Mở ĐẦu sự cần thiết nghiên cứu đề tài nghiên cứu


 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ



tải về 0.77 Mb.
Chế độ xem pdf
trang12/22
Chuyển đổi dữ liệu10.11.2023
Kích0.77 Mb.
#55613
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22
4. ttThai Hung 22-3-2021

2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ 
phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019 
2.2.2.1. Thực trạng nhận biết rủi ro lãi suất và dự báo lãi suất
Theo các nhiệm vụ trong công tác quản trị rủi ro lãi suất đã đề cập ở mục 
chương 1, thì việc nhận biết rủi ro lãi suất được ngân hàng Vietinbank thực 
hiện như sau:
Trước tiên cần xem xét sự biến động lãi suất của ngân hàng cũng như 
của cả hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2011-2019. 
 
Sự biến động giảm của cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong giai 
đoạn 2011-2016, đến năm 2017 và 2019 đã có xu hướng tăng. 
Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay đã giảm từ năm 2011-2019, cụ 
thể năm 2011 mức chệnh lệch là 5,41%, đến năm 2014 mức chênh lệch là 
4,7% và đến năm 2018 mức chệnh lệch là 3,89% và năm 2019 mức chênh 
lệch là 3,48%. Với số liệu này cho thấy áp lực cạnh tranh lớn giữa các ngân 
hàng nên Vietinbank phải điều chỉnh giảm chênh lệch giữa huy động và cho 
vay cũng đồng nghĩa giảm lợi nhuận để thu hút khách hàng. 
Qua thực tế tìm hiểu tại ngân hàng thì ngân hàng đã nhận biết rủi ro 
thông qua sự biến động lãi suất huy động và cho vay. Ngân hàng đã có 
những điều chỉnh kịp thời trong việc điều hành lãi suất huy động và cho vay, 
tuy nhiên việc nhận biết này rất chậm sau khi đã có biểu hiện giảm lãi suất 
thực tế trên thị trường. 


12 
2.2.2.2. Thực trạng đo lường rủi ro lãi suất
Trên thực tế ở các NHTM Việt nam hiện nay, cán bộ phòng kế hoạch và 
hỗ trợ Ủy ban quản lý TSN - TSC thực hiện đo lường RRLS theo mô hình 
định giá lại với nội dung như sau: 
Một là, đo lường khe hở nhạy cảm lãi suất theo các dải kỳ hạn định giá 
lại, bao gồm: không kỳ hạn, dưới 1 tháng, từ 1-3 tháng, từ 3-6 tháng, từ 6-12 
tháng. Từ 1-5 năm, trên 5 năm không nhạy cảm với lãi suất vì thời gian định 
giá lại thường là 1 năm 
Hai là, ngân hàng sử dụng thời hạn định lại lãi suất là thời hạn còn lại 
tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính cho tới kỳ định lại lãi suất gần nhất 
của các khoản mục tài sản và nguồn vốn. 
Ba là, khi phân tích thời hạn định lại lãi suất thực tế của các tài sản và 
nguồn vốn, ngân hàng đưa ra các giả định và điều kiện để phân loại tài sản 
nào không nhạy cảm với lãi suất, hoặc sắp xếp các tài sản vào nhóm kỳ hạn 
tương ứng với kỳ hạn của FTP. 
Nhìn chung việc đo lường rủi ro tại ngân hàng có thực hiện tuy nhiên 
việc đo lường theo mô hình trên chưa phản ánh hết rủi ro lãi suất.  
2.2.2.3. Thực trạng kiểm soát, giám sát, báo cáo rủi ro lãi suất
Việc kiểm soát, giám sát, báo cáo rủi ro lãi suất được các bộ phận trong 
ngân hàng thực hiện như sau: 
Cán bộ phụ trách QTRRLS: có trách nhiệm thường xuyên đo lường, 
giám sát và kịp thời báo cáo lãnh đạo Phòng Quản trị rủi ro thị trường tình 
hình thực hiện giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất, hạn mức thay đổi 
thu nhập lãi ròng, hạn mức thay đổi giá trị hiện tại ròng khi lãi suất thị 
trường thay đổi, hạn mức giá trị chịu RRLS. 
Định kỳ (phù hợp với cơ chế hoạt động của Ủy ban quản lý TSN - TSC), 
phòng Quản trị rủi ro thị trường lập báo cáo về tình hình tuân thủ giới hạn 
khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất, hạn mức thay đổi thu nhập lãi ròng, hạn 
mức thay đổi giá trị hiện tại ròng khi lãi suất thị trường thay đổi, hạn mức 
giá trị chịu RRLS để trình các cấp phê duyệt (lãnh đạo Ban quản trị rủi ro thị 
trường và tác nghiệp, Phó tổng giám đốc phụ trách quản lý rủi ro) báo cáo 
Ủy ban quản lý TSN – TSC. 
Tại Vietinbank, việc quản lý và giám sát RRLS được thực hiện thông 
qua các hạn mức đã được phê duyệt bởi Ủy ban quản lý TSN - TSC. Hạn 
mức thường được sử dụng là hạn mức về tỷ lệ khe hở nhạy cảm lũy kế/Tổng 
tài sản. Cơ sở xây dựng hạn mức được dựa trên hạn mức của năm trước, kế 
hoạch kinh doanh và lợi nhuận, điều kiện thị trường, khẩu vị rủi ro, kết quả 
kiểm tra - tuân thủ. Định kỳ phê duyệt hạn mức GAP thường là hàng tháng 


13 
hoặc khi có sự biến động lớn trên thị trường theo yêu cầu của ủy ban Ủy ban 
quản lý TSN - TSC. Hạn mức quy định như sau: 
Các năm 2011 - 2019 tỷ lệ khe hở nhạy cảm lũy kế/Tổng tài sản của 
ngân hàng đều tuân thủ hạn mức mà ngân hàng đề ra (Năm 2011, ở dải kỳ 
hạn đến 6 tháng, tác giả không có điều kiện lấy số liệu vì báo cáo của ngân 
hàng chia dải kỳ hạn từ 3-12 tháng, không có số liệu cho dải kỳ hạn từ 6-12 
tháng). 
Ngoài ra, kết quả của quản trị rủi ro lãi suất còn được thể hiện thông qua 
mức độ biến động thu nhập lãi ròng (NII) của ngân hàng.
Thực tế, do lãi suất TS và Nợ không biến động cùng một mức như nhau 
nên việc tính toán sự biến động của thu nhập lãi ròng được tính trên cơ sở sự 
biến động lãi suất của từng TS và lãi suất của các khoản Nợ.
Ta có công thức sau: ∆NII

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương