LỜi cam đoan



tải về 2.99 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích2.99 Mb.
#35823
1   2   3   4

Hình 1.2: Lợn Ỉ


Khả năng sản xuất:

Lợn cái Ỉ mỡ động dục lúc 5 tháng tuổi và phối giống lần đầu ở 8 tháng. Số con sơ sinh sống 9,5 con/ổ, biến động từ 3 đến 15 con. Số con cai sữa/ổ là 7,0 con, khoảng cách lứa đẻ là 188-199 ngày. Do lợn có tầm vóc nhỏ nên giết thịt ở 10-12 tháng tuổi đạt tỷ lệ móc hàm 70%, tỷ lệ thịt xẻ 63%, tỷ lệ mỡ 48%, tích lũy mỡ sớm hơn các giống lợn khác, tỷ lệ nạc 32,3-35,2% và dày mỡ lưng 40 mm. Tăng khối lượng 139-208 g/ngày, nuôi tốt có thể đạt tới 375 g/ngày. Tiêu tốn thức ăn cao 4,87-5,68 kg TA/kg tăng khối lượng (Nguyễn Văn Đức, 2012).

Lợn Ỉ pha có khối lượng sơ sinh 0,42-0,45 kg/con và 12 tháng tuổi từ 48-50 kg. Lợn cái động dục lúc 4-5 tháng tuổi, có thể phối giống lúc 6-7 tháng tuổi. Lợn Ỉ pha có số vú trung bình là 10 vú. Số con sơ sinh sống là 9,6 con/ổ, biến động từ 4 đến 15 con. Khoảng cách lứa đẻ 189 ngày. Lợn đực phát dục sớm, có thể giao phối lúc 4-5 tháng tuổi và sử dụng trong 4-6 năm. Khối lượng trưởng thành lợn cái và lợn đực tương ứng là 75 và 80 kg. Giết thịt ở 10-12 tháng tuổi đạt tỷ lệ móc hàm 74%, tỷ lệ thịt xẻ 64,5%, tỷ lệ mỡ 43%, tỷ lệ nạc 34%, dày mỡ lưng là 37 mm và khả năng tích lũy mỡ sớm hơn các giống lợn khác. Tăng khối lượng thấp 139-208 g/ngày. Tiêu tốn thức ăn cao 4,87-5,68 kg thức ăn/kg tăng khối lượng (Nguyễn Văn Đức, 2012).

1.1.1.3. Giống lợn Lang Hồng


Nguồn gốc và ngoại hình:

Lợn Lang Hồng hình thành tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Lợn được nuôi khá phổ biến ở Bắc Giang, Bắc Ninh, vùng đồng bằng và thung lũng hạ lưu các sông Cầu, Thương, Lục Nam để khai thác thịt nơi điều kiện chăn nuôi trung bình. Giống lợn Lang Hồng có ngoại hình tương tự giống lợn Móng Cái: đầu to vừa phải, mõm bé và dài, tai to, úp về phía trước, cổ ngắn, lưng dài và võng, bụng to và thõng, sệ nên hai hàng vú thường quét trên mặt đất, mông rộng và thẳng, gốc đuôi to và cao, chân vừa phải, lông ngắn và thưa, da hồng, màu đen, giữa trán có điểm trắng, giữa tai và cổ có một dải trắng kéo dài đến bụng và 4 chân. Khối lượng trưởng thành 80-100 kg. Khả năng thích ứng với hầu hết các môi trường khác nhau, chống bệnh tật tốt và chịu ăn thức ăn kém chất lượng (Nguyễn Văn Đức, 2005).



Khả năng sản xuất:

Khối lượng sơ sinh 0,40-0,45 kg/con và cai sữa 5,0-5,5 kg/con. Tuổi động dục lần đầu 4-5 tháng, nhưng phối giống thích hợp là 8-10 tháng. Số con sơ sinh sống 11-13 con/ổ, số con cai sữa 9-11 con/ổ, số lứa đẻ trung bình 1,7-1,8 lứa/năm, khả năng nuôi con tốt. Thời gian sử dụng lợn nái thường dùng đến 6 lứa đẻ (Nguyễn Văn Đức, 2005).

Lợn đực thành thục sớm ở 3 tháng tuổi, khai thác tinh hoặc nhảy trực tiếp lúc 7 tháng. Chất lượng tinh tương đương các giống lợn nội khác. Khối lượng lợn cái 6 tháng tuổi đạt 25-35 kg, 10-12 tháng đạt 55-65 kg. Tăng khối lượng trung bình là 300-350 g/ngày. Tiêu tốn thức ăn là 4,0 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Chất lượng thịt xẻ tương đương giống lợn Móng cái: tỷ lệ thịt xẻ 65-68%, tỷ lệ móc hàm 72-75%, tỷ lệ mỡ 35-37%, tỷ lệ nạc 36-40% (Nguyễn Văn Đức, 2012).

1.1.2. Một số tổ hợp lợn lai (ngoại x nội) được nuôi để sản xuất lợn sữa phổ biến ở miền Bắc


Trong những năm cuối của thế kỷ 20, sự du nhập của các giống lợn ngoại Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain đã tạo cơ sở vật chất di truyền, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn ở nước ta. Các giống lợn ngoại có tiềm năng di truyền cao về năng suất sinh trưởng với mức tăng khối lượng cao (700-900 g/con/ngày), tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ đạt trên 50%, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt (2,2-2,5 kg thức ăn/kg tăng khối lượng) (Vũ Đình Tôn và cs., 2007). Một xu hướng không thể tránh khỏi là các giống lợn nội đang dần được thay thế bởi các lợn ngoại cao sản, đặc biệt ở nhiều trại quy mô lớn có trình độ chăn nuôi thâm canh và đầu tư cao. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất nông hộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, đại đa số nông dân nuôi con lai giữa nái địa phương và đực ngoại. Các giống lợn nái nội có tầm vóc nhỏ bé, nhiều mỡ, ít nạc, nhưng có nhiều đặc tính ưu việt: Chịu kham khổ, dễ nuôi dưỡng, tận dụng tốt nguồn thức ăn địa phương, mắn đẻ, nuôi con khéo, đề kháng cao với bệnh tật và đặc biệt thích nghi với môi trường khí hậu nước ta. Trong khi đó các giống lợn ngoại lớn nhanh cho nhiều nạc. Lai tạo giữa các giống lợn nội với các giống lợn ngoại sẽ kết hợp bổ sung những đặc tính tốt của cả hai giống. Con lai có tầm vóc cải thiện, tăng trọng cao và giữ được năng suất sinh sản tốt. Vì thế, chúng ta cần phải bảo tồn nguồn gen lợn nội để nhân thuần cung cấp nái nền lai tạo với các giống ngoại nhập trong các hệ thống sản xuất nhỏ, đặc biệt chăn nuôi nông hộ thường thiếu vốn đầu tư và kỹ thuật, với phương thức chăn nuôi tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp vẫn còn phổ biến.

Với những khả năng vượt trội về tính thích nghi và năng suất sinh sản của giống lợn Móng Cái so với các giống lợn nội khác được nuôi phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Lợn Móng Cái chủ yếu được sử dụng làm nái nền lai với các lợn đực giống ngoại tạo các tổ hợp lai kinh tế (ngoại x MC) nuôi thịt và sản suất lợn sữa xuất khẩu phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ và gia trại ở miền Bắc hiện nay. Hầu hết, các nước trên thế giới đều ưa chuộng thịt lợn sữa, đặc biệt lợn sữa có máu giống lợn Móng Cái của nước ta. Lợn sữa có máu giống lợn Móng Cái khi quay không bị nứt rạn, thịt mềm nhưng da lại giòn và đặc biệt vị thịt rất thơm ngon. Vì lẽ đó, lợn sữa ở nước ta đã trở thành mặt hàng đặc sản xuất khẩu quan trọng mang lại nguồn ngoại tệ lớn trong lĩnh vực chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng (Nguyễn Văn Đức, 2012).

Một số tổ hợp lợn sữa lai (ngoại x MC) đang được nuôi phổ biến ở miền Bắc nói chung và ở Thái Bình nói riêng.

1.1.2.1. Tổ hợp lợn lai F1(YxMC)


Tổ hợp lợn lai F1(YxMC) được tạo ra do lai tạo giữa lợn đực giống Yorkshire và lợn nái giống Móng Cái. Lợn lai F1(YxMC) có đặc điểm cơ bản gần giống với lợn lai F1(LRxMC): tầm vóc trung bình, màu lông trắng, rải rác có ít bớt đen nhỏ trên mình, đặc biệt có nhiều đốm đen nhỏ trên vùng quanh 2 mắt và tai hướng về phía trước, nhỏ hơn so với F1(LRxMC). Thân dài vừa phải, lưng hơi võng và chân vững chắc.

Tổ hợp lợn lai F1(YxMC) có khả năng sinh sản tốt: Số con đẻ ra mỗi ổ từ 10 đến 13 con, số con cai sữa là 9-12 con, khối lượng sơ sinh và cai sữa ở 35 ngày tương ứng đạt 0,8-1,2kg/con và 8-10 kg/con (Nguyễn Văn Đức, 1997; Nguyễn Văn Đức và cs., 1997; Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng, 2002; Trần Thị Minh Hoàng và cs., 2004; Nguyễn Quế Côi và cs., 2005; Thân Văn Hiển và Trần Văn Phùng, 2008; Nguyễn Văn Trung và cs., 2009; Nguyễn Thị Viễn, 2011; Giang Hồng Tuyến và Hà Thu Trang, 2011.




Hình 1.3: Tổ hợp lợn lai F1(YxMC) 42 ngày tuổi

1.1.2.2. Tổ hợp lợn lai F1(LRxMC)


Tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) là kết quả của sự lai tạo giữa lợn đực giống Landrace và lợn cái giống Móng Cái. Lợn lai F1(LRxMC) có tầm vóc trung bình, màu lông trắng, thỉnh thoảng có đốm đen ở mình và thân hơi dài hơn so với lợn lai F1(YxMC), chân cao vừa phải.

Tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) có khả năng sinh sản tốt: Số con đẻ ra/ổ biến động trong phạm vi 10-12 con/ổ; số con cai sữa trung bình/ổ đạt 9-11 con/ổ, khối lượng lợn con sơ sinh và cai sữa ở 35-42 ngày tuổi đạt tương ứng từ 0,7 đến 1,1 kg/con và từ 9 đến 11 kg/con. Lợn lai F1(LRxMC) lớn nhanh hơn lợn nội Móng Cái thuần vì có gen của giống lợn Landrace, tương đương so với lợn lai F1(YxMC). Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ như hiện nay, tổ hợp lai này được nuôi rất phổ biến cho mục tiêu khai thác thịt và sản suất lợn sữa xuất khẩu. Đặc biệt làm nái tạo lợn lai (ngoại x MC) mang lại năng suất và hiệu quả đã được công bố bởi các nhà khoa học Nguyễn Văn Đức và cs (1997); Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002); Trần Thị Minh Hoàng và cs (2004); Nguyễn Quế Côi và cs (2005); Nguyễn Văn Đức (2005); Thân Văn Hiển và Trần Văn Phùng (2008); Giang Hồng Tuyến (2008); Nguyễn Văn Trung và cs (2009); Nguyễn Thị Viễn (2011); Giang Hồng Tuyến và Hà Thu Trang (2011).




Hình 1.4: Tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) 42 ngày tuổi

1.1.2.3. Tổ hợp lợn lai F1(PixMC)


Tổ hợp lợn lai F1(PixMC) là kết quả lai tạo giữa lợn đực giống Pietrain và lợn nái giống Móng Cái. Lợn lai F1(PixMC) có tầm vóc trung bình. Màu lông đen, thỉnh thoảng có bớt trắng ở mình. Thân rộng và dài hơn so với hai nhóm lợn lai F1(YxMC) và F1(LRxMC), chân cao vừa phải.

Tổ hợp lợn lai F1(PixMC) có khả năng sinh sản tốt: Số con đẻ ra/ổ biến động trong phạm vi 11-13 con, số con cai sữa trên/ổ đạt từ 9,5-10,5 con, khối lượng lợn con sơ sinh và cai sữa ở 35 ngày tuổi đạt tương ứng từ 0,75 đến 1,2 kg/con và từ 9,5 đến 11,5 kg/con. Lợn lai F1(PixMC) lớn nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, tỷ lệ nạc cao hơn so với lợn Móng Cái và hai tổ hợp lợn lai F1(YxMC), F1(LRxMC), nhưng đòi hỏi yêu cầu về điều kiện nuôi dưỡng cũng tốt hơn giống lợn Móng Cái, song hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi lợn Móng Cái, kể cả lợn lai F1(YxMC) và F1(LRxMC) đã được công bố bởi các nhà khoa học Nguyễn Văn Đức và cs (2001); Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002); Trần Thị Minh Hoàng và cs (2004); Nguyễn Văn Đức (2005); Giang Hồng Tuyến (2008); Nguyễn Văn Trung và cs (2009); Nguyễn Văn Đức và cs (2010); Nguyễn Thị Viễn (2011); Giang Hồng Tuyến và Hà Thu Trang (2011).






tải về 2.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương