Long thọ BỒ TÁt nàgàrjuna trung luận màdhyamaka-Śàstra Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯu-ma-la-thậP



tải về 1.3 Mb.
trang19/25
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.3 Mb.
#34353
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   25

CHƯƠNG XIX: QUÁN THỜI


Hỏi: Nên có thời gian, vì nhơn đối đãi nhau mà tựu thành. Nhơn có thời quá khứ thì có thời vị lai và hiện tại. Nhơn thời hiện tại có thời quá khứ vị lai. Nhơn có thời vị lai nên có thời quá khứ, hiện tại. Các pháp thượng, trung, hạ, đồng nhất, dị biệt v.v… cũng do bởi tương đãi mà tựu thành.

Đáp:


Nếu nhơn thời quá khứ,

Có vị lai, hiện tại.

Vị lai và hiện tại,

Phải thuộc thời quá khứ.[1] [1] 

Nếu nhơn thời quá khứ có vị lai và hiện tại thì trong thời quá khứ phải có vị lai và hiện tại. Vì sao? Pháp thành tựu do bắt nguồn từ đâu thì ở đó phải có pháp đó. Như nhơn ngọn đèn, thành có ánh sáng, tùy chỗ nào có đèn thì có ánh sáng chỗ đó. Như thế, nhơn thời quá khứ mà thành thời vị lai, hiện tại; thì trong thời quá khứ nên có hiện tại, vị lai. Nếu trong thời quá khứ, có thời vị lai, hiện tại; thì ba thời đều gọi là thời quá khứ. Tại sao? Vì thời vị lai, hiện tại ở trong thời quá khứ. Nếu tất cả thời đều quá khứ thì không có thời vị lai và hiện tại, vì đều là quá khứ. Nếu không có hai thời vị lai, hiện tại thì cũng nên không có thời quá khứ. Tại sao? Vì nhơn hai thời vị lai hiện tại nên gọi thời quá khứ. Cũng như nhơn thời quá khứ mà thành thời vị lai và hiện tại; cũng như thế phải nhơn thời vị lai, hiện tại mà thành thời quá khứ. Nay không có thời vị lại, hiện tại nên thời quá khứ cũng phải là không có. Thế nên, ở trên nói nhơn thời quá khứ thành thời vị lai, hiện tại; điều ấy không đúng. Nếu trong thời quá khứ không có hai thời vị lai, hiện tại mà nhơn thời quá khứ thành thời vị lai, hiện tại cũng không đúng. Vì sao?

Nếu trong thời quá khứ,

Không vị lai hiện tại.

Thời vị lai hiện tại,

Làm sao nhơn quá khứ? [2] 

Nếu thời vị lai, hiện tại không ở trong thời quá khứ, làm thế nào nhơn thời quá khứ mà thành thời vị lai, hiện tại? Vì sao? Nếu ba thời đều có tướng dị biệt, không thể tương đãi mà thành. Như chiếc bình, chiếc áo v.v… muôn vật, mỗi cái tự riêng thành không nhơn đối đãi. Nhưng nay không nhơn thời quá khứ thì thời vị lai và hiện tại không thành; không nhơn thời hiện tại, thời quá khứ, vị lai cũng không thành; không nhơn thời vị lai, thời quá khứ, hiện tại cũng không thành. Trước ông nói, trong thời quá khứ, tuy không thời vị lai, hiện tại mà nhơn thời quá khứ được thành thời vị lai, hiện tại điều ấy không đúng.

Hỏi: Nếu không nhơn thời quá khứ, thành thời vị lai và hiện tại, có lỗi gì?

Đáp:


Không nhơn thời quá khứ,

Thì không thời vị lai.

Cũng không thời hiện tại,

Thế nên không hai thời. [3] 

Không nhơn thời quá khứ, chẳng tựu thành hai thời vị lai, hiện tại. Vì sao? Nếu không nhơn thời quá khứ để có thời hiện tại, thì căn cứ chỗ nào mà có thời hiện tại? Vị lai cũng thế, ở chỗ nào có thời vị lai? Thế nên không nhơn thời quá khứ thì không có hai thời vị lai, hiện tại. Như thế, do đối đãi mà có, sự thật không có thời gian.

Vì do nghĩa như thế,

Thì biết hai thời khác;

Thượng, trung, hạ, nhất, dị…

Các pháp ấy đều không. [4] 

Vì ý nghĩa như thế, nên biết; ngoài ra, vị lai, hiện tại, cũng nên không; và: Trên, giữa, dứới, một, khác v.v.. các pháp cũng đều không thật. Như nhơn trên có giữa, dưới; lìa trên không có giữa và dưới. Nếu lìa trên có giữa và dưới thì không nên làm nhơn đối đãi nhau. Nhơn một nên có khác, nhơn khác nên có một. Nếu một thật có, không nên nhơn khác mà có; nếu khác thật có, không nên nhơn một mà có. Các pháp như vậy cũng nên như thế mà phá.

Hỏi: Như có những sự sai biệt của năm, tháng, ngày, khoảnh khắc , nên biết có thời gian.

Đáp:


Thời gian dừng không thể,

Thời gian đi cũng không.

Thời nếu không thế được,

Làm sao nói tướng thời. [5] 

Nhơn vật nên có thời,

Ngoài vật đâu có thời.

Vật còn không thể có,

Huống là có thời gian. [6] 

Thời gian nếu không dừng lại, thì không thể nắm bắt được nó. Thời gian dừng lại cũng không. Nếu thời gian không thể có, làm thế nào nói tướng thời gian? Nếu không thời gian thì không có thời gian. Nhơn sự vật phát sanh nên quyết chắc có thời gian, nếu lìa sự vật không có thời gian. Từ trước đến nay dùng mọi cách phá hủy các pháp không thực, làm gì có thời gian.
 
  --------------------------------------------------------------------------------

[1]  ý nghĩa chương thời gian không khác gì với chương khứ lai. Thời gian có quá khứ hiện tại và vị lai. Quá khứ đã qua vị lai chưa đến, hiện tại liên lỉ không an trụ, cho nên tất cả đều không thật có. Có thời gian hay không chỉ là do tâm thức phân biệt của con người qua sự vật biến đổi….

---o0o---

CHƯƠNG XX: QUÁN NHƠN QUẢ[1]


Hỏi: Các nhơn duyên hòa hiệp, hiện có quả phát sanh; do đó biết rằng quả từ chúng duyên hòa hiệp mà có.

Đáp:


Nếu các duyên hoà hiệp,,

Mà có quả sanh ấy.

Trong hòa hiệp đã có,

Đâu cần hòa hiệp sanh.[2] [1] 

Nếu nói các nhơn duyên hòa hiệp có quả phát sanh; quả ấy tất trong hòa hiệp đã có, rồi từ hòa hiệp sanh; điều ấy không đúng. Vì sao? Quả, nếu trước có định thể, không thể từ hòa hiệp sanh.

Hỏi: Trong các duyên hòa hiệp, tuy không có quả; mà quả từ các duyên sanh thì có lỗi gì?

Đáp:

Nếu các duyên hòa hiệp,



Trong ấy không có quả.

Làm sao từ các duyên,

Hòa hiệp mà sanh quả? [2] 

Nếu từ các duyên hòa hiệp phát sanh quả, mà trong hòa hiệp không quả nhưng từ hòa hiệp phát sanh, cũng không đúng. Vì sao? Nếu vật không tự tánh, vật ấy không bao giờ sanh.

Lại nữa:

Nếu các duyên hòa hiệp,

Trong ấy mà có quả.

Trong hòa hiệp nên có.

Nhưng thật không thể được. [3] 

Nếu từ các duyên hòa hiệp, trong ấy có quả; nếu là màu sắc, lẽ ra mắt có thể thấy; hoặc là phi sắc thì ý có thể biết. Nhưng thật trong hòa hiệp không tìm thấy có quả; cho nên nói: “Trong hòa hiệp có quả” điều ấy không đúng.

Lại nữa:

Nếu các duyên hòa hiệp,

Trong đó không có quả.

Vậy nó từ các duyên,

Cùng phi duyên giống nhau. [4] 

Nếu trong sự hòa hiệp của các duyên không có quả thì nhơn duyên hay phi nhơn duyên đều như nhau. Như sữa là nhơn duyên của bơ. Nếu trong sữa không có bơ, mà trong nước cũng không có bơ. Nếu trong sữa không có bơ thì cũng giống như nước, không nên nói chỉ từ sữa mới sanh bơ. Thế nên, trong sự hòa hiệp của các duyên không có quả, ấy thế không đúng.

Hỏi: Cái nhơn, sau khi làm nhân cho quả rồi thì diệt, mà có nhân quả phát sanh, như thế không lỗi.

Đáp:


Nhân làm nhân cho quả,

Làm nhân rồi thì diệt.

Nhân ấy có hai thể,

Một cho và một diệt. [5] 

Nếu nhân sau khi làm nhân cho quả rồi diệt; nhân ấy tất có hai thể; một, nhân cho; hai, nhân diệt. Ấy không đúng. Vì trong một pháp có hai thể. Thế nên nhân sau khi làm nhân cho quả rồi hủy diệt; điều ấy không đúng.

Hỏi: Nếu nói nhân không làm nhân cho quả rồi hủy diệt mà cũng có sanh quả, có lỗi gì?

Đáp:

Nếu nhân không cho quả,



Làm nhân rồi mà diệt.

Nhân diệt rồi sanh quả,

Quả ấy tất không nhân. [6] 

Nếu nhân không làm nhân cho quả xong, rồi hủy diệt; nhân diệt rồi, phát sanh quả, thì quả đó không nhân. Ấy không đúng. Vì sao? Hiện thấy tất cả quả chẳng có cái nào không nhân. Thế nên, ông nói nhân không làm nhân cho quả xong rồi hủy diệt, cũng có sanh ra quả; điều ấy không đúng.


 
 

Hỏi: Khi các duyên hiệp có quả phát sanh, có lỗi gì?

Đáp:

Các duyên khi hòa hiệp,



Rồi có quả sanh ấy.

Năng sanh và sở sanh,

Là một thời cùng có. [7] 

Nếu lúc các duyên hòa hiệp có quả sanh thì cái sanh và cái được sanh một thời đồng có; nhưng điều ấy không đúng. Vì sao? Như cha và con không thể sanh một lúc; thế nên ông nói khi các duyên hiệp nhất sanh quả không đúng.

Hỏi: Nếu trước có quả sanh, sau chúng duyên hòa hiệp, có lỗi gì?

Đáp:


Nếu trước có quả sanh,

Rồi sau các duyên hiệp.

Tức lìa ngoài nhân duyên,

Gọi là quả không nhân. [8] 

Nếu các duyên chưa hiệp mà trước có quả sanh; điều ấy không đúng. Vì quả đó lìa nhân duyên tất gọi quả không có nhân. Thế nên ông nói khi các duyên chưa hiệp, trước có quả sanh, điều ấy giải quyết không thể.

Hỏi: Nhân hủy diệt, biến làm quả có lỗi gì?

Đáp: 

Nếu nhân biến làm quả,



Nhân tất đi đến quả.

Thì nhân ấy sanh trước,

Sanh rồi mà lại sanh. [9] 

Nhân có hai thứ: 1. Sanh trước. 2. Cùng sanh. Nếu nhân diệt biến làm quả; quả, thì nhân sanh trước, rồi trở lại sanh nữa. Điều ấy không đúng. Tại sao? Vật đã sanh không nên sanh nữa. Nếu nói nhân ấy tức biến làm quả cũng không đúng. Vì sao? Nếu tức là (cái ấy ấy) không gọi là biến; nếu biến thì không gọi tức là.

Hỏi: Nhơn không diệt hết, chỉ danh tự diệt, mà thể của nhân biến làm quả. Như đất sét biến làm chiếc bình, mất tên đất sét có tên bình.

Đáp: Đất sét trước diệt mà có bình, không gọi là biến. Lại thể của đất sét không những làm bình mà có thể làm bồn, ghè, hũ v.v…; đều từ đất sét phát sanh. Nếu đất sét chỉ có tên, không thể biến làm bình. Biến, là như sữa biến thành bơ; thế nên ông nói, tên nhân tuy diệt, nhưng nhân biến làm quả; ấy không đúng.

Hỏi: Nhân tuy diệt mất mà hay sanh quả; thế nên có quả, không có những lỗi như thế.

Đáp:


Làm sao nhân diệt mất,

Mà hay sanh ra quả?

Lại, nếu nhân có quả,

Làm sao nhân sanh quả? [10] 

Nếu nhân diệt mất rồi, làm thế nào có thể phát hiện quả? hoặc nhân không diệt mà cùng quả hiệp, làm sao có thể sanh quả nữa?

Hỏi: Nhân ấy biến có quả mà sanh quả.

Đáp:

Nếu nhân biến có quả,



Sanh ra quả gì nữa.

Thấy nhân không thấy quả,

Cả hai đều không sanh. [11] 

Nhân nếu không thấy quả, còn không thể sanh quả, huống là thấy. Nếu nhân tự nó không thấy quả, không thể sanh quả. Vì sao? Nếu không thấy quả, quả tất không tùy theo nhân. Lại, chưa có quả làm thế nào sanh quả? Nếu, nhân trước thấy quả, không nên sanh quả nữa; vì đã có.

Lại nữa:

Nếu trong nhân quá khứ,

Mà có quả quá khứ;

Quả vị lai, hiện tại,

Chúng không bao giờ hiệp. [12] 

Nếu nhân trong vị lai

Mà có quả vị lai;

Quả hiện tại, quá khứ,

Chúng không bao giờ hiệp. [13] 

Nếu nhân trong hiện tại

Mà có quả hiện tại;

Quả quá khứ,vị lai

Chúng không bao giờ hiệp. [14] 

Quả quá khứ, không cùng với nhân hiện tại, vị lai, quá khứ hòa hiệp. Quả vị lai không cùng với nhân vị lai, hiện tại, quá khứ hòa hiệp. Quả hiện tại không cùng với nhân hiện tại, vị lai và quá khứ hòa hiệp. Như thế, ba thứ quả đều không cùng nhân quá khứ, vị lai và hiện tại hòa hiệp.

Lại nữa:

Nếu không hòa hiệp ấy,

Nhân làm sao sanh quả?

Nếu có hòa hiệp ấy,

Nhân làm sao sanh quả? [15] 

Nếu nhân quả không hòa hiệp thì không có quả. Nếu không quả, làm thế nào nhân phát sanh quả? Nếu nói nhân quả hòa hiệp thì nhân có thể sanh quả. Ấy cũng không đúng. Vì sao? Nếu quả ở trong nhân; thì trong nhân đã có quả, cần gì phát sanh nữa.

Lại nữa:

Nếu nhân không, không quả,

Nhân làm sao sanh quả?

Nhân chẳng không, có quả,

Nhân làm sao sanh quả? [16] 

Nếu nhân không có quả, và vì không có quả, nên nhân là không, làm sao nhân có thể phát sanh quả? Như người không mang thai làm thế nào sanh con? Nếu nhân, trước có quả, vì đã có quả, không thể sanh nữa.

Lại nữa: Nay sẽ nói quả.

Quả chẳng không chẳng sanh;

Quả chẳng không chẳng diệt.

Bởi vì quả chẳng không,

Không sanh cũng không diệt. [17] 

Quả không nên chẳng sanh,

Quả không nên chẳng diệt.

Vì quả ấy là không,

Không sanh cũng không diệt. [18] 

Quả nếu là bất không, chẳng thể sanh, không thể diệt. Vì sao? Nếu trong nhân, trước quyết định có quả; quả không thể sanh nữa. Vì không sanh nên không diệt. Thế nên, do quả là bất không nên không sanh, không diệt. Nếu nói quả là không nên có sanh diệt. Ấy cũng không đúng. Tại sao? Quả nếu là không; không gọi là “không có gì”; làm thế nào có sanh có diệt? Thế nên, nói quả mà là không, nên không sanh, không diệt. 

Lại nữa, nay dùng một và khác để phá nhân quả.

Nhân quả là nhất thể,

Điều này tất không đúng.

Nhân quả là dị thể,

Điều này cũng không đúng. [19] 

Nếu nhân quả nhất thể,

Năng sanh sở sanh một,

Nếu nhân quả dị thể,

Nhân tất đồng phi nhân. [20] 

Quả quyết định có tánh,

Nhân sẽ sinh cái gì?

Quả quyết định không tánh,

Nhân sẽ sinh cái gì? [21] 

Nếu nhơn không sanh quả,

Thì không có tướng nhân.

Nếu chẳng có tướng nhân,

Cái gì có quả ấy. [22] 

Nếu do các nhân duyên,

Mà có pháp hòa hiệp.

Hòa hiệp không tự sanh,

Làm thế nào sanh quả? [23] 

Thế nên quả không từ,

Duyên hiệp chẳng hiệp sanh.

Nếu quả mà không có,

Thì pháp hiệp ở đâu? [24] 

Pháp do các duyên hòa hiệp, không thể sanh ra tự thể. Vì tự thể không có, làm thế nào sanh ra quả? Thế nên, quả không từ các duyên hòa hiệp sanh, cũng không từ cái không hòa hiệp phát sanh. Nếu không có quả thì pháp hòa hiệp sẽ hiện hữu chỗ nào?

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Tiêu đề theo bản Phạn hiện tại: sàmagrì-parìkwà, quán hòa hiệp. Danh từ hòa hiệp này có thể tìm thấy trong các trường hợp sau: “Ngọn đèn là nhân của ánh sáng, hay là do sự hòa hiệp của các nhân sanh trước mà ngọn đèn vá ánh sáng cùng sanh khởi?” Câu xá 6 (Phân biệt căn, túng 51). Ý niệm nhân quả ở đây không phải là từ nhân sanh quả; mà là từ sự hòa hiệp hay hòa điệu của nhiều yếu tố và điều kiện để phát sinh ra kết quả. Đối tượng chính của chướng này, không phải là khảo sát quan hệ nhân quả, mà chính là quan hệ phối hợp để tác thành luật nhân quả. TS

[2]  Quán nhân quả biện luận cũng giống như chương quán nhân duyên, tìm hiểu nhân và quả hòa hiệp nảy nở kết quả như thế nào. Nhân có trước hay quả có trước, nhân ở trong quả hay quả có sẵn trong nhân, nhân và quả là một thứ hay không phải, đồng thể hay khác tánh… Nếu quan niệm rằng nhân sanh ra quả, thử hỏi rằng nhân và quả khác nhau hay không khác nhau? Nếu nhân khác với quả, thì nhân ấy không sinh ra quả được. Như hạt đậu không thể sanh cây bắp. Còn nhân quả không khác nhau, không khác tức là nhân và quả là một. Là một thì không cần phân biệt đây là nhân kia là quả hay nói nhân sanh quả. Nếu nói rằng nhân quả khác nhau, khác nhau mà có sanh quả, thì quả ấy giống như phi nhân, không nhân mà có quả. Cái lỗi không phải là có hay không, mà chính nguyên nhân cố chấp quyết định có không, nên thành có lỗi.

---o0o---




tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương