Làng ( Kim Lân)



tải về 46 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu01.09.2022
Kích46 Kb.
#53055
  1   2   3
5. Ông Hai nghe tin dữ về làng


Đề 1: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin dữ về làng
1. Mở bài:
Kim Lân là một trong những gương mặt xuất sắc, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển nền văn học nước nhà. Kim Lân có sở trường về truyên ngắn, am hiểu về đời sồng nông thôn, nông dân. Truyện ngắn “Làng” là tác phẩm điển hình cho phong cách nghệ thuật của nhà văn. Truyện tập trung làm nổi bật tình yêu làng quê, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư, được biểu hiện đậm nét qua nhân vật ông Hai. Đoạn trích: "Ông Hai quay phắt lại … không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa" đã khắc họa sâu sắc diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin dữ về làng.
2. Thân bài:
a, Khái quát:
- Tác phẩm được nhà văn viết năm 1948 - thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Đoạn trích nằm ở phần sau của truyện. Ở phần đầu truyện, ông Hai được giới thiệu là người làng chợ Dầu thuộc tỉnh Bắc Ninh. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông đã cùng gia đình dời làng đi tản cư. Ông Hai có một nét tính cách nổi bật là luôn tự hào và rất hay khoe về làng.
- Trước CM tháng Tám 1945, với tâm lí của một người nông dân thuần phác, ông thường tự hào làng mình giàu đẹp, to lớn. Ông yêu tất cả những gì thuộc về làng. Từ sau cách mạng tháng Tám, tình yêu làng quê của ông Hai có những chuyển biến rõ rệt: ông tự hào về tinh thần kháng chiến và phong trào cách mạng sôi nổi của người dân quê ông. Có thể nói, số phận và cuộc đời ông Hai luôn gắn bó với mọi buồn vui của làng.
c, PT đoạn trích:
Nhà văn đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống đặc biệt gay gắt để bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng Chợ Dầu theo giặc. Cái tin ấy đến với ông lão vào một buổi trưa, giữa lúc tâm trạng ông đang phấn chấn vì nghe được nhiều tin ta đánh thắng giặc trên một tờ báo ở phòng thông tin.
- Khi mới nghe tin:Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.
-> Nhịp điệu câu văn nhanh, nghệ thuật khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ miêu tả ngoại hình, tâm trạng => diễn tả nỗi đau đớn, sững sờ, xấu hổ, uất ức tưởng như không thể chịu đựng nổi của n/v: Từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự uất ức, chua xót.
- Khi trấn tĩnh được phần nào, ông Hai cố hỏi lại để xác định lại cái tin kinh hoàng ấy mà “giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác?...”
-> “Giọng lạc đi” là biểu hiện của tâm trạng mất bình tĩnh, quá bàng hoàng và sững sờ. Sao có thể tin ngay được, vì thẳm sâu trong lòng ông có một niểm tin yêu mãnh liệt, thiêng liêng dành cho làng. Ông hy vọng điều ông nghe thấy không phải là sự thật.
- Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ, tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cái mà ông coi như lẽ sống của cuộc đời mình. Ông thấy bẽ bàng với mọi người, với chính mình nên tìm cách lảng tránh, thoái lui khỏi đám đông: “cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào… Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, cúi gằm mặt xuống mà đi”.
-> Tác giả quan sát tinh tế và miêu tả chi tiết, chân thực mọi cử chỉ, hành động của nhân vật. Ông lão vờ nói to rồi đứng dậy ra về, không dám ngẩng mặt lên, thực chất là hành động đánh trống lảng để tránh những ánh mắt xoi mói, bàn luận của mọi người xung quanh, giấu đi cảm xúc đích thực trong lòng mình. Phải yêu làng và cảm thấy đau đớn, xót xa, cực nhục như thế nào khi nghe tin làng mình phản bội cách mạng, phản bội kháng chiến, ông Hai mới có những cử chỉ như vậy. Đó chính là nỗi xấu hổ mang tính nhân bản sâu sắc của một người luôn “sống chết vì làng”.

tải về 46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương