Mẫu Tự Pāli và Cách Phát Âm Tỳ kheo Indacanda (Nguyệt-Thiên Trương Ðình Dũng) Tủ Sách Ðồi Lá Giang


Cách Phát Âm các phụ âm Vô Ðoàn (



tải về 189.5 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu30.06.2022
Kích189.5 Kb.
#52544
1   2   3   4   5   6   7
cách phát âm mẫu tự PALI

Cách Phát Âm các phụ âm Vô Ðoàn (Avagga):
Các phụ âm: y, r, l, v, s, h, ḷ, ṁ đều thuộc loại vang (ghosa); do đó, nhớ làm rung dây thanh quản nhiều lúc phát âm.
y được xếp vào âm nóc họng (tāluja).Ðặt lưỡi vào vị thế như ở hình 2 và phát âm như là "dờ" của tiếng Việt.
r và ḷ được xếp vào âm uốn lưỡi (muddhaja). Ðặt lưỡi vào vị thế như ở hình 3 rồi bật lưỡi xuống, âm phát ra gần giống như âm "rờ" và "lờ" ở tiếng Việt. Một số tài liệu khác đề cập đến phụ âm thứ 34 là ḷh; trường hợp này có thể được xem như là một sự kết hợp của ḷ và h .
và s được xếp vào âm răng (dantaja) được phát âm như "lờ" và "xờ" của tiếng Việt, xin xem vị thế của lưỡi ở hình 4.
v được xếp vào âm môi (oṭṭhaja). Cách phát âm cũng như "vờ" của tiếng Việt với môi được bật ra mạnh hơn. Cũng có nơi phát âm như là "w" của tiếng Pháp.
h được xếp vào âm cổ họng (gaṇṭhaja). Ðặt lưỡi vào vị thế như ở hình 1 rồi phát âm như "hờ" của ở tiếng Việt. Chú ý đến dây thanh quản và hơi gió đưa ra nhiều hơn.
 được xếp vào âm mũi (nāsikaja) - còn được gọi là niggahita hoặc anusara - có sự phát âm phụ thuộc vào nguyên âm đi trước và có giọng mũi. Ví dụ, iṁ được đọc như là "ing" với giọng mũi, uṁ được đọc như là "ung" với giọng mũi, v.v...
II) Các Nguyên Âm (Sara)
Gồm có: a, ā, i, ī, u, ū, e, o được chia ra như sau:
- Nguyên âm giọng ngắn (rassa):
a đọc như "á" tiếng Việt,
i đọc như "í" tiếng Việt,
u đọc như "ú" tiếng Việt.
- Nguyên âm giọng dài (dīgha):
ā đọc như "a" được kéo dài của tiếng Việt,
ī đọc như "i" được kéo dài tiếng Việt,
ū đọc như "u" được kéo dài tiếng Việt,
e đọc như "ê" được kéo dài tiếng Việt,
o đọc như "ô" được kéo dài tiếng Việt.
Riêng hai nguyên âm giọng dài e, o sẽ trở thành giọng ngắn khi có hai phụ âm đi liền phía sau, ví dụ: upekkhati, sotthi.
Ngoài ra, còn có sự phân biệt về âm nhẹ (laghu) hoặc nặng (garu), được qui định bởi nhịp (mātrā) ngắn dài. Âm nhẹ gồm có một nhịp, âm nặng gồm có hai nhịp.
- Âm nhẹ (laghu) gồm có các nguyên âm giọng ngắn: a, i, u. Ví dụ: miga, upari, v.v...
- Âm nặng (garu) gồm:
a. Các nguyên âm giọng dài: ā, ī, ū, e, o. Ví dụ: mātā, pāto, v.v...
b. Các nguyên âm giọng ngắn theo sau bởi hai phụ âm liên tiếp hoặc niggahita (). Ví dụ: Buddhaṁ, araññaṁ, aggiṁ, sattuṁ, v.v...

tải về 189.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương