LỜi nóI ĐẦu kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp



tải về 14.36 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích14.36 Kb.
#24682

LPS / LPS

LEAN SIX SIGMA

Nguyễn Như Phong


LỜI NÓI ĐẦU

Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp là một ngành kỹ thuật như những ngành kỹ thuật khác như Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật hóa học, … đào tạo kỹ sư có năng lực thiết kế, vận hành, cải tiến hiệu quả hệ thống sản xuất, là hệ thống tích hợp con người, thiết bị, vật liệu, thông tin, năng lượng.
Nhằm thỏa mục tiêu trên, Kỹ sư Hệ thống Công nghiệp được trang bị các kiến thức, kỹ năng nhằm thực hiện các chức năng: Hoạch định vị trí và mặt bằng, Thiết kế sản phẩm, Đo lường lao động và thiết kế công việc, Quản lý công nghệ, Hoạch định và điều độ sản xuất; Quản lý vật tư tồn kho, Quản lý chất lượng, Quản lý bảo trì, Quản lý dự án, Sản xuất tinh gọn, Họach định nguồn lực sản xuất, Quản lý chuỗi cung ứng, Lean Six Sigma.
Để thực hiện các chức năng trên, Kỹ sư Hệ thống Công nghiệp được trang bị các công cụ: Xác suất thống kê , Kinh tế kỹ thuật, Dự báo, Vận trù học, Kỹ thuật hệ thống, Hệ thống thông tin trong quản lý, Mô hình hóa và mô phỏng, Ra quyết định, Nghiên cứu và Thực nghiệm, Kỹ thuật hậu cần, Trí tuệ nhân tạo, Lý thuyết mờ .
Lean Six Sigma là một chức năng quan trọng của kỹ sư Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp. Lean Six Sigma được biên soạn cho các đối tượng từ sinh viên, học viên đến người nghiên cứu ở ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp với nội dung bao gồm các chương sau:
Chương 1 giới thiệu Hệ thống sản xuất, trình bày các các khái niệm cơ bản về sản xuất, chiến lược sản phẩm, mặt bằng sản xuất, công nghiệp sản xuất, thông tin trong hệ thống sản xuất, chỉ số vận hành hệ thống sản xuất
Chương 2 trình bày Tư duy tinh gọn, khảo sát các lọai lãng phí, trình bày nguyên lý tinh gọn, thuộc tính tinh gọn. Các nguyên lý tinh gọn được trình bày bao gồm Giá trị, Chuỗi giá trị, Dòng chảy, Kéo, và Hòan hảo.
Chương 3, Công cụ tinh gọn, trình bày các phương pháp, công cụ dùng trong sản xuất tinh gọn, bao gồm Công cụ nhu cầu, Công cụ dòng chảy, Công cụ kéo, Công cụ điều độ sản xuất, Công cụ điều hòa sản xuất.
Chương 4 trình bày Quản lý chuỗi giá trị, bao gồm các bước Cam kết tinh gọn, Chọn chuỗi giá trị, Huấn luyện tinh gọn, Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại, Xác định thước đo tinh gọn, Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị tương lai, Xây dựng kế họach tinh gọn, Thực hiện kế họach tinh gọn.
Chương 5 trình bày duy Six Sigma, giới thiệu các các khái niệm cơ bản về cải tiến, Phương pháp nghiên cứu phát triển, Six Sigma, Tiến trình Six Sigma, Six Sigma trong dịch vụ.
Chương 6, Công cụ Six Sigma, trình bày các phương pháp, công cụ sử dụng trong các dự án Six Sigma, bao gồm các Công cụ xác định, Công cụ đo lường, Công cụ phân tích, Công cụ cải tiến, Công cụ kiểm sóat.
Chương 7 trình bày một công cụ quan trọng của Six Sigma, Biễu đồ kiểm sóat, bao gồm Kiểm đồ biến số, Kiểm đồ thuộc tính, Kiểm đồ phát hiện dịch chuyển nhỏ, Kiểm đồ kiểm sóat quá trình sản xuất ngắn hạn, Kiểm đồ kiểm sóat quá trình năng lực cao, Kiểm đồ biến ngôn ngữ.
Chương 8, Thiết kế thực nghiệm, một công cụ quan trọng khác của Six Sigma, trình bày các khái niệm cơ bản của Thiết kế và phân tích thực nghiệm, Thực nghiệm đơn biến, Thực nghiệm phân khối, Thực nghiệm đa biến, Thực nghiệm nhị phân.
Chương 9 trình bày Lean Six Sigma, bao gồm các phần Chất lượng tinh gọn, Tích hợp tinh gọn và Six Sigma, duy Lean Six Sigma, Công cụ Lean Six Sigma, Tiến trình pLSS.
Ngòai ra, phần phụ lục bao gồm 3 phầm. Phụ lục A: Thống kê trong Công nghiệp, ôn lại các tóm tắc về Xác suất, Biến ngẫu nhiên, Lấy mẫu, Ước lượng tham số, Kiểm định giả thuyết, Hồi quy, Kiểm định phân bố. Phụ lục B: Lý thuyết tập mờ, trình bày tóm tắt về Lý thuyết mờ, Tập mờ, Quan hệ mờ, Số học mờ, Giải mờ. Phụ lục C trình bày Thuật ngữ viết tắt ngành KTHTCN để đọc giả tiện tra cứu.
Dù đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức nhưng lần đầu tiên xuất bản nên chắc chắn không tránh khỏi nhiều sai sót, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và quý độc giả để sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản. Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về:
NGUYỄN NHƯ PHONG.

Trường Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM.

268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, TPHCM.

Email: nnphong@hcmut.edu.vn, nguyenphong.bksg@gmail.com .

Ehome: www4.hcmut.edu.vn/~nnphong.

Website: www.isem.com.vn

Xin thành thật biết ơn.



Đại học Bách Khoa, 08-2012
Tác giả

Nguyễn Như Phong.

Nguyễn Như Phong 8/19/2016 KTHTCN-ĐHBK

tải về 14.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương