*–,mBỘ y tế Số: 3671/QĐ-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


) Phòng ngừa nguy cơ đổ lỗi trách nhiệm cho người tiêm



tải về 2.17 Mb.
trang87/96
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2022
Kích2.17 Mb.
#52822
1   ...   83   84   85   86   87   88   89   90   ...   96
quyet-dinh-3671-qd-byt-2012-phe-duyet-cac-huong-dan-kiem-soat-nhiem-khuan

2) Phòng ngừa nguy cơ đổ lỗi trách nhiệm cho người tiêm:
- Thông báo, giải thích rõ cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh trước khi tiêm thuốc.
- Kiểm tra chắc chắn y lệnh được ghi trong bệnh án. Trường hợp cấp cứu, bác sĩ ra y lệnh bằng miệng, điều dưỡng tiêm phải nhắc lại rõ ràng tên thuốc, hàm lượng, liều dùng để khẳng định không nhầm lẫn rồi mới thực hiện. Sau đó nhắc bác sĩ ghi ngay y lệnh vào hồ sơ bệnh án.
- Đánh giá tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi tiêm.
- Pha thuốc và lấy thuốc tiêm trước sự chứng kiến của người bệnh hoặc người nhà người bệnh.
- Giữ lại lọ/ống thuốc có ghi tên người bệnh đến hết ngày tiêm để làm vật chứng (nếu cần).
- Ghi phiếu chăm sóc: thuốc đã sử dụng, phản ứng của người bệnh, xử trí chăm sóc trước, trong và sau khi tiêm thuốc.
c. Không gây nguy hại cho cộng đồng
- Chuẩn bị hộp, thùng kháng thủng để đựng vật sắc nhọn (hình 8) hoặc máy cắt kim tiêm (hình 10). Các đơn vị khi sử dụng hộp hoặc lọ kháng thủng tự tạo (hình 9) để chứa vật sắc nhọn phải bảo đảm tiêu chuẩn hộp đựng sắc nhọn theo quy định tại Quyết định 43/2008/QĐ-BYT về Quy chế quản lý chất thải y tế và Tài liệu hướng dẫn Quản lý chất thải y tế từ các hoạt động liên quan đến tiêm ở cơ sở y tế tuyến huyện của WHO, 2006.
- Tạo thành thói quen cho người tiêm: bỏ bơm, kim tiêm vào hộp kháng thủng ngay sau khi tiêm.
- Thu gom và bảo quản bơm kim tiêm đã sử dụng theo đúng Quy chế quản lý chất thải y tế.

H 8. Hộp kháng thủng chuẩn


H 9. Lọ kháng thủng tự tạo (phải có nhãn theo quy chế)


H 10. Sử dụng máy cắt kim sau tiêm


3.6.4. Một số hướng dẫn trong thực hành tiêm
a. Sát khuẩn da và chuẩn bị vùng da tiêm
Rửa sạch da vùng tiêm nếu bẩn. Để sát khuẩn vùng da tiêm, áp dụng các bước dưới đây:24, 25
1) Sử dụng bông hoặc gạc thấm dung dịch chứa cồn isopropyl hay ethanol 70%. KHÔNG dùng cồn methanol hoặc cồn metylic vì không an toàn cho người. Không dùng bông cồn chứa trong lọ hoặc hộp lưu cữu. Có thể sử dụng một trong những cách thức sau:1
+ Sử dụng kẹp không mấu vô khuẩn để gắp bông gạc tẩm cồn: khi sát khuẩn không được chạm kẹp vào da người bệnh.
+ Dùng tay (sau khi đã vệ sinh tay) để cầm bông cồn sát khuẩn. Khi sát khuẩn, không được chạm tay vào phần bông tiếp xúc với da vùng tiêm. (hình 11)
+ Sử dụng tăm bông: khi sát khuẩn không chạm tay vào bông

H 11. Dùng tay đã được sát khuẩn để cầm nắm bông, gạc cồn sát khuẩn da
2) Sát khuẩn da vùng tiêm theo hình xoáy ốc từ trong ra ngoài với đường kính khoảng 10 cm cho đến khi sạch.
3) Thời gian sát khuẩn trong 30 giây, để da tự khô hoàn toàn rồi mới tiêm.
4) Không chạm tay hoặc vật dụng không vô khuẩn vào vùng da đã được sát khuẩn.

H 12. Không đựng bông, gạc thấm cồn lưu trong hộp, lọ

tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   83   84   85   86   87   88   89   90   ...   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương