạ tầng cần thiết cho phát triển các ứng dụng dùng chung, chuyên ngành và lưu trữ tập trung các hệ thống CSDL của Tỉnh.

- Đầu tư mới, nâng cấp bổ sung trang thiết bị CNTT cho các cơ quan, đơn vị trong Tỉnh.

3. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT:

a. Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước:

- Cung cấp đẩy đủ chữ ký số, thực hiện trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước các cấp, đơn vị sự nghiệp các cấp trong toàn tỉnh theo Quyết định số 979/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 của UBND Tỉnh về việc ban hành Quy định về việc trao đổi văn bản điện tử trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh.



- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, quy chế hoạt động và quy chế phối hợp, hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng CNTT tại 15 Trung tâm hành chính công. Triển khai Bộ phận một cửa điện tử tới tất cả các xã, phường của Tỉnh. Áp dụng chữ ký số trong việc giải quyết thủ tục hành chính và trả kết quả cho tổ chức, người dân.

- Triển khai Đề án Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Đảng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 nhằm đảm bảo mục tiêu, nội dung tai Quyết định số 26-QĐ/TW ngày 01/10/2014 của Ban chấp hành Trung ương về việc ban hành chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2015 – 2020.

- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến đảm bảo quy định tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 và Quyết định 839/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 về việc lộ trình thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến tỉnh Quảng Ninh năm 2015, định hướng đến năm 2020.

- Nâng cấp, nhân rộng một số phần mềm, hệ thống thông tin, CSDL đã xây dựng giai đoạn 2011-2015.

- Ưu tiên xây dựng mới một số hệ thống thông tin và CSDL dùng chung đảm bảo liên thông với các CSDL quốc gia: Dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, thống kê tổng hợp về dân số, tài chính, bảo hiểm.

- Nâng cấp hệ thống thư điện tử tỉnh đảm bảo mục tiêu tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc các cơ quan nhà nước các cấp của tỉnh có hộp thư công vụ.

b. Ứng dụng CNTT trong các ngành, lĩnh vực:

- Triển khai dự án giai đoạn 2, giai đoạn 3 thuộc Đề án Ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018 nhằm xây dựng một môi trường giáo dục hiện đại, hình thành các cơ sở dữ liệu dùng chung (bao gồm: CSDL bài giảng điện tử, thông tin tư liệu; CSDL về nhân lực ngành giáo dục; CSDL học sinh, sinh viên .v.v…) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo, hình thành thế hệ thanh niên điện tử.

- Xây dựng và triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngành y tế giai đoạn 2016 – 2020 với các hệ thống thông tin tổng thể và CSDL ngành y tế tập trung cho toàn Tỉnh (bao gồm: CSDL nhân lực, CSDL bệnh án điện tử, CSDL thuốc và trang thiết bị…) đảm bảo liên thông với CSDL bảo hiểm xã hội góp phần hiện đại hóa, nâng cao chất lượng công tác quản lý ngành, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch y tế. Cung cấp dịch vụ y tế hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới một nền y tế chất lượng, hiệu quả thông qua việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến về y tế qua mạng Internet, phổ cập y tế cho người dân,phục vụ tốt nhu cầu nhân dân trên địa bàn Tỉnh.

- Triển khai dự án xây dựng hệ thống quản lý giao thông thông minh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hình thức thuê dịch vụ CNTT. Xây dựng giải pháp đầu tư hệ thống giao thông thông minh với các trang thiết bị hiện đại, cơ sở dữ liệu tập trung (CSDL định vị, CSDL giám sát hành trình, CSDL thông tin phương tiện, CSDL bản đồ giao thông…) phục vụ quản lý hoạt động vận tải, cấp phép, đăng kiểm, giám sát hành trình, giám sát vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Xây dựng giải pháp quản lý thông tin đất đai trên phạm vi toàn Tỉnh với các cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh tạo thành hạ tầng dữ liệu không gian của tỉnh Quảng Ninh, bao gồm: địa chính, quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thống kê, kiểm kê đất đai… Đảm bảo khai thác, phục vụ các nghiệp vụ chuyên ngành và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến về lĩnh vực đất đai.

- Xây dựng đề án ứng dụng CNTT trong phát triển du lịch, xây dựng các CSDL về hoạt động lưu trú, địa điểm du lịch, tuyến hành trình, dịch vụ… cung cấp dữ liệu cho các kênh thông tin như: Cổng thông tin/Trang thông tin chuyên về du lịch, các điểm tra cứu thông tin du lịch, các ứng dụng du lịch trên thiết bị di dộng, các trung tâm hỗ trợ trực tuyến…



- Xây dựng và triển khai Đề án phát triển CNTT trong ngành Tài chính tỉnh QN giai đoạn 2016 – 2020.

- Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ nông nghiệp và nông thôn đồng bộ với các cơ sở hạ tầng khác có liên quan để từng bước xoá dần khoảng cách ứng dụng CNTT giữa nông thôn và thành thị, nâng cao dân trí khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa và biển đảo: Kết nối Internet băng thông rộng, chất lượng cao đến tất cả các xã, phường, thị trấn, cơ sở giáo dục; Thu hút các nguồn lực xã hội tham gia phổ cập tin học, trang bị máy tính, phát huy hiệu quả các điểm truy cập Internet tại các khu vực nông thôn; (3) Xây dựng đề án ứng dụng CNTT trong phát triển nông nghiệp.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong phát triển thương mại điện tử: Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Ninh với các nhiệm vụ chính: Tuyên truyền, phổ biến, tăng cường thực thi pháp luật về thương mại điện tử; xây dựng Cổng thông tin doanh nghiệp và giao dịch thương mại điện tử; hỗ trợ xây dựng website cho doanh nghiệp, hợp tác xã; thúc đẩy thanh toán điện tử (thanh toán trực tuyến, thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua di động). Tăng cường ứng dụng CNTT trong các ngành thuế, ngân hàng, hải quan, bảo hiểm nhằm giải quyết thủ tục và cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp nhanh chóng, chính xác.

- Ứng dụng CNTT trong hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, đảm bảo thí điểm xây dựng thành phố thông minh của Tỉnh. Đầu tư phát triển mạng wifi thành phố cung cấp truy cập Internet miễn phí cho người dân và khách du lịch tại các khu vực đông dân cư, điểm du lịch, trung tâm thương mại; Ưng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp các dịch vụ đô thị cơ bản cho người dân như điện, nước, viễn thông, truyền hình, giúp cho việc sử dụng các dịch vụ cơ bản được nhanh chóng, chính xác, thanh toán tiện lợi, điều tiết hợp lý, tránh thất thoát, lãng phí.

- Ứng dụng CNTT trong phát triển nông - lâm - ngư nghiệp nhằm thúc đẩy, chủ động ứng dụng CNTT vào sản xuất và đời sống, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; Ứng dụng CNTT trong quản lý nông - lâm - ngư nghiệp.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong kê khai thuế, nộp thuế của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian thực hiện thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp.

- Ứng dụng công nghệ thông tin để giảm số giờ thực hiện thủ tục Bảo hiểm xã hội; cơ quan, tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hộ.

- Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để cấp đăng ký doanh nghiệp, cấp chứng nhận đầu tư qua mạng.



3. Xây dựng đề án khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung:

- Xây dựng, triển khai các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng, đầu tư đối với hoạt động công nghiệp CNTT - VT đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất và phát triển CNTT - VT. Hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động, khả năng phát triển thị trường và sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp CNTT - VT.

- Tổ chức tư vấn, đào tạo cho các doanh nghiệp CNTT - VT trong nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh, phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường; hỗ trợ áp dụng các tiêu chuẩn về quy trình, quản lý, đảm bảo chất lượng và an toàn thông tin trong cung cấp dịch vụ CNTT - VT.

- Xây dựng đề án đầu tư, xây dựng khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung (quy hoạch dự kiến 100 ha) với hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp phần mềm, nội dung số và cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin; thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn điện tử đầu tư nhà máy lắp ráp thiết bị, linh kiện điện tử.

- Xây dựng vườn ươm doanh nghiệp CNTT - VT.

- Xây dựng Khu công viên phần mềm.



- Đầu tư xây dựng, phát triển Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị sự nghiệp của Tỉnh có nguồn nhân lực chất lượng cao, vận hành hiệu quả hệ thống Chính quyền điện tử.

4. Phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT

- Đưa môn công nghệ thông tin vào chương trình đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Tỉnh. Phấn đấu đến năm 2016 thành lập Khoa Công nghệ thông tin của trường Đại học Hạ Long.

- Ban hành chính sách ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin làm việc trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị và chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao về làm việc tại tỉnh Quảng Ninh.

- Hàng năm tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn:

+ Tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo chuyên trách về CNTT tại các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố; Đào tạo chuyên sâu về an ninh, an toàn thông tin; Tập huấn nâng cao kỹ năng quản trị, biên tập nội dung trên mạng Internet; Tập huấn kỹ năng sử dụng các hệ thống thông tin chuyên ngành, các hệ thống dịch vụ công; Triển khai các chương trình kế hoạch đào tạo công dân điện tử, thanh niên điện tử.

+ Triển khai các dự án đào tạo, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin cho cán bộ, công chức các cấp. Phổ cập tin học cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, biển đảo.

- Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô tổ chức Hội thi tin học trẻ và tin học khối cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

- Tổ chức đào tạo và thi sát hạch kiến thức về CNTT, chính quyền điện tử đối với cán bộ, công chức, viên chức tuyển dụng, công tác trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Tỉnh.

5. Tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng.

- Tiếp tục triển khai dự án Ứng dụng tăng cường năng lực đảm bảo an ninh thông tin cho các cơ quan, tổ chức trọng yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2016.

- Tăng cường quán triệt nội dung Chỉ thị 897/CT-TTg ngày 10/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin số; Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng; Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng máy tính trong tình hình mới…

- Trang sắm trang thiết bị an toàn thông tin cho tất cả các cơ quan trọng yếu của Tỉnh; các hệ thống thông tin và CSDL của Tỉnh.

- Hình thành mạng lưới điều phối ứng cứu sự cố về an toàn mạng và hạ tầng thông tin quốc gia với sự tham gia của các cơ quan, đơn vị của Tỉnh; Tham gia vào mạng lưới điều phối ứng cứu sự cố về an toàn mạng và hạ tầng thông tin quốc gia.

- Đào tạo và cấp chứng chỉ, chứng nhận về an toàn thông tin cho các cán bộ quản trị hệ thống trong hệ thống thông tin trọng yếu của Tỉnh.



- Xây dựng các chương trình phối hợp giữa tỉnh Quảng Ninh với các cơ quan Trung ương trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng. Tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nâng cao năng lực đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, ứng phó sự cố an ninh mạng cho các cơ quan trọng yếu trên địa bàn Tỉnh.

- Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về thông tin trên Internet; Tổ chức các chương trình Hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo chuyên sâu về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh;

- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội:

+ Mở chuyên mục, chuyên trang trên các cơ quan báo chí của Tỉnh để thực hiện các nội dung tuyên truyền;

+ Phối hợp với các cơ quan báo chí hợp tác truyền thông với Tỉnh để tăng cường tuyền truyền;

+ Sản xuất phóng sự, chương trình đối thoại trên Đài phát thanh, truyền hình;

+ Tổ chức tập huấn, phổ biến cho đội ngũ tuyên truyền viên về an toàn thông tin;

+ Tuyên truyền tại các địa điểm cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ mạng hoặc thiết bị công nghệ thông tin, tại các điểm sử dụng máy tính công cộng, các điểm phủ sóng mạng không dây và truy nhập Internet công cộng; (6) Tuyên truyền trên cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức nhà nước thuộc Tỉnh.

- Hàng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra lĩnh vực thông tin và truyền thông thường xuyên theo kế hoạch, đồng thời thanh tra, kiểm tra đột xuất khi thấy có dấu hiệu vi phạm. Chú trọng thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực trạng an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của cơ quan thuộc hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ninh.


tải về 219.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương