LỚP 6 Mở đầu: SƠ LƯỢc về MÔn lịch sử


Các chiến dịch giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường



tải về 1.11 Mb.
trang14/15
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.11 Mb.
#25385
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

5. Các chiến dịch giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường.

+ Trong đông - xuân 1950 - 1951, quân ta đã mở ba chiến dịch là: Trung Du, Đường số 18 và Hà - Nam - Ninh, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 vạn tên địch.

+ Ta chủ động đón đánh địch ở Hòa Bình (11 - 1951), phá tan âm mưu tiến công Hòa Bình, nối lại hành lang Đông - Tây của chúng.

+ Tiếp đó, quân ta mở chiến dịch Tây Bắc (cuối năm 1952), tiến công địch ở thị xã Nghĩa Lộ, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái,...giải phóng được toàn tỉnh Nghĩa Lộ, hầu hết tỉnh Sơn La,...phá tan âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch.

+ Đầu năm 1953, Trung ương Đảng và Chính phủ ta phối hợp với Chính phủ kháng chiến và Mặt trận Ít-xa-la của Lào mở chiến dịch Thượng Lào (8 - 4 - 1953), giải phóng toàn tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Phong Xa-lì và tỉnh Xiêng Khoảng. Căn cứ kháng chiến ở Thượng Lào được mở rộng, nối liền với Tây Bắc Việt Nam.

III. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1953 - 1954).

1. Kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ.

+ Ngày 7 - 5 - 1953, tướng Na-va được cử sang làm Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch quân sự Na-va (gồm hai bước).

- Bước một: thu - đông 1953 và xuân 1954, giữ vững thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương.

- Bước hai: từ thu - đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.

+ Thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp xin tăng thêm viện trợ Mĩ, tăng thêm quân ở Đông Dương, tập trung quân ở đồng bằng Bắc Bộ gồm 44 tiểu đoàn...

2. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

a. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.

+ Tháng 9 - 1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, đề ra phương hướng chiến lược của ta là: tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta.

+ Thực hiện phương hướng chiến lược trên, tháng 12 - 1953, bộ đội ta tiến công vào giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây thành điểm tập trung quân thứ hai của chúng.

+ Đầu tháng 12 - 1953, Liên quân Lào - Việt mở cuộc tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, buộc địch phải tăng cường lực lượng cho Xê-nô, biến nơi đây thành điểm tập trung binh lực thứ ba của Pháp.

+ Tháng 1 - 1954, Liên quân Lào - Việt tiếp tục tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong Xa-lì, buộc Pháp phải tăng quân cho Luông Pha-bang, biến nơi đây thành điểm tập trung quân thứ tư của Pháp.

+ Tháng 2 - 1954, quân ta giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plâycu, địch phải tăng cường lực lượng và biến Plâycu thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp.



b.Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

+ Được sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp cho xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với 49 cứ điểm, 3 phân khu...

+ Đầu tháng 12 - 1954, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

+ Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13 - 3 - 1954 đến hết ngày 7 - 5 - 1954, chia làm 3 đợt:

- Đợt 1: Quân ta tiến công và tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

- Đợt 2: Quân ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm phía Đông phân khu Trung tâm.

- Đợt 3: Quân ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7 - 5 - 1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.

+ Kết quả: Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên địch, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.

+ Ý nghĩa: Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

3. Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.

+ Ngày 8 - 5 - 1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương chính thức được khai mạc. Phái đoàn ta do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu.

+ Cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị diễn ra gay gắt và phức tạp. Ngày 21 - 7 - 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.

+ Nội dung Hiệp định:

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương.

- Hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.

- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 - 1956.

+ Ý nghĩa: Với Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Đông Dương. Đây là văn bản mang tính pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương, buộc Pháp phải rút hết quân về nước; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.

4. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).

+ Ý nghĩa lịch sử:

- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta trong gần một thế kỉ. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo điều kiện để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

- Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

+ Nguyên nhân thắng lợi:

- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo,...

- Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang với ba thứ quân không ngừng được mở rộng, có hậu phương vững chắc.

- Tình đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào; sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN cùng các lực lượng tiến bộ khác.


Chủ đề 6.

VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
I. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống ĐQ Mĩ và CQ Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965).

1. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.

+ Quân Pháp rút khỏi miền Bắc (5 - 1955), nhưng Hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam - Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử chưa được tiến hành.

+ Mĩ thay thế Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt đất nước ta làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của chúng.

2. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954 - 1960).

a. Hoàn thành cải cách ruộng đất.

+ Sau 5 đợt cải cách ruộng đất đã thu 81 vạn ha đất ruộng, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ từ tay địa chủ chia cho 2 triệu hộ nông dân. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực.

+ Sau cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối liên minh công - nông được củng cố.

+ Thắng lợi này đã góp phần thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở miền Bắc.



b. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

+ Về nông nghiệp, cuối năm 1957, sản lượng nông nghiệp đạt vượt mức trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nạn đói kinh niên đã được đẩy lùi.

+ Về công nghiệp, nhanh chóng khôi phục và mở rộng hầu hết các cơ sở công nghiệp quan trọng như mỏ than Hòn Gai, nhà máy xi măng Hải Phòng,...; nhiều nhà máy mới được xây dựng như: cơ khí Hà Nội, diêm Thống Nhất, gỗ Cầu Đuống,...

+ Về thủ công nghiệp, nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

+ Về thương nghiệp, mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua bán ngày càng mở rộng và phát triển.

c. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - văn hóa (1958 - 1960).

+ Cải tạo quan hệ sản xuất: Trong 3 năm (1958 - 1960), miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh.

Kết quả: quan hệ người bóc lột người ở miền Bắc đã được xóa bỏ, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển.



+ Bước đầu phát triển kinh tế - văn hóa: Đồng thời với việc cải tạo, miền Bắc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa. Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã có 172 cơ sở công nghiệp lớn do Nhà nước quản lí, 500 cơ sở do địa phương quản lí.

Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế phát triển; hệ thống giáo dục phổ thông được hoàn chỉnh và mở rộng. Cuối năm 1960, căn bản xóa được nạn mù chữ ở miền xuôi, số học sinh phổ thông và sinh viên đại học đều tăng.



3. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng, tiến tới Đồng khởi (1954 - 1960).

a. Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng (1954 - 1959).

+ Trong hai năm đầu, dưới hình thức đấu tranh chính trị, nhân dân miền Nam chống Mĩ - Diệm, đòi chúng phải tôn trọng thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi Hiệp thương Tổng tuyển cứ thống nhất đất nước, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Mở đầu là “Phong trào hòa bình” ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Tại Sài Gòn và khắp miền Nam, những “Ủy ban bảo vệ hòa bình” được thành lập.

+ Khi Mĩ - Diệm tiến hành khủng bố, đàn áp phong trào, mở những chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, từ những năm 1958 - 1959, phong trào chuyển sang kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

b. Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960).

+ Trong những năm 1957 - 1959, Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng miền Nam; ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “đạo luật 10 - 59” công khai chém giết những người vô tội khắp miền Nam...

+ Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.

+ Dưới ánh sáng nghị quyết của Đảng, phong trào nổi dậy của quần chúng lúc đầu còn lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh - Bình Định, Trà Bồng - Quảng Ngãi,... sau đã lan rộng ra khắp miền Nam, trở thành cao trào cách mạng với cuộc “Đồng khởi”, tiêu biểu nhất là ở Bến Tre.

+ Ngày 17 - 1 - 1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch ở thôn, xã.

+ “Đồng khởi” như nước vỡ bờ nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ.

+ Ý nghĩa:

- Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam; chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- Tạo điều kiện đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (ngày 20 - 12 - 1960).

4. Miền Bắc bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH (1961 - 1965).

a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960).

+ Hoàn cảnh: Miền Bắc giành được những thắng lợi quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế. Ở miền Nam, cách mạng có bước nhảy vọt với phong trào “Đồng khởi”.

+ Nội dung Đại hội: Tháng 9 - 1960, Đại hội Đảng Lao động Việt Nam được tổ chức:

- Đại hội đã xác định nhiệm vụ của cách mạng từng miền: Miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN. Miền Nam đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà. Trong đó:

Cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước.

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

- Đại hội đề ra đường lối chung của cả thời kì quá độ lên CNXH ở miền Bắc.

+ Ý nghĩa: Nghị quyết của Đại hội là nguồn ánh sáng mới cho toàn Đảng, toàn dân xây dựng thắng lợi CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà.

b. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965).

+ Công nghiệp: Được ưu tiên vốn phát triển, nhiều khu công nghiệp và nhà máy mới được xây dựng như: gang thép Thái Nguyên, nhiệt điện Uông Bí,...

+ Nông nghiệp: Ưu tiên phát triển các nông lâm trường quốc doanh, thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao, nhiều hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn / ha...

+ Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển, góp phần củng cố quan hệ sản xuất mới, cải thiện đời sống nhân dân.

+ Giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không được củng cố.

+ Các ngành văn hóa, giáo dục có bước phát triển và tiến bộ đáng kể, số học sinh phổ thông và đại học tăng; ngành y tế mở rộng mạng lưới đến tận huyện, xã.

+ Miền Bắc còn làm tròn nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho miền Nam một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men,...

5. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 - 1965).

a. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam.

+ Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” - một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy cùng với vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

+ Được sự hỗ trợ của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”, nhằm tách dân khỏi cách mạng, tiến tới bình định miền Nam.

+ Mĩ và chính quyền Sài Gòn còn tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới nhằm ngăn chặn mọi sự chi viện cho miền Nam.



b. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

+ Trên mặt trận chống phá “bình định”, ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và phá “ấp chiến lược”.

+ Trên mặt trận quân sự, quân và dân ta giành thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2 - 1 - 1963. Thắng lợi này khẳng định ta có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, làm dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

+ Các cuộc đấu tranh chính trị của tăng ni, Phật tử, của quần chúng nhân dân,... đã khiến cho Mĩ phải làm cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của anh em Diệm - Nhu (1 - 11 - 1963).

+ Với các chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên Hòa),... trong đông - xuân 1964 - 1965 trên khắp miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ.

II. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973).

1. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 - 1968).

a. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam.

+ Sau khi chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị thất bại, Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968). Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn, lúc cao nhất là gần 1,5 triệu quân.

+ Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ liên tiếp mở các cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi), tiếp đó là hai cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 bằng các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.

b. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.

+ Nhân dân ta chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” với ý chí “Quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”, mở đầu là thắng lợi lớn ở Vạn Tường - Quảng Ngãi (8 - 1965). Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cho cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam, với thắng lợi này đã chứng minh khả năng ta có thể đánh thắng Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

+ Tiếp theo, quân dân miền Nam đã đánh bại các cuộc hành quân càn quét lớn của Mĩ trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967.

+ Trên mặt trận chính trị, các phong trào đấu tranh của quần chúng nổ ra từ thành thị đến nông thôn, phá vỡ từng mảng “ấp chiến lược”... Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.



c. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).

+ Hoàn cảnh lịch sử: Bước vào xuân 1968, so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta; đồng thời lợi dụng mâu thuẫn trong năm bầu cử Tổng thống ở Mĩ, ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị, nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn,... buộc Mĩ phải đàm phán, rút quân về nước.

+ Diến biến: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân (đêm 30 rạng ngày 31 - 1 - 1968). Tại Sài Gòn, Quân giải phóng đã tiến công các vị trí đầu não như tòa Đại sứ Mĩ, Dinh Độc Lập,...Tổng số: 37/44 tỉnh; 4/6 đô thị lớn; 64/242 quận lị đồng loạt nổi dậy.

+ Ý nghĩa: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh, tức thừa nhận thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, chấm dứt ném bom phá hoại miền Bắc và buộc phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pa-ri.

2. Miền bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất (1965 - 1968).

a. Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.

+ Mĩ dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” (8 - 1964), cho máy bay ném bom miền Bắc.

+ Đến ngày 7 - 2 - 1965, lấy cớ “trả đũa” việc Quân giải phóng tiến công doanh trại quân Mĩ ở Plâycu, Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.

b. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất.

+ Trong chiến đấu: Miền Bắc kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào đắp công sự,... Tính đến ngày 1 - 1 - 1968, miền Bắc đã bắn rơi, phá hủy 3.243 máy bay, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn phi công, bắn cháy và bắn chìm 143 tàu chiến.

+ Trong sản xuất: Miền Bắc cũng lập được những thành tích quan trọng:

- Về nông nghiệp, diện tích được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng.

- Về công nghiệp, kịp thời sơ tán và ổn định sản xuất, đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân.

- Giao thông vận tải vẫn đảm bảo được sự thông suốt, đáp ứng được yêu cầu phục vụ chiến đấu, sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.



c. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn.

+ Tuyến đường vận chuyển chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển được khai thông từ tháng 5 - 1959.

+ Trong 4 năm, miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội và hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược,... phục vụ cho miền Nam đánh Mĩ.

3. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 - 1973).

a. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.

+ Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh”.

+ Lực lượng tiến hành cuộc chiến tranh là quân đội Sài Gòn kết hợp với hỏa lực Mĩ, vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự.

+ Quân đội Sài Gòn được sử dụng như là lực lượng xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Cam-pu-chia năm 1970, Lào năm 1971, thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương



b. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.

+ Trên mặt trận chính trị:

- Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời (6 - 1969) là thắng lợi chính trị đầu tiên trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

- Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp (4 - 1970) để biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chống Mĩ.

- Khắp các đô thị, phong trào của các tầng lớp nhân dân diễn ra liên tục. Đặc biệt ở Huế, Sài Gòn, phong trào của học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ.



+ Trên mặt trận quân sự:

- Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn (từ tháng 4 - 1970).

- Từ tháng 2 đến tháng 3 - 1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm chiếm giữ Đường 9 - Nam Lào, quét sạch chúng khỏi nơi đây.

c. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

+ Từ ngày 30 - 3 - 1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu.

+ Đến cuối tháng 6 - 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn tên địch.

+ Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc Mĩ phải “Mĩ hóa” trở lại, tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.



4. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969 - 1973).

a. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa.

+ Về nông nghiệp, ta có một số chủ trương khuyến khích sản xuất. Chăn nuôi được đưa lên thành ngành chính. Nhiều hợp tác xã đạt 6 đến 7 tấn / ha. Năm 1970, sản lượng lương thực tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 1968.

+ Về công nghiệp, các cơ sở công nghiệp bị tàn phá trong chiến tranh đã nhanh chóng khôi phục, nhiều công trình đang làm dở được ưu tiên đầu tư xây dựng tiếp. Giá trị sản lượng công nghiệp tăng năm 1971 tăng 142 % so với năm 1968.

+ Giao thông vận tải nhanh chóng được khôi phục, bảo đảm giao thông thông suốt.



b. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.

+ Ngày 16 - 4 - 1972, Mĩ tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai.

+ Trong điều kiện chiến tranh, các hoạt động sản xuất, xây dựng miền Bắc không bị ngừng trệ, giao thông vẫn bảo đảm thông suốt.

+ Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12 - 1972. Quân và dân miền Bắc đã làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri (27 - 1 - 1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.



5. Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

+ Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí ngày 27 - 1 - 1973, nội dung gồm:

- Hoa kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua Tổng tuyển cử tự do.

+ Với Hiệp định Pa-ri, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo cơ sở thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.


Каталог: Data -> upload -> files
files -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
files -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
files -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Đề cương ôn tập Vật lý 12 LỜi nóI ĐẦU
files -> BỘ NÔng nghiệp và ptnt
files -> HƯỚng dẫn khai và chứng nhận Lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-knđ), Lý lịch đảng viên (Mẫu 1-hsđV), Phiếu đảng viên (Mẫu 2 – hsđV) và Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên
files -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
files -> Serial key đến năm 2038
files -> Tổng số các đề tài đã đăng ký: 19 I. Chuyên ngành Vật liệu Điện tử: 09 đề tài
files -> BỘ TÀi chính số: 55/2006/tt-btc

tải về 1.11 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương