MỤc lục lời nóI ĐẦu phạm VI


A.1. Khả năng miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn vô tuyến trong khoảng 150 kHz và 80 MHz



tải về 253.2 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích253.2 Kb.
#13321
1   2   3

A.1. Khả năng miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn vô tuyến trong khoảng 150 kHz và 80 MHz

A.1.1. Phương pháp thử

Sử dụng phương pháp thử mô tả trong mục 8 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-6.



A.1.2. Hiệu chỉnh mức nhiễu đưa vào

Mức nhiễu đưa vào phải được hiệu chỉnh theo các quy định trong mục 6.4 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-6. Một ví dụ về cấu hình thử được mô tả trong hình 8 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-6. Không được phép có cáp giữa mạch phối hợp trở kháng và máy thu vô tuyến, giữa bộ suy hao 6 dB và CDN-Tx (mục 6.1 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-6).



A.1.3. Thiết lập cấu hình đo

Cấu hình đo phải tuân theo các quy định trong mục 7 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-6. Cấu hình đo này được mô tả trong hình 9 và hình 10 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-6. Nếu máy điện thoại có cổng nguồn, nó phải được nối qua một CDN có trở kháng chế độ chung (dây - đất) 150  (trong tiêu chuẩn IEC 1000-4-6, loại CDN-M3 có tải 50 ). Xem hình A1 và A2.

Phải có CDN thích hợp nối vào tất cả các cáp được thử (ví dụ, CDN-T2 dùng để kết nối đôi dây cân bằng và CDN-T4 dùng để kết nối đôi dây cân bằng, xem tiêu chuẩn IEC 1000-4-6, phụ lục A3 hình A3.4, A3.5a và A3.5b).

Thiết bị được thử được đặt phía trên mặt đất chuẩn 10 cm như trong hình 2 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-6 và hình A3.

Đối với thiết bị viễn thông có giao diện âm thanh:

Bọc quanh tổ hợp bằng một tay giả. Tay giả này bao gồm một lá đồng kích thước 100 x 300 mm, quấn xung quanh thân của tổ hợp và nối với đất chuẩn qua một tụ 220 pF (± 20%) và một điện trở 500  (±10%) mắc nối tiếp, được quy định trong dải tần số thử. Xem thêm Hình 10 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-6. Cáp xoắn nối giữa tổ hợp và máy chủ không được để bị căng ra một cách bất ngờ. Tổ hợp phải được đặt trên một giá không dẫn điện cách máy chủ 50 cm.



A.1.4. Kết quả phép thử và biên bản thử nghiệm

Các kết quả thử và báo cáo thử phải tuân theo các quy định trong phần 8, 9 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-6 và tất cả các khía cạnh liên quan trong tiêu chuẩn EN 45001.



A.2. Khả năng miễn nhiễm đối với bức xạ vô tuyến trong khoảng 80 MHz và 1000 MHz

A.2.1. Hiệu chỉnh trường

Việc hiệu chỉnh trường phải tuân theo các quy định trong mục 6.2 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-3. Trường này phải là trường đều. Trường được coi là đều nếu biên độ của nó trên một vùng xác định nằm trong khoảng từ -0 dB đến +6 dB của giá trị danh định, trên 75% diện tích của bề mặt (có nghĩa là phải có ít nhất 12/16 điểm đã đo nằm trong khoảng dung sai này).

Đối với thiết bị được thử có kích thước nhỏ, có thể cần ít hơn 16 điểm hiệu chỉnh. Chỉ cần dùng số điểm như trong hình A4 và A5.

Chú ý:

1. Nếu sử dụng ít hơn 16 điểm hiệu chỉnh, tất cả các điểm này cần thoả mãn dung sai 0 dB đến + 6 dB của giá trị cường độ trường thử.

2. Có thể sử dụng thủ tục sau đây để thực hiện hiệu chỉnh:

a. Với mỗi điểm của lưới 16 điểm, ghi lại công suất đầu ra của bộ khuếch đại tại các tần số hiệu chỉnh khi bộ cảm ứng chỉ 3 V/m.

b. Lấy tất cả các giá trị ghi được đối với từng tần số hiệu chỉnh và sắp xếp theo mức công suất đầu ra của bộ khuếch đại (16 giá trị công suất đầu ra).

c. Tại mỗi tần số hiệu chỉnh: Chọn giá trị cao thứ 6 đọc được của công suất đầu ra của bộ khuếch đại (75% trong phạm vi dung sai 0 dB đến +6 dB). Kiểm tra xem sự chênh lệch giữa giá trị thấp nhất (thứ 12) và giá trị thứ 5 của công suất đầu ra bộ khuếch đại có vượt quá 6 dB hay không? Nếu dung sai này lớn hơn 6 dB, cần kiểm tra giá trị thứ 4 so với giá trị thứ 11. Giá trị công suất đầu ra bộ khuếch đại được chọn là giá trị thấp nhất trong số 5 giá trị đọc được cao nhất thoả mãn dung sai này.

d. Lập một bảng mới các giá trị công suất đầu ra được chọn tại mỗi tần số hiệu chỉnh. Chỉnh tất cả các giá trị theo độ chính xác đo của bộ cảm ứng trường (giá trị mới (dB) là giá trị đo được cộng với độ chính xác (dB) của bộ cảm ứng trường). Để tăng độ chính xác, nên dùng một phép hiệu chỉnh ở cường độ trường cao hơn (khuyến nghị là 10 V/m).

A.2.2. Thủ tục thử

Sử dụng thủ tục thử như mô tả trong mục 8 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-3.



A.2.3. Cấu hình đo

Cấu hình đo phải tuân theo các quy định trong mục 7 của tiêu chuẩn IEC 61000-4-3 và hình A4, A5.



A.2.4. Các kết quả thử và báo cáo thử

Các kết quả thử và báo cáo thử phải tuân theo các quy định trong mục 9 của tiêu chuẩn IEC 61000-4-3 và tất cả các khía cạnh liên quan trong tiêu chuẩn EN 45001.



A.3. Khả năng miễn nhiễm đối với các xung điện từ

A.3.1. Các điều kiện hoạt động chung

Tất cả các thiết bị phụ trợ phải được bảo vệ bằng các thiết bị bảo vệ và các mạch tách.



A.3.2. Thủ tục thử

Sử dụng thủ tục thử như mô tả trong phần 8 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-5. Phép thử trên cổng viễn thông phải thực hiện theo chế độ chung (dây - đất).

Nếu thiết bị có đất viễn thông, đất này phải được nối với đất chuẩn.

Phép thử áp dụng cho nguồn cung cấp AC phải thực hiện theo chế độ chung (dây- đất). Xem bảng A1 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-5, loại 3 và 4.



A.3.3. Cấu hình đo

Cấu hình đo phải tuân theo các quy định trong mục 7.2, 7.2, 7.3, 7.4, 7.5 và 7.8 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-5. Nếu EUT có đường nguồn 230 V, nó phải được nối qua mạch tách khi thực hiện phép thử trên cổng viễn thông. Khi thực hiện phép thử trên đường nguồn AC, phải chèn một mạch ghép điện dung như hình 6, 7, 8 và 9 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-5. Trong trường hợp này, tất cả các cổng viễn thông đều được nối qua các mạch tách.



Chú ý: Nếu vì các lý do an toàn điện, tốt nhất nên tránh sử dụng các phương pháp như trong hình 13 và 14 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-5.

A.3.4. Các kết quả thử và báo cáo thử

Các kết quả thử và báo cáo thử phải tuân theo các yêu cầu trong mục 9 của tiêu chuẩn IEC 1000-4-5 và tất cả các khía cạnh liên quan trong tiêu chuẩn EN 45001.





Hình A1. Ví dụ về cấu hình thử khả năng miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến của kết nối 2 dây

(*) Đơn vị chiều dài tính bằng cm



Hình A2. Ví dụ về cấu hình thử khả năng miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến của kết nối 4 dây và nguồn



Hình A3. Ví dụ về cấu hình thử khả năng miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến của thiết bị đầu cuối viễn thông



Hình A4. Ví dụ về cấu hình thử khả năng miễn nhiễm đối với bức xạ tần số vô tuyến bức xạ của thiết bị để bàn



Hình A5. Ví dụ về cấu hình thử khả năng miễn nhiễm đối với bức xạ tần số vô tuyến của thiết bị đặt trên sàn
PHỤ LỤC B

(tham khảo)

Bảng đối chiếu tương ứng với các tiêu chuẩn quốc tế

Trong dự thảo tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn
EN55105(*)


Tiêu đề

Ghi chú

1

1

Phạm vi




2

2

Tài liệu tham khảo




3

3

Mục đích




4

4

Định nghĩa và các chữ viết tắt




5

5

Tiêu chí chất lượng




5.1

5.1

Các tiêu chí chung




5.2

5.2

Các tiêu chí cụ thể




6

6

Các điều kiện thử




6.1

6

Các điều kiện thử tổng quát




6.2




Các điều kiện thử cụ thể

6.2

CISPR24(**)



7

7

Tài liệu kèm theo sản phẩm




8

8

Quy định về việc áp dụng các phép thử




9

9

Các yêu cầu thử khả năng miễn nhiễm điện từ




10

10

Sự khác biệt so với các tiêu chuẩn chung




Phụ lục 1




Các tiêu chí cụ thể đối với thiết bị đầu cuối viễn thông có giao diện tương tự

Phụ lục A

CISPR24(**)



Phụ lục 2




Các tiêu chí cụ thể đối với thiết bị đầu cuối viễn thông có giao diện số

Phụ lục A

CISPR24(**)



Phụ lục 3




Các tiêu chí đối với máy fax (facsimile)

Phụ lục A

CISPR24(**)



Phụ lục A

Phụ lục A

Phương pháp thử khả năng miễn nhiễm đối với các thiết bị viễn thông




(*) CENELEC EN 55105 (1995)

(**) CISPR 24 (1997)

Каталог: uploads -> FileLargeTemp
FileLargeTemp -> TIÊu chuẩn ngành tcn 68-198: 2001
FileLargeTemp -> Thiết bị ĐẦu cuối hệ thống thông tin an toàn và CỨu nạn hàng hải toàn cầu gmdss
FileLargeTemp -> TIÊu chuẩn việt nam tcvn 6303 : 1997
FileLargeTemp -> TIÊu chuẩn ngành tcn 68 135: 2001 chống sét bảo vệ CÁc công trình viễn thôNG
FileLargeTemp -> Tcn 68 132: 1998 CÁp thông tin kim loại dùng cho mạng đIỆn thoại nội hạt yêu cầu kỹ thuật multipair metallic telephone cables for local networks Technical requirement MỤc lụC
FileLargeTemp -> Technical standard
FileLargeTemp -> TIÊu chuẩn ngành 14tcn 195: 2006
FileLargeTemp -> TIÊu chuẩn ngành tcn 68 216: 2002
FileLargeTemp -> Tcn 68 217: 2002 thiết bị ĐẦu cuối kết nối vào mạng viễn thôNG

tải về 253.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương