Lớp 11 nc giáo viên : Trần Thị Bích Thuận trưỜng thpt chuyên lưƠng văn cháNH



tải về 1.51 Mb.
trang9/18
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích1.51 Mb.
#7257
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18

IV. Hướng dẫn tự học

1. Bài vừa học : Nắm vững

- Qua trình thực dân xâm lược Đông Nam Á .

- Những nét chính về phong trào đấu tranh của nhân dân các nước ĐNA.

- Đặc điểm của phong trào đấu tranh ở các nước ĐNA .



2. Bài sắp học : Tìm hiểu

- Quá trình châu Phi bị các nước ĐQ xâm lược .

- Phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi .


Chương V

CÁC NƯỚC CHÂU PHI ,

MỸ LATINH THỜI CẬN ĐẠI
Ngày 28/11/2008

Tiết 29

Bài 19 CHÂU PHI
I. Mục tiêu bài học

Học xong bài này , HS :



1. Về kiến thức

- Biết rõ nguyên nhân và quá trình xâm lược châu Phi của các nước thực dân đế quốc .

- Hiểu được chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi .

- Trình bày được những nét chính về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi .



2. Về kỹ năng : Nâng cao các kỹ năng học tập bộ môn và biết liên hệ những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hiện nay .

3. Về thái độ : Có tinh thần đoàn kết quốc tế , ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống chủ nghĩa thực dân .

II. Thiết bị , tài liệu dạy học

- Lược đồ châu Phi .

- Tài liệu tham khảo liên quan .

III. Nội dung và phương pháp

1. Kiểm tra bài cũ

- Phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân 3 nước Đông Dương . Đặc điểm ?

- Vì sao , Xiêm vẫn giữ được độc lập ?

2. Bài mới : GV giới thiệu vào bài .


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cơ bản

Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân

GV nêu câu hỏi : Khái quát tình hình châu Phi trước khi bị xâm lược ?

HS theo dõi SGK , trả lời .

GV nhận xét và chốt lại :

- Là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại , có nền văn hóa lâu đời.

- Mỗi quốc gia có trình độ phát triển khác nhau về kinh tế , chính trị - xã hội, nhiều nơi còn rất lạc hậu .

- Có vị trí chiến lược , giàu tài nguyên thiên nhiên , nguồn nhân công rẻ mạt ...

Trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây .



Hoạt động 2 : Cả lớp và cá nhân

Sử dụng lược đồ châu Phi , giới thiệu , nêu câu hỏi : Trình bày quá trình thực dân xâm lược châu Phi ?

HS theo dõi SGK kết hợp với lược đồ để trình bày .

GV nhận xét và chốt lại :- Từ cuối thế kỷ XIX ( sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê ) đến đầu thế kỷ XX , các nước tư bản phương Tây hoàn thành việc phân chia thuộc địa ở châu Phi .

- Anh chiếm 32% diện tích châu Phi .

- Pháp : 28%

- I-ta-li-a : 8%

- Đức : 7,5%

- Bỉ 7,5%

- BĐN : 6,5%



Hoạt động 3 : Cá nhân

GV nêu câu hỏi : Nhận xét về sự phân chia thuộc địa ở châu Phi?

HS suy nghĩ để trả lời .

GV nhận xét và chốt lại : Sự phân chia không đồng đều giữa các nước đế quốc . Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc .



Hoạt động 4 : Cả lớp và cá nhân

GV nêu câu hỏi : Trình bày nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân ở châu Phi ?

HS tìm hiểu SGK , trả lời .

GV nhận xét và chốt lại :

- Chế độ cai trị hà khắc của CNTD đã làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập .

- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu :

+ Ở An-giê-ri : Khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe kéo dài 1830-1847 .

+ Ở Ai Cập : Phong trào "Ai Cập trẻ" (1879-1882).

+ Ở Xu-đăng : Cuộc kháng chiến "thần thánh" dưới sự lãnh đạo của nhà truyền giáo Mu-ha-mét Át-mét .

+ Ê-ti-ô-pi-a , Li-bê-ri-a : Kháng chiến chống thực dân bảo vệ được độc lập dân tộc hồi cuối thế kỷ XIX-đầu XX .

GV hỏi tiếp : Nhận xét về phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi trong thế kỷ XIX ?

HS theo dõi SGK kết hợp suy nghĩ , trả lời .

GV nhận xét và kết luận : Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi , quyết liệt song do trình độ tổ chức thấp, chênh lệch quá lớn bị đàn áp .


1. Vài nét về châu Phi trước khi bị xâm lược

- Là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại , có nền văn hóa lâu đời.

- Mỗi quốc gia có trình độ phát triển khác nhau về kinh tế , chính trị - xã hội, nhiều nơi còn rất lạc hậu .

- Có vị trí chiến lược , giàu tài nguyên thiên nhiên , nguồn nhân công rẻ mạt ...

Trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây .

2. Các nước đế quốc xâm lược và phân chia châu Phi

- Từ cuối thế kỷ XIX ( sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê ) đến đầu thế kỷ XX , các nước tư bản phương Tây hoàn thành việc phân chia thuộc địa ở châu Phi .

+ Anh chiếm Ai Cập , kiểm soát kênh đào Xuy-ê , Nam Phi , Tây Ni-giê-ri-a..

+ Pháp chiếm Tây Phi , Ma-đa-ga-xca,

An-giê-ri , Tuy-ni-di...

+ Đức chiếm Ca-mơ-run , Tô-gô , Tây Nam Phi , Tan-da-ni-a .

+ Bỉ chiếm phần lớn Công-gô .

+ BĐN chiếm Mô-dăm-bích , Ăng-gô-la , và một phần Ghi-nê .



3. Phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi

- Chế độ cai trị hà khắc của CNTD đã làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập .

- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu :

+ Ở An-giê-ri : Khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe kéo dài 1830-1847 .

+ Ở Ai Cập : Phong trào "Ai Cập trẻ" (1879-1882).

+ Ở Xu-đăng : Cuộc kháng chiến "thần thánh" dưới sự lãnh đạo của nhà truyền giáo Mu-ha-mét Át-mét .

+ Ê-ti-ô-pi-a , Li-bê-ri-a : Kháng chiến chống thực dân bảo vệ được độc lập dân tộc hồi cuối thế kỷ XIX-đầu XX .

Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi , quyết liệt song do trình độ tổ chức thấp, chênh lệch quá lớn bị đàn áp .




IV. Hướng dẫn tự học

1. Bài vừa học : Nắm vững

- Quá trình xâm lược châu Phi của CNTD . Đặc điểm việc phân chia thuộc địa .

- Phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi .

1. Bài sắp học : Tìm hiểu

- Quá trình xâm lược của CNTD châu Âu vào khu vực Mỹ Latinh . Vì sao vùng Trung và Nam Mỹ được gọi là Mỹ Latinh ?

- Các phong trào đấu tranh giành độc lập đầu thế kỷ XIX .

- Chính sách bành trướng của Mỹ đối với Mỹ Latinh .



Ngày 29/11/2008

Tiết 30

Bài 20 KHU VỰC MỸ LATINH
I. Mục tiêu bài học

Học xong bài này , HS :



1. Về kiến thức : Có những hiểu biết về chế độ thực dân và cuộc đấu tranh của nhân dân Mỹ Latinh chhóng sự lệ thuộc nước ngoài , đặc biệt là Mỹ .

2. Về kỹ năng : Rèn luyệnn kỹ năng thực hành bộ môn , phân tích tài liệu - sự kiện , rút ra kết luận .

3. Về thái độ

- Đồng tình , ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Mỹ Latinh .

- Lên án sự áp bức , bóc lột của chủ nghĩa thực dân .

II. Thiết bị , tài liệu dạy - học

- Lược đồ khu vực Mỹ Latinh .

- Tranh , ảnh và tài liệu liên quan .

III. Nội dung và phương pháp

1. Kiểm tra bài cũ

- Nguyên nhân và quá trình thực dân xâm lược châu Phi .

- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi chống chủ nghĩa thực dân .

2. Bài mới : GV giới thiệu vào bài .


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cơ bản

Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân

Sử dụng lược đồ Khu vực Mỹ Latinh , GV giới thiệu về khu vực này : Là một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của châu Mỹ , gồm một phần Bắc Mỹ , toàn bộ Trung , Nam Mỹ và các quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê . Trước khi Cri-xtốp Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mỹ , ở đây đã có thổ dân da đỏ ( người In-đi-an ) sinh sống . Họ là chủ nhân của nhiều nền văn hóa nổi tiếng : May-a , In-ca , A-dơ-tếch...

Sau đó , GV nêu câu hỏi : Trình bày những nét cơ bản về sự xâm lược của thực dân châu Âu vào khu vực Mỹ Latinh ?

HS theo dõi SGK , trả lời .

GV nhận xét , bổ sung và chốt lại :

- Từ thế kỷ XV , thực dân châu Âu (chủ yếu là người TBN và BĐN ) đã xâm nhập và từng bước làm chủ hầu hết vùng này .

- Chính sách cai trị của thực dân hết sức tàn bạo :

+ Tàn sát dân bản địa , dồn đuổi họ vào rừng sâu để chiếm đất lập đồn điền ...

+ Đưa người da đen từ châu Phi sang để làm nô lệ .

Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ở đây sẽ nhất định nổ ra .

Gv hỏi tiếp : Vì sao Trung và Nam Mỹ được gọi là khu vực Mỹ Latinh ?

HS theo dõi SGK , suy nghĩ trả lời .

GV nhận xét và chốt lại : Thuộc địa của TBN , BĐN nên họ nói tiếng TBN , BĐN thuộc ngữ hệ Latinh ( phân biệt với cư dân vùng Bắc Mỹ nói tiếng Anh và Pháp )

Hoạt động 2 : Cả lớp và cá nhân

GV nêu câu hỏi : Nêu những nét chính của phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XIX ở Mỹ Latinh ?

HS theo dõi SGK , trả lời .

GV nhận xét , chốt lại thành bảng niên biểu :




Nước

Phong trào đấu tranh

Kết quả


Mê-hi-cô

Cuộc đấu tranh chống thực dân TBN nổ ra vào tháng 9/1810dưới sự lãnh đạo của linh mục Mi-sen Hi-đan-gô

Năm 1821 , thành lập nước cộng hòa .

Ác-hen-ti-na

Năm 1810 , bùng nổ khởi nghĩa vũ trang chống thực dân TBN .

Năm 1816 , thành lập nước cộng hòa .


Cô-lôm-bi-a

Phong trào đấu tranh chống thực dân TBN dưới sự lãnh đạo của Si-môn Bô-li-va .

Năm 1819 , thành lập nước cộng hòa Cô-lôm-bi-a .


Thượng Pê-ru

Đấu tranh chống TBN

Năm 1825 , thành lập nền cộng hòa (sau đổi thành Bô-li-vi-a)


Bra-xin

Phong trào đấu tranh chống thực dân BĐN.

Năm 1822 , độc lập nhưng vẫn giữ thể chế quân chủ cuộc đấu tranh cho nền cộng hòa vẫn tiếp diễn .


Hoạt động 3 : Cả lớp và cá nhân

GV nêu câu hỏi : Trình bày chính sách bành trướng của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh ?

HS theo dõi SGK , trả lời .

GV nhận xét , giải thích và kết luận :

- Sau khi giành được độc lập , các nước Mỹ Latinh phát triển theo con đường TBCN , nhiều nước Mỹ Latinh có bước tiến bộ về kinh tế , xã hội ...

- Dưới danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mỹ , Mỹ đã khống chế , biến khu vực Mỹ Latinh thành "Sân sau" của Mỹ .

+ Thực chất là nhằm loại bỏ chủ nghĩa thực dân châu Âu ra khỏi khu vực này .

+ Thực chất là dùng chiêu bài "đoàn kết giúp đỡ" để tổ chức các nước này thành một khối phụ thuộc vào Mỹ .

+ Với chiêu bài "giải phóng các dân tộc bị TBN nô dịch" . Thực chất là chiếm những vùng quan trọng .

+ Đầu thế kỷ XX , áp dụng chính sách "Cái gậy lớn"( mua cổ phần đã vỡ nợ của công ty Pháp trong việc đào kênh , mua lại của Co-lôm-bi-a vùng đất có kênh Panama chạy qua nhưng không thực hiện được . Tiến hành đảo chính ở Panama lập nền "cộng hòa Panama" , chính phủ Panama ký hiệp ước nhường cho Mỹ đặc quyền đào kênh , được xây dựng đường sắt và pháo đài dọc theo kênh ấy .Đây là sự kiện đặc biệt mở đường cho Mỹ làm bá chủ Mỹ Latinh và cả Viễn Đông .Tổng thống Rudơven gọi là "Chính sách cái gậy lớn")và "Ngoại giao đồng đôla" ...




1. Chế độ thực dân ở khu vực Mỹ Latinh

- Từ thế kỷ XV , thực dân châu Âu (chủ yếu là người TBN và BĐN ) đã xâm nhập và từng bước làm chủ hầu hết vùng này .

- Chính sách cai trị của thực dân hết sức tàn bạo .

Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ở đây sẽ nhất định nổ ra .



2. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc đầu thế kỷ XIX

- Cuối thế kỷ XVIII , dưới ảnh hưởng của chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ ( 1776 ) , CMTS Pháp ( 1789 ) nhân dân Mỹ Latinh nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân . Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nhân dân Ha-i-ti ( 1791 ), gây tiếng vang lớn và cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh .

- Các phong trào đấu tranh đầu thế kỷ XIX ( Bảng niên biểu )
Cuộc đấu tranh ở Mỹ Latinh mang tính chất là cuộc CMTS , làm tan rã hoàn toàn hệ thống thuôc địa lâu đời của TBN , BĐN làm xuất hiện một loạt quốc gia độc ( Trừ đảo Cu-ba , đảo Pu-éc-tô Ri-cô , quần đảo Ăng-ti...)

3. Các nước Mỹ Latinh sau khi giành độc lập và chính sách bành trướng của Mỹ

- Sau khi giành được độc lập , các nước Mỹ Latinh phát triển theo con đường TBCN , nhiều nước Mỹ Latinh có bước tiến bộ về kinh tế , xã hội ...

- Dưới danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mỹ , Mỹ đã khống chế , biến khu vực Mỹ Latinh thành "Sân sau" của Mỹ .

+ Năm 1823 , học thuyết Mơnrô "Châu Mỹ của người châu Mỹ".

+ Năm 1889, tổ chức "Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mỹ " được thành lập ( Liên Mỹ ) dưới sự chỉ huy của Mỹ .

+ Năm 1898 , gây chiến tranh với TBN.

+ Đầu thế kỷ XX , áp dụng chính sách "Cái gậy lớn" và "Ngoại giao đồng đôla"


IV. Hướng dẫn tự học

1. Bài vừa học : Nắm vững

- Quá trinh thực dân châu Âu xâm lược Mỹ Latinh .

- Chính sách cai trị của thực dân đối với Mỹ Latinh .

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XIX . Kết quả .

- Chính sách bành trướng của Mỹ đối với Mỹ Latinh .

2. Bài sắp học : Tìm hiểu

- Quan hệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất .

- Nguyên nhân , tính chất của chiến tranh .

- Diễn biến của chiến tranh .

- Kết cục của chiến tranh .

Chương VI

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914 - 1918 )
Ngày 08/12/2008

Tiết 31,32,33

Bài 21

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914 - 1918 )
I. Mục tiêu bài học

Học xong bài này , HS :



1. Về kiến thức

- Hiểu rõ nguyên nhân làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 - 1918 )

- Biết trình bày diễn biến chính , tính chất , kết cục của chiến tranh .

2. Về kỹ năng

- Biết trình bày diễn biến chiến sự qua lược đồ .

- Sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận , nhận định , đánh giá .

3. Về thái độ : Có thái độ căm ghét chiến tranh phi nghĩa , lên án CNĐQ - nguồn gốc của chiến tranh .



II. Thiết bị , tài liệu dạy - học

- Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất .

- Tranh , ảnh liên quan .

III. Nội dung và phương pháp

1. Kiểm tra bài cũ

- Chế độ thực dân của TBN , BĐN ở Mỹ Latinh như thế nào ?

- Phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XIX diễn ra như thế nào ? Kết quả và ý nghĩa ?

2. Bài mới : GV giới thiệu vào bài .

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cơ bản

Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân

GV nêu câu hỏi gợi nhớ cho HS : Sự phát triển của CNĐQ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX có đặc điểm gì nổi bật ?Hậu quả ?

HS theo dõi SGK , liên hệ kiến thức đã học để trả lời .

GV nhận xét , giảng giải và chốt lại :

- Sự phát triển không đồng đều về kinh tế , chính trị mâu thuẫn gay gắt giữa các nước ĐQ , đặc biệt là sự tranh chấp thuộc địa .

- Hình thành 2 khối ĐQ đối lập nhau , ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh .



Đức Anh

Phe


Phe Liên minh Áo-Hung Pháp Hiệp

ước


I-ta-li-a Nga

GV hỏi tiếp : Thời gian và quá trình hình thành 2 khối ĐQ nói lên điều gì ?

HS suy nghĩ , trả lời .

GV nhận xét , bổ sung và kết luận :

- Phe Liên minh nôn nóng gây chiến tranh hơn vì đang cần thuộc địa .

- Chuẩn bị sớm hơn nên có ưu thế hơn .



Hoạt động 2 : Cả lớp và cá nhân

GV nêu câu hỏi : Cho biết nguyên nhân sâu xa và duyên cớ dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất ?

HS theo dõi SGK , trả lời .

GV nhận xét , bổ sung và kết luận :

Từ năm 1912 - 1913 , tình hình trên bán đảo Ban-căng rất căng thẳng :

- Được sự ủng hộ của Nga , liên minh Ban-căng ( Xéc-bi , Bungari , Môntênêgrô , Hy lạp ) đánh thắng Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa quyền lợi của Đức , Áo - Hung tìm cách phá vỡ liên minh bằng cách xúi giục Bungari tấn công Xéc-bi và Hy Lạp ( 1913 ) với lý do tranh phần thắng sau khi đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ nhưng thất bại vì Xéc-bi được Nga ủng hộ Mâu thuẫn giữa Nga với Đức, Áo - Hung càng gay gắt .

- Ngày 28/6/1914 , Thái tử Áo - Hung Phrăng Xoa Phéc-đi-măng bị một người sinh viên Xéc-bi trong tổ chức khủng bố "Bàn tay đen" ám sát Cơ hội tốt cho phe Liên minh gây chiến .

Hoạt động 1 : Cá nhân

GV nêu câu hỏi : Vì sao gọi đây là cuộc chiến tranh thế giới? Tính chất của chiến tranh này là gì ?

HS suy nghĩ , trả lời .

GV nhận xét , bổ sung và kết luận : Lôi cuốn hơn 30 nước tham gia và còn ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đến tất cả các nước trên thế giới , kể cả các nước trung lập . Nó là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa .




Hoạt động 2 : Cả lớp và cá nhân

GV nêu câu hỏi : Diễn biến chính trong giai đoạn đầu của chiến tranh ? Điểm nổi bật trong giai đoạn đầu là gì ?

HS theo dõi SGK , suy nghĩ để trả lời .

GV sử dụng lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất để nhận xét , bổ sung và kết luận :

- Đức thắng Pháp , uy hiếp Pari , quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt .

- Nga tấn công Đức ở mặt trận phía Đông , Pháp có điều kiện phản công .

- Liên quân Đức , Áo - Hung tấn công Nga .

- Trận Véc-đoong ( từ tháng 2 đến tháng 12/1916 ) .

- Phong trào chống chiến tranh ; tình thế cách mạng xuất hiện ở nhiều nước châu Âu .

Điểm nổi bật trong giai đoạn đầu là : Thế cầm cự của 2 phe, hậu quả của chiến tranh đối với nhân dân lao động các nước .

Hoạt động 2 : Cả lớp và cá nhân

GV nêu câu hỏi : Diễn biến chính ở giai đoạn 2 của chiến tranh thế giới thứ nhất ?

HS theo dõi SGK , trả lời .

GV nhận xét và chốt lại theo SGK .



Hoạt động 3 : Nhóm

GV nêu câu hỏi cho mỗi nhóm :

- Nhóm 1 : Nét nổi bật trong giai đoạn thứ hai của chiến tranh thế giới thứ nhất là gì ?

- Nhóm 2 : Vì sao Mỹ tham gia chiến tranh muộn ?

- Nhóm 3 : Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công có tác động gì đến chiến tranh thế giới thứ nhất ?

HS các nhóm thảo luận , đại diện trả lời .

GV nhận xét , bổ sung và kết luận :

- Nhóm 1 : Nét nổi bật ở giai đoạn 2 là :

+ Mỹ tham chiến từ tháng 4/1917 , đứng về phe Hiệp ước .

+ Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917 đã thành công .

- Nhóm 2 : Mỹ tham chiến muộn vì : Lúc đầu Mỹ giữ thái độ trung lập , nhưng khi các nước suy yếu và phong trào cách mạng nổ ra ở nhiều nước , Mỹ quyết định tham gia vào chiến tranh nhằm thu lợi nhuận và ngăn chặn phong trào cách mạng lan rộng .

- Nhóm 3 : Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thắng lợi có tác động : kêu gọi các nước ký hiệp ước hòa bình , Nga ký với Đức Hòa ước Brét Litôp , rút nước Nga ra khỏi chiến tranh Đế quốc ...



Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân

GV nêu câu hỏi : Chiến tranh thế giới thứ nhất có kết cục như thế nào ?

HS theo dõi SGK , trả lời .

GV nhận xét và kết luận theo SGK .



I. Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX . Nguyên nhân của chiến tranh

1. Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

- Sự phát triển không đồng đều về kinh tế , chính trị mâu thuẫn gay gắt giữa các nước ĐQ , đặc biệt là sự tranh chấp thuộc địa những cuộc chiến tranh ĐQ đầu tiên .

- Hình thành 2 khối ĐQ đối lập nhau , ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh .

2. Nguyên nhân của chiến tranh

* Nguyên nhân sâu xa : Do mâu thuẫn gay gắt giữa các nước ĐQ về vấn đề thuộc địa gây chiến tranh để chia lại đất đai thế giới .

* Nguyên nhân trực tiếp ( Duyên cớ )

Ngày 28/6/1914 , Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát Cơ hội tốt cho phe Liên minh gây chiến .



II. Diễn biến của chiến tranh

1. Giai đoạn thứ nhất ( 1914 - 1916 )

* Chiến tranh bùng nổ

- Ngày 28/7/1914 , Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi .

- Ngày 1/8 , Đức tuyên chiến với Nga và ngày 3/8 , tuyên chiến với Pháp .

- Ngày 4/8 , Anh tuyên chiến với Đức.

cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ .

* Diễn biến chính của giai đoạn đầu

Lúc đầu ưu thế thuộc về phe Liên minh . Kết thúc giai đoạn đầu , phe Liên minh chuyển sang phòng ngự .



2. Giai đoạn thứ hai ( 1917 - 1918 )

Ưu thế thuộc về phe Hiệp ước . Những trận đánh cuối cùng , Đức cùng các nước trong phe Liên minh lần lượt đầu hàng Chiến tranh kết thúc .




III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất

- Gây ra những thảm họa nặng nề đối với nhân loại /SGK .

- Mỹ được hưởng nhiều lợi , nhiều nước tư bản đế quốc trở thành con nợ của Mỹ .

- Trong quá trình chiến tranh , cách mạng tháng Mười Nga thành công , mở đầu thời kỳ mới trong lịch sử .



IV. Hướng dẫn tự học

1. Bài vừa học : Nắm vững

- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh .

- Diễn biến của chiến tranh .

- Kết cục của chiến tranh .



2. Bài sắp học : Tìm hiểu

- Thắng lợi của CMTS và sự xác lập CNTB trên thế giới .

- Những mâu thuẫn cơ bản của chế độ TBCN .

- Phong trào đấu tranh của công nhân và phong trào chống thực dân xâm lược .



Ngày 12/12/2008

Tiết 34

Bài 22

ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

I. Mục tiêu bài học

Học xong bài này , HS :



1. Về kiến thức

Cần nắm được :

- Kiến thức cơ bản về các cuộc CMTS .

- Phong trào công nhân từ giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.

- Các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh từ giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX .

- Chiến tranh thế giới thứ nhất và kết cục của nó .



2. Về kỹ năng : Biết xem xét , đánh giá các sự kiện lịch sử , rút ra những kết luận và bài học kinh nghiệm .

Каталог: vanban -> vb giaoan
vanban -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
vanban -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
vanban -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 41/2004/QĐ-bnn ngàY 30 tháng 8 NĂM 2004
vb giaoan -> Trường thpt nguyễn Trãi Giáo viên: Phạm Thị Hải Yến Môn: Địa Lí. Khối 11
vb giaoan -> Bài1 Tiết: nhật bản ngày soạn: 05/08/09 Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học
vb giaoan -> TRƯỜng pt cấP 2,3 phan chu trinh giaùo aùn Lich Söû 12 Naêm hoïc 2009 – 2010 Giaùo vieân thöïc hieän: Huyønh Minh Hoaøng
vb giaoan -> KHÁi quát văn học việt nam từ cmt8- năM 1945 ĐẾn hết thế KỶ XX
vb giaoan -> Giáo an lịch sử 10 – ban cơ bản – giáo vien : Đoàn thị Hoa Lí Tiết: 1 chưƠng I: XÃ HỘi nguyên thủY

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương