Làng ( Kim Lân)



tải về 46 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu01.09.2022
Kích46 Kb.
#53055
1   2   3
5. Ông Hai nghe tin dữ về làng

- Khi về đến nhà: nằm vật ra giường, nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?
-> Một loạt chi tiết khắc họa sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đớn đau của ông Hai. Tác giả sử dụng hình thức độc thoại nội tâm + câu hỏi tu từ để cực tả tâm trạng nhân vật, tạo cho câu chuyện có tâm lí như cuộc sống thật. Ông không thể thốt ra thành lời, không biết chia sẻ cùng ai, chỉ biết tự hỏi chính lòng mình. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ trong tâm cảm của một người nông dân yêu quê hương còn hơn cả bản thân mình. Vì vậy mà ông Hai cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.
- “Ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước nhục nhã thế này”.
-> Nỗi uất hận bị đẩy lên đỉnh điểm, không thể kìm nén được nữa khiến ông lão phải “rít lên”, mắng nhiếc những kẻ cầu vinh, phản bội.
- Nhưng rồi, “ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ… kiểm điểm từng người trong óc…”
-> Tác giả như hiểu thấu mọi cảm xúc, diễn biến tâm lí nhân vật, dù nhỏ nhất. Đây là lần thứ hai, kể từ khi nghe tin dữ về làng, ông Hai “dừng lại” để tự hỏi lòng, kiểm chứng độ chính xác của cái tin kinh hoàng ấy. Cách dẫn truyện như vậy tạo nên tính chân thực, phù hợp với logic tâm trạng nhân vật. Ông lão không dám tin ngay, không thể tin ngay, vì đối với ông, làng quê vốn là máu thịt, là niềm tự hào, hạnh phúc, là niềm vui riêng của ông. Trong ý nghĩ của ông luôn có niềm tin vào dân làng Chợ Dầu.
- Song, cái khổ tâm của ông Hai là ông lại không thể không tin lời của những người tản cư, khi họ nhắc đến tên “thằng chánh Bệu” rồi kể lại mọi việc rành rọt, cụ thể như được tận mắt chứng kiến, có cơ sở chắc chắn. Vì vậy mà ông buộc phải tin, ông lại thốt lên trong lòng: “Chao ôi! Cực nhục chưa… người ta ghê tởm, thù hằn cái giống Việt gian bán nước…”
-> Hình thức độc thoại nội tâm với hàng loạt câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn văn diễn tả cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong lòng nhân vật. Vì sao ông Hai lại có nỗi sợ hãi ghê gớm đến như vậy? Vì ở ông, cùng với tình yêu làng quê còn có lòng yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm của một công dân. Tình yêu làng dù sâu nặng đến đâu cũng không thể đối lập với tinh thần yêu nước, tình cảm quê hương chỉ có thể có ý nghĩa trọn vẹn khi đặt trong tình yêu nước, thống nhất, hòa quyện với lòng yêu nước.

tải về 46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương