Microsoft Word Di Truyen te bao doc



tải về 2.67 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/152
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2024
Kích2.67 Mb.
#56540
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   152
Di Truyen te bao
CD Sinh YB, CÂU HỎI VI SINH VẬT.docx
8.2 T ADN 
n ARN và 
n Protein - S bi u hi n thông tin di truy n 
Như ta đã biết, phân tử ADN là vật chất mang thông tin di truyền và thông tin di truyền 
được di truyền từ thế hệ bố mẹ sang thế hệ con cái thông qua sự tái bản ADN và phân ly ADN 
về các tế bào con qua phân bào. 
Ở mỗi cơ thể nhất định, thông tin di truyền được thể hiện ở các tính trạng hình thái và 
sinh lý - được gọi là kiểu hình (phenotype). Các tính trạng hình thái như: độ lớn cơ thể, màu 
sắc, hình dạng, cũng như các tính trạng sinh lý và tập tính như: trao đổi chất, trao đổi năng 
lượng, tính chịu nhiệt, ưa sáng v.v. đều do protein quy định. Như vậy, phải có mối liên hệ 
giữa ADN và protein. Sinh học phân tử đã cho chúng ta biết dòng thông tin từ ADN đến 
protein phải thông qua ARN hay còn gọi là giáo lý trung tâm của Crick: 
ADN 
→ ARN → Protein 
Cấu tạo đặc thù của protein được quy định bởi cấu tạo đặc thù của ADN hay nói một 
cách khác mã của protein được quy định bởi mã của ADN và được gọi là mã di truyền 
(genetic code). Qúa trình từ ADN 
→ ARN được gọi là sự phiên mã (transcription) và qúa 
trình từ ARN 
→ Protein là sự dịch mã (translation). 
8.2.1 Mã di truyền 
Mã di truyền (genetic code) là mã của ngôn ngữ protein được mã hóa bởi ngôn ngữ axit 
nucleic, hay nói một cách cụ thể hơn là trình tự các axit amin trong mạch polypeptit của 
protein được quy định bởi trình tự của các nucleotit trong mạch polynucleotit của ADN. 
Để xây dựng nên polypeptit cần đến 20 loại axit amin, trong lúc đó mạch polynucleotit 
được cấu tạo bởi 4 dạng nucleotit là A, T (U), G và C. 
Các nhà di truyền học phân tử đã giả thiết rằng mã di truyền là mã bộ ba (tripled code) 
nghĩa là trình tự của một bộ ba (một codon) nucleotit quy định cho trình tự một axit amin. 
Như vậy, sẽ có 4
3
= 64 codon tương ứng với 20 axit amin. Nhưng bộ ba (codon) nào quy định 
axit amin nào thì phải đến năm 1961 nhà sinh vật học người Anh là M. Nirenberg lần đầu tiên 


13
đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng mã di truyền là mã bộ ba và đã tìm ra codon đầu tiên 
mã hóa cho axit amin phenilalanin là bộ ba UUU. Những năm sau đó, các codon mã hóa cho 
20 axit amin đều được xác định (xem bảng 1.1). 
Người ta đã phát hiện ra rằng mã di truyền là mã thoái hóa nghĩa là một axit amin có thể 
tương ứng với nhiều mã ví dụ: tương ứng với phenilalanin có hai mã, với valin có bốn mã và 
với leucin có đến sáu mã (xem bảng1.1).
Theo quy định trong bảng mà người ta ký hiệu codon bằng ba ribonucleotit, ví dụ UUU 
hoặc UUC mã cho phenilalanin, vì khi tổng hợp protein ADN được phiên mã thành khuôn 
mARN theo nguyên tắc bổ sung tức là U - A và C - G. 
Ngoài ra, trong 64 mã còn có mã khởi đầu (mã AUG vừa là mã của methionin, vừa là mã 
khởi đầu) và mã kết thúc (3 mã UAA, UAG và UGA) là mã báo hiệu sự khởi đầu và kết thúc 
mạch polynucleotit được tổng hợp trên khuôn mARN. 

tải về 2.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   152




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương