Microsoft Word 12-ts-le tran tieu truc(82-91)012



tải về 452.53 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu11.06.2022
Kích452.53 Kb.
#52321
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
12-TS-LE TRAN TIEU TRUC(82-91)012

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1 Thông tin xây dựng công trình 
Trung bình số ao nuôi của hộ dân được phỏng 
vấn tại 3 khu vực khảo sát là 3,5 ao/hộ, với diện 
tích trung bình ao nuôi dao động từ 0,77-0,93 ha/hộ 
(Bảng 1). Diện tích mỗi ao nuôi ở đây rất thấp 0,2-
0,5 ha/ao và phần lớn các hộ sử dụng các ao nuôi 
tôm sú trước đây để nuôi TTCT, kết quả này tương 
tự ghi nhận cho mô hình nuôi TTCT ở Cà Mau của 
Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2015). 
Theo thông tư 45/2010/TT- BNNPTNT (Bộ NN & 
PTNT, 2010) quy định diện tích mặt nước ao nuôi 
tối thiểu là 0,3 ha/ao, do đó, kết quả ghi nhận có 


Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Tập 54, Số 1B (2018): 82-91 
84 
51/90 hộ có diện tích ao nuôi không đạt quy định 
theo thông tư này. Độ sâu mực nước ao nuôi thâm 
canh TTCT tối thiểu là 1,1 m để đảm bảo tôm sinh 
trưởng tốt (QCVN 02-19:2014/BNNPTNT; Bộ NN 
& PTNT, 2014). Kết quả ghi nhận độ sâu mực 
nước ao nuôi ở Sóc Trăng là thấp nhất (1,3 m), kế 
đến ở Bạc Liêu (1,4 m) và sâu nhất ở Cà Mau
(1,58 m) (p<0,05; Bảng 1). Kết quả này tương tự 
với ghi nhận của Lê Thị Phương Mai và ctv. (2014) 
trên mô hình nuôi thâm canh tôm sú ở 3 tỉnh tương 
ứng. Qua đó cho thấy người dân tại 3 địa phương 
này đã tuân thủ theo QCVN 02-19:2014, chỉ có 
2/30 hộ nuôi được phỏng vấn ở Sóc Trăng là có độ 
sâu mực nước ao nuôi (1,0 m) không đạt yêu cầu.
Tại địa phương khảo sát, người nuôi thường tận 
dụng ao nuôi còn trống để làm ao lắng xử lý nước 
cấp. Qua kết quả khảo sát cho thấy số ao lắng trung 
bình là 1,2 ao/hộ với diện tích trung bình 0,3 ha/hộ 
(Bảng 1) tương tự với ghi nhận của Nguyễn Thanh 
Long và Huỳnh Văn Hiền (2015) tại huyện Đầm 
Dơi, Cà Mau. Theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT 
thì diện tích ao lắng tối thiểu chiếm 15% tổng diện 
tích ao nuôi và diện tích ao xử lý nước thải tối 
thiểu đạt 10% tổng diện tích ao nuôi. Kết quả ghi 
nhận diện tích ao lắng trung bình của từng địa điểm 
khảo sát lần lượt là 0,4 ha/hộ; 0,2 ha/hộ và 0,2 
ha/hộ (Bảng 1) chiếm tỷ lệ tương ứng cho tỉnh Sóc 
Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau là 39,6%, 26,9% và 
24,4% trên tổng diện tích ao nuôi. Vai trò ao trữ 
(lắng) rất quan trọng trong quản lý chất lượng nước 
cấp và ngăn ngừa mầm bệnh lây lan từ bên ngoài 
vào ao nuôi, và được xem là một yêu cầu kỹ thuật 
bắt buộc trong mô hình nuôi tôm thâm canh. Tuy 
nhiên, tại vùng nghiên cứu không được xem là quy 
chuẩn thiết kế cho ao lắng riêng vì như đã trình bày 
ở phần trên người nuôi tận dụng ao nuôi trống làm 
ao lắng. Bên cạnh đó, chỉ có 3/90 hộ sử dụng ao xử 
lý riêng, cụ thể chỉ có 3 hộ ở Cà Mau có diện tích 
ao xử lý riêng đạt 24,1% diện tích ao nuôi. Riêng 
về thông tin khu chứa bùn, ở Cà Mau có đến 90% 
hộ nuôi, trong khi ở Sóc Trăng chỉ có 26,7% và 
thấp nhất là Bạc Liêu chỉ có 3,3% hộ nuôi sử dụng 
khu chứa bùn. Qua việc sử dụng ao lắng, ao xử lý 
riêng và khu chứa bùn cho thấy những hộ nuôi ở 
Cà Mau quan tâm đến việc quản lý và xử lý nước 
cấp cũng như chất thải từ ao nuôi tôm hơn 2 tỉnh 
còn lại. Mặt khác, do Sóc Trăng và Bạc Liêu tận 
dụng tối đa diện tích để nuôi tôm nên việc quản lý 
và xử lý nước cấp, chất thải chưa được quan tâm 
đúng mức. 

tải về 452.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương