LỚP 6 Mở đầu: SƠ LƯỢc về MÔn lịch sử


Chủ đề 5. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY



tải về 1.11 Mb.
trang12/15
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.11 Mb.
#25385
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Chủ đề 5.

CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

I. Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã diễn ra với những nội dung phong phú và toàn diện, tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng và những hệ quả về nhiều mặt là không thể lường hết được.

+ Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là:

- Những phát minh to lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản như Toán học, Vật lí, Hóa học và Sinh học (cừu đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, bản đồ gen người,...).

- Những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới như: máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động,..

- Tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú như: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...

- Sáng chế ra những vật liệu mới như: pôlime (chất dẻo), những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng,...

- Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

- Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc (máy bay siêu thanh, tàu siêu tốc, mạng In-ter-net,...).

- Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực du hành vũ trụ.



II. Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

+ Ý nghĩa, tác động tích cực:

- Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

- Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

+ Hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra):

- Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt; khai thác cạn kiệt tài nguyên, hủy diệt và làm ô nhiễm môi trường sinh thái; những tai nạn lao động và giao thông; các loại dịch, bệnh mới,... Trong đó hậu quả tiêu cực lớn nhất là cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, sinh thái.


LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Chủ đề 1.

VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1930.
I. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

+ Nguyên nhân:

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ, tư bản Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.

+ Chính sách khai thác của Pháp:

- Trong nông nghiệp, Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su, làm cho diện tích trồng cây cao su tăng lên nhanh chóng.

- Trong công nghiệp, Pháp chú trọng khai mỏ, số vốn đầu tư tăng; nhiều công ti mới ra đời. Pháp còn mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến.

- Về thương nghiệp, phát triển hơn trước; Pháp độc quyền, đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam.

- Trong giao thông vận tải, đầu tư phát triển thêm đường sá, cầu cống, bến cảng; đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn.



- Về ngân hàng, ngân hàng Đông Dương nắm độc quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương.

* So sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất về mục đích, quy mô:

- Mục đích: Nếu như cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tuân theo quy luật chung của chủ nghĩa đế quốc, đó là biến thuộc địa thành nguồn cung cấp tài nguyên cho nền công nghiệp của mình và đồng thời là thị trường tiêu thụ các sản phẩm của nền công nghiệp đó; thì cuộc khai thác lần thứ hai chủ yếu để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra đối với nền kinh tế nước Pháp. Tuy nhiên, mục đích chung vẫn giống nhau ở chỗ đều là vơ vét, bóc lột các thuộc địa.

- Quy mô, mức độ:

Đợt khai thác lần thứ hai có quy mô lớn hơn rất nhiều. Tổng số vốn được đầu tư vào Việt Nam từ 1919 đến 1929 lên đến 8 tỷ FR. Điểm giống nhau là số vốn đầu tư đều chú trọng vào việc khai thác mỏ, đồn điền cao su. Các đồn điền cao su được mở rộng. Diện tích trồng cao su từ 15.000 hecta năm 1924 lên đến 120.000 hecta vào năm 1930. Hoạt động khai thác mỏ cũng phát triển tăng vọt. Vào năm 1923 có 496 mỏ được khai thác thì đến năm 1929 có đến 17.685 mỏ. Đa số các mỏ ấy tập trung ở Bắc Kì.

Nếu như đợt khai thác lần thứ nhất, Pháp chủ yếu xuất khẩu những sản phẩm thô, công nghệ chế biến tại chỗ không được chú ý. Chỉ một số rất ít được thành lập như các hãng xay xát lúa tại Nam Kì, một vài hãng dệt ở Bắc Kì thì đợt khai thác lần hai đã mở thêm một số cơ sở chế biến lớn hơn.

Mạng lưới giao thông vận tải, đường sá lần thứ hai được đầu tư thêm đường sắt nối Đông Dương ở một số đoạn. Còn về cơ bản, cả hai lần khai thác thuộc địa đều giống nhau về chính sách độc quyền thương mại, đánh thuế nặng hàng hóa nhập khẩu... Và đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cạn kiệt, nông nghiệp giẫm chân tại chỗ, công nghiệp phát triển nhỏ giọt, què quặt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.



2. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục.

+ Về chính trị, Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”, thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố,...

+ Về văn hóa giáo dục, Pháp khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học,... lợi dụng sách báo để tuyên truyền chính sách “khai hóa” của thực dân và gieo rắc tư tưởng hòa bình, hợp tác với Pháp...

3. Xã hội Việt Nam phân hóa.

+ Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng câu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân. Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.

+ Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp, tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến.

+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, tăng nhanh về số lượng, nhưng bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng của cách mạng.

+ Giai cấp nông dân chiếm trên 90 % dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hóa, đây là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.

+ Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị áp bức và bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước,... vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.



II. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

1. Ảnh hưởng của Cánh mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới.

+ Cách mạng XHCN tháng Mười Nga thành công đã thức tỉnh nhân dân Việt Nam...

+ Phong trào cách mạng thế giới: tháng 3 - 1919, Quốc tế Cộng sản thành lập; Đảng Cộng sản ra đời ở nhiều nước (Pháp 1920, Trung Quốc 1921), tạo điều kiện cho việc truyền bá tư tưởng Mác - Lê-nin vào Việt Nam.

2. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 - 1925).

+ Tầng lớp tư sản dân tộc chủ yếu đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế như (phong trào chấn hưng hàng nội hóa, bài trừ ngoại hóa). Để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhằm gây áp lực với Pháp, tư sản dân tộc đã thành lập Đảng Lập hiến, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ, nhưng khi được Pháp nhượng bộ cho một số quyền lợi, họ lại sẵn sàng thỏa hiệp.

+ Tầng lớp tiểu tư sản trí thức: tập hợp trong những tổ chức chính trị như Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Việt Nam Nghĩa đoàn, Đảng Thanh niên... với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi:

- Xuất bản những tờ báo tiến bộ để cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Diện (Quảng Châu - Trung Quốc) (tháng 6 - 1924) đã mở màn cho một thời kì đấu tranh mới của dân tộc.

- Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Châu Trinh (1926) v.v...



+ Phong trào công nhân (1919 - 1925).

+ Do bị áp bức, bóc lột nặng nề, lại được sự cổ vũ của các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ ở Pháp và (Hương Cảng - Trung Quốc); ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương, Sài Gòn,... phong trào công nhân có những bước phát triển mới. Không chỉ đơn thuần là đòi quyền lợi kinh tế mà còn các quyền khác, thành lập tổ chức Công hội bí mật...

+ Cuộc đấu tranh của công nhân ở thời kì này tuy còn lẻ tẻ, rời rạc, nhưng ý thức giai cấp đã phát triển nhanh chóng làm cơ sở cho các tổ chức và các phong trào chính trị cao hơn sau này.

+ Năm 1925, cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Sài Gòn thắng lợi, đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.



III. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919 - 1925).

1. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923).

+ Tháng 6 - 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản yêu sách đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

+ Tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn toàn tin theo Lê-nin và đứng về Quốc tế thứ ba.

+ Tháng 12 - 1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước: đó là con đường CM vô sản, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

+ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội liên hiệp Thuộc địa. Năm 1922, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ, viết bài cho các báo Nhân đạo, viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên được bí mật chuyển về Việt Nam.

2. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 - 1924).

+ Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó ở lại Liên Xô vừa học tập nghiên cứu vừa làm việc (viết bài cho báo Sự thật và tạp chí Thư tín Quốc tế).

+ Năm 1924, tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Nguyễn Ái Quốc đã đọc tham luận về Nhiệm vụ cách mạng ở các nước thuộc địa và mối quan hệ giữa cách mạng ở các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở các nước đế quốc.

Những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận được dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là bước chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.



3. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924 - 1925).

+ Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người đã tiếp xúc với các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam và thanh niên yêu nước mới sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn (6 - 1925).

+ Người đã lập ra báo Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc đã được tập hợp và in thành sách Đường Kách mệnh (1927), nêu ra phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

+ Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tiến hành “vô sản hóa”, góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam.



IV. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

1. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926 - 1927).

+ Trong hai năm 1926 - 1927, nhiều cuộc bãi công của công nhân liên tiếp nổ ra như các cuộc bãi công của nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Tiêm và Phú Riềng,...

+ Phong trào mang tính thống nhất trong toàn quốc và mang tính chính trị, có sự liên kết với nhau ở nhiều ngành, nhiều địa phương. Tình hình đó chứng tỏ trình độ giác ngộ của giai cấp công nhân đã nâng lên.

+ Phong trào nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước, nhiều tổ chức cách mạng lần lượt ra đời.



2. Tân Việt Cách mạng Đảng (7 - 1928).

+ Hội Phục Việt sau nhiều lần đổi tên, đến tháng 7 - 1928, lấy tên là Tân Việt Cách mạng Đảng. Thành phần của đảng chủ yếu là những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước. Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.

+ Hoạt động:

- Khi mới thành lập, mới là một tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ rệt.

- Do ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nhiều đảng viên của Tân Việt đã đi theo Hội.

- Nội bộ Tân Việt đã phân hóa thành hai khuynh hướng: khuynh hướng cải lương (đứng trên lập trường quốc gia tư sản) và khuynh hướng vô sản.

- Những đảng viên tích cực nhất của Tân Việt đã họp lại, chuẩn bị thành lập một Đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

3. Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930).

+ Việt Nam Quốc dân đảng:

- Bối cảnh ra đời: do sự phát triển mạnh của phong trào dân tộc dân chủ, ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng bên ngoài,... ngày 25 - 12 - 1927, Việt Nam Quốc dân đảng ra đời do Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Phó Đức Chính sáng lập trên cơ sở hạt nhân ban đầu là Nam Đồng thư xã; có ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc với chủ nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn...

- Những điểm chính về chính trị, tư tưởng và tổ chức: đây là một chính đảng chính trị theo xu hướng cách mạng dân tộc, dân chủ tư sản; mục tiêu của đảng là đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền; tổ chức chưa thành hệ thống, ít cơ sở quần chúng, thành phần phức tạp (tư sản, học sinh, sinh viên, công chức, thân hào, binh lính, hạ sĩ quan,...), dễ bị kẻ thù lợi dụng.

+ Khởi nghĩa Yên Bái:

- Bị động trước tình thế thực dân Pháp tiến hành khủng bố sau vụ mưu sát Ba-danh, mặc dù bị tổn thất nặng, nhưng những người chủ chốt còn lại đã quyết định khởi nghĩa với khẩu hiệu: “Không thành công thì cũng thành nhân”.

- Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái đêm 9 - 2 - 1930, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí của ông bị Pháp xử chém...

- Nguyên nhân thất bại: do thực dân Pháp còn mạnh, bản thân Việt Nam Quốc dân đảng còn non kém về chính trị, tổ chức; cuộc khởi nghĩa lại nổ ra trong tình thế bị động...

- Ý nghĩa: cổ vũ lòng yêu nước và ý chí căm thù của nhân dân ta với bè lũ cướp nước và tay sai...

4. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929.

+ Hoàn cảnh: Cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nhân đi theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để lãnh đạo cách mạng.

+ Quá trình ra đời:

- Trong nội bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phân biệt thành hai tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng thành lập ở Bắc Kì (tháng 6 - 1929), An Nam Cộng sản đảng thành lập ở Nam Kì (tháng 8 - 1929).

- Bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng đã thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (tháng 9 - 1929).

+ Ý nghĩa lịch sử: Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong vòng chưa đầy 4 tháng, chứng tỏ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc, chứng tỏ các điều kiện thành lập đảng cộng sản ở Việt Nam đã chín muồi.
Chủ đề 2.

VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1939.
I. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3 - 2 - 1930).

+ Hoàn cảnh lịch sử:

- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng dân tộc, dân chủ phát triển. Trước sự phát triển của phong trào, đế quốc, phong kiến và bọn tay sai đã điên cuồng đàn áp.

- Ba tổ chức cộng sản ra đời song lại hoạt động riêng rẽ, công kích, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, không có lợi cho phong trào cách mạng.

- Yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam là phải có một chính đảng thống nhất trong cả nước. Quốc tế Cộng sản đã ủy nhiệm cho Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Hội nghị đã họp từ (ngày 6 tháng 1 năm 1930 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930), tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).



+ Nội dung Hội nghị:

- Hội nghị đã tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Thông qua Chính cương , Sách lược và Điều lệ (vắn tắt) của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Nội dung của chính cương, sách lược vắn tắt: (Đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam.. Mang tính chất dân tộc và giai cấp sâu sắc).

- Nguyễn Ái Quốc đã ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Ngày 24 - 2 - 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, ba tổ chức cộng sản đã hợp nhất thành một đảng duy nhất.



+ Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng:

- Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.( Sau này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã quyết định lấy ngày 3 - 2 hằng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng).

- Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.

2. Luận cương chính trị (10/1930)

+ Hội nghị lần thứ nhất BCH TW Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) tháng 10 - 1930, đã quyết định:

- Đổi tên đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Bầu Ban Chấp hành TW chính thức và cử Trần Phú làm Tổng Bí thư.

- Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo..



+ Nội dung cơ bản của Luận cương:

- Khẳng định tính chất của CM Đông Dương lúc đầu là một cuộc CM tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì TBCN mà tiến thẳng lên con đường XHCN.

- Nhiệm vụ của cách mạng TSDQ: Đánh đổ ĐQ và PK, hai nhiệm vụ này quan hệ khăng khít với nhau.

- Động lực chính của CM: Vô sản và nông dân, trong đó giai cấp vô sản lãnh đạo.

- Vị trí CM VN: Quan hệ mật thiết với CMTG.

- Phương pháp đấu tranh: Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đa số quần chúng,...phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp. Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của CMVN là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.



3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng:

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở VN; là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN.

- Là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.

- Từ đây cách mạng Việt Nam đã trở thành bộ phận của cách mạng thế giới.

- Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng VN.

II. Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1931.

1. Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng thừa, từ các nước tư bản lan nhanh sang các nước thuộc địa và phụ thuộc. Việt Nam là thuộc địa của Pháp, kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào Pháp nên chịu nhiều hậu quả nặng nề:

- Về kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp đều bị suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm,...

- Về xã hội: đời sống mọi giai cấp, tầng lớp đều bị ảnh hưởng. Đã thế còn phải gánh chịu hậu quả của thiên tai như: lụt lội, hạn hán, mất mùa...

- Thực dân pháp còn đẩy mạnh khủng bố, đàn áp, tăng thuế,... làm cho tinh thần cách mạng của nhân dân ta càng lên cao.

2. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh.

+ Nửa đầu năm 1930, phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã nổ ra mạnh mẽ khắp cả nước. Tiêu biểu là ngày 1 - 5 - 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân và nông dân cả nước đã tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động dưới nhiều hình thức để biểu dương lực lượng và tỏ rõ sự đoàn kết với vô sản thế giới.

+ Phong trào nổ ra mạnh mẽ nhất ở Nghệ - Tĩnh:

- Tháng 9 - 1930, phong trào công - nông đã phát triển dến đỉnh cao với những cuộc đấu tranh quyết liệt như: tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công cơ quan chính quyền địch.

- Chính quyền của đế quốc, phong kiến ở nhiều huyện bị tê liệt, nhiều xã tan rã. Các Ban Chấp hành Nông hội xã do các Chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết. Lần đầu tiên, nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện thuộc hai tỉnh Nghệ - Tĩnh.

- Chính quyền cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ, chia lại ruộng đất,...

- Xô viết Nghệ - Tĩnh diễn ra được 4 - 5 tháng thì bị đế quốc phong kiến tay sai đàn áp. Từ giữa năm 1931, phong trào tạm thời lắng xuống.

+ Ý nghĩa lịch sử của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh:

- Đây là sự kiện trọng đại trong lịch sử nước ta. Lần đầu tiên, liên minh công nông được thiết lập để chống đế quốc, phong kiến và đã giáng một đòn mạnh mẽ vào nền thống trị của đế quốc phong kiến. Chứng tỏ sức mạnh của công nhân và nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có khả năng đánh đổ chính quyền của thực dân phong kiến, xây dựng xã hội mới.

- Đây là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng để chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám sau này.

3. Lực lượng cách mạng được phục hồi.

+ Khi địch khủng bố, các cơ quan lãnh đạo và các cơ sở của Đảng đã bị phá vỡ.

+ Các đảng viên cộng sản và những người yêu nước vẫn tiếp tục đấu tranh để khôi phục và gây dựng lại phong trào:

- Ở trong tù, các đảng viên cộng sản đã kiên cường đấu tranh.

- Những đảng viên ở bên ngoài tìm mọi cách gây dựng lại cơ sở và phong trào quần chúng.

+ Tháng 3 - 1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc) đưa CMVN sang giai đoạn mới.



III. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939.

1. Tình hình thế giới và trong nước.

+ Tình hình thế giới:

- Chủ nghĩa phát xít được thiết lập và lên nắm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, trở thành mối nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới mới đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.

- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935) đề ra những chủ trương mới: thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm tập trung lực lượng chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

- Ở Pháp, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa. Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả.



+ Trong nước: Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế cùng những chính sách phản động của thực dân Pháp ở thuộc địa đã làm cho đời sống nhân dân ta càng đói khổ, ngột ngạt.

2. Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ.

+ Chủ trương của Đảng:

- Xác định kẻ thù trước mắt là bọn phản động Pháp và tay sai.

- Nhiệm vụ là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi tự do, cơm áo, hòa bình.

- Chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

- Hình thức đấu tranh: hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.



Каталог: Data -> upload -> files
files -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
files -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
files -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Đề cương ôn tập Vật lý 12 LỜi nóI ĐẦU
files -> BỘ NÔng nghiệp và ptnt
files -> HƯỚng dẫn khai và chứng nhận Lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-knđ), Lý lịch đảng viên (Mẫu 1-hsđV), Phiếu đảng viên (Mẫu 2 – hsđV) và Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên
files -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
files -> Serial key đến năm 2038
files -> Tổng số các đề tài đã đăng ký: 19 I. Chuyên ngành Vật liệu Điện tử: 09 đề tài
files -> BỘ TÀi chính số: 55/2006/tt-btc

tải về 1.11 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương