Lê Tự Hạnh, Trần Chí Thanh, Lê Mai Hoàng Thy Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế TÓm tắT


Biểu đồ 3.1. Số muỗi Aedes bắt được theo giờ trong nhà



tải về 251.1 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu19.10.2017
Kích251.1 Kb.
#33778
1   2

Biểu đồ 3.1. Số muỗi Aedes bắt được theo giờ trong nhà

3.2.2. Phân bố bọ gậy và ổ bọ gậy nguồn của muỗi gây bệnh Sốt xuất huyết tại hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 3.11. Phân bố ổ bọ gậy nguồn của muỗi

DCCN

Đợt

Bể > 500l

Bể < 500l

Chum > 100l

Chum < 100l

Giếng

Phuy

Bể cầu

Xô, thùng

Bẩy kiến

Phế thải

Lọ hoa

Bể cảnh

Lu, vại thạp

Khác

Nam Đông

I

0

24,66

0

0

0

0

0

0

5,15

22,12

0,45

35,19

12,32

0

II

0

0

36,2

0

0

0

0

3,8

12,8

33,2

1,13

10,6

2,26

0

A Lưới

I

0

4,42

0

0

0

0

0

5,30

0

63,71

19,47

6,49

0

0,58

II

18,6

0

0

0

0

0

0

0

0

34,88

34,88

0

0

11,63

Kết quả cho thấy sự phân bố ổ bọ gậy nguồn tại hai huyện Nam Đông, A Lưới xuất hiện ở các dụng cụ chứa nước khác nhau, tuy nhiên tập trung đa số ở các dụng cụ chứa nước là bể nhỏ hơn 500 lít, vật phế thải chứa nước, lọ hoa.

IV. BÀN LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ MUỖI, BỌ GẬY GÂY BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI HAI HUYỆN MIỀN NÚI NAM ĐÔNG, A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.1.1. Chỉ Số mật độ (CSMĐ) muỗi tại hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế

Với kết quả điều tra Chỉ Số mật độ (CSMĐ) muỗi tại hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới chúng tôi thấy đã xác định được 2 loài muỗi gây dịch bệnh sốt xuất huyết thuộc giống Aedes, đó là loài Aedes Aegypti và loài Aedes Albopictus.

Tại Nam Đông: mật độ muỗi A aegypti thấp nhất là 0,02 con/nhà (tại Hương Giang), cao nhất là 0,08 con/nhà (tại Khe Tre); mật độ muỗi A albopictus thấp nhất là 0,02 con/nhà (tại Hương Giang), cao nhất là 0,42 con/nhà (tại Khe Tre).

Tại A Lưới: mật độ muỗi A aegypti thấp nhất là 0,06 con/nhà, cao nhất là 0,3 con/nhà; mật độ muỗi A albopictus thấp nhất là 0,02 con/nhà (tại thị trấn A Lưới), cao nhất là 0,03 con/nhà (tại A Ngo).



4.1.2. Chỉ Số nhà có muỗi (CSNCM) tại hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế

Chỉ số nhà có muỗi A aegypti tại thị trấn A Lưới cao nhất (22%), tại Nam Đông thấp hơn (2%). Chỉ số nhà có muỗi A albopictus tại thị trấn khe Tre là cao nhất 10%. Điều nay cho thấy trong điều kiện phát triển kinh tế văn hóa xã hội, quá trình đô thị hóa, giao lưu giữa các vùng miền đã làm gia tăng mật độ muỗi cùng như chỉ số nhà có muối.



4.1.3. Chỉ số nhà có bọ gậy (CSNBG) tại hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế

Chỉ số nhà có bọ gậy tại hai thị trấn Khe Tre và A Lưới là cao nhất, có thể do đây là trung tâm của hai huyện, nơi có mật độ dân cư đông, có giao lưu với các huyện đồng bằng, các địa phương khác, phù hợp với điều kiện sinh thái cho muỗi Aedes phát triển.



4.1.4. Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy (CSDCBG) tại hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế

Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy cao nhất tại thị trấn A Lưới (21,05%) và thị trấn Khe Tre (9%).



4.1.5. Chỉ số Breteau (BI) tại hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế

Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy Chỉ số BI tại các xã Hương Giang, thị trấn Khe Tre của huyện Nam Đông và thị trấn A Lưới của Huyện A Lưới là cao, có ý nghĩa trong dự đoán sự phát sinh dịch bệnh Sốt xuất huyết tại các địa phương này. Việc triển khai các chiến dịch thau vét bọ gậy là cần thiết.



4.2. KẾT QUẢ TÌM HIỂU SỰ PHÂN BỐ MUỖI, BỌ GẬY VÀ Ổ BỌ GẬY NGUỒN TẠI HAI HUYỆN MIỀN NÚI NAM ĐÔNG, A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.2.1. Phân bố của muỗi gây bệnh Sốt xuất huyết tại hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế

Đặc điểm sinh học, sự phân bố của hai loài muỗi gây dịch SXHD thuộc giống Aedes tại hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đã được tiến hành điều tra tại thực địa và nuôi sinh học trong phòng thí nghiệm của La bô Côn trùng Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế để theo dõi các pha phát triển của các loài muỗi.



4.2.1.1. Thời gian phát triển các pha trước trưởng thành

Sự phát triển của muỗi phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường, vì vậy trong các thí nghiệm, chúng tôi đã khống chế nhiệt độ, độ ẩm tương ứng với điều kiện sinh thái.

Thời gian trung bình từ trứng đến quăng đối với loài Aedes aegypti là 6,54 ngày; đối với loài Aedes albopictus trung bình là 7,78 ngày. Thời gian từ trứng đến muỗi trưởng thành trong điều kiện phòng thí nghiệm ở loài Aedes aegypti trung bình là 8,47, trong khi loài Aedes albopictus trung bình là 9,16 ngày.

Kết quả này không khác biệt so với các nghiên cứu đã công bố.



4.2.1.2. Thời gian từ khi nở tới khi đẻ trứng

Ở loài Aedes aegypti, thời gian từ khi muỗi nở đến khi đẻ trứng là 5,13 ngày. Tương tự đối với Aedes albopictus là 6,02 ngày.

Như vậy, chu kỳ từ trứng tới trứng của muỗi Aedes gây dịch SXHD trong điều kiện phòng thí nghiệm trung bình là 13,6 ngày (Aedes aegypti); 15,18 ngày (Aedes albopictus), tức là cứ sau 2 tuần lại có thế hệ mới ra đời. Đó là cơ sở chứng minh sự phát triển nhanh của các quần thể muỗi Aedes trong tự nhiên.

4.2.1.3. Số lượng trứng đẻ của hai loài muỗi gây dịch SXHD thuộc giống Aedes

Kết quả cho thấy muỗi Aedes aegypti mỗi lần đẻ trung bình 82,4 trứng/con. Đối với loài Aedes albopictus là 67,5 trứng/con. Số liệu này tương đương với các kết quả của một số tác giả đã công bố trước đây. Trong điều kiện nuôi tốt nhất, số lượng trứng trung bình mỗi lần đẻ ở loài Aedes aegypti nhiều hơn loài Aedes albopictus. Theo nghiên cứu của một số tác giả đã công bố, số lượng trứng còn phụ thuộc vào thức ăn của bọ gậy, lượng máu hút được và tuổi của muỗi.



4.2.1.4. Chu kỳ sinh thực

Ở hai loài Aedes aegyptiAedes albopictus thời gian thực hiện chu kỳ sinh thực giảm dần theo số lần đẻ (tuổi sinh lý) của muỗi. Chúng tôi nhận thấy ở nhiệt độ 27-28oC, chu kỳ sinh thực của Ae. aegypti kéo dài từ 2-4 ngày, trung bình 3,20 ngày đối với lần đẻ thứ nhất, 2,76 ngày đối với lần đẻ thứ hai, 2,58 ngày đối với lần đẻ thứ ba, 2,43 ngày đối với lần đẻ thứ tư. Như vậy, thời gian trung bình của chu kỳ sinh thực đầu tiên dài nhất, chu kỳ sau thời gian này giảm dần. So với thời gian cần thiết để vi rút nhân lên trong muỗi, từ lần hút máu thứ 3 trở đi là muỗi có thể truyền bệnh, chúng càng trở nên nguy hiểm hơn vì những lần hút máu tiếp theo ngắn hơn. Tương tự đối với loài Ae. albopictus, chu kỳ sinh thực dao động trung bình 3,31 ngày ở chu kỳ thứ nhất, 2,36 ngày ở chu kỳ thứ 4.

Những nghiên cứu về sinh học của hai loài muỗi Aedes gây dịch SXHD trong phòng thí nghiệm cho thấy đây là loài có tuổi thọ cao, có thể sống nhiều ngày khi chưa gặp đối tượng để hút máu. Hai loài muỗi Aedes này có thể đẻ tới 4 lần trong đời, số lượng trứng đẻ hơn 80 trứng/lần/con cái, tỷ lệ sống sót từ trứng tới muỗi trưởng thành đạt tới 60%, thời gian phát triển các pha trước trưởng thành ngắn. Do đó, trong công tác phòng chống cần ưu tiên những biện pháp có hiệu quả lâu dài.

4.2.1.5. Hoạt động hút máu của muỗi Aedes aegypti trưởng thành

Sử dụng phương pháp điều tra muỗi bằng mồi người theo giờ trong nhà để theo dõi hoạt động hút máu của muỗi trưởng thành. Muỗi Aedes hoạt động hút máu chủ yếu vào ban ngày từ sáng sớm đến chiều tối. Muỗi hút máu mạnh nhất vào buổi sáng sớm và chiều tối đạt hai cực đại vào 7 - 8 giờ sáng chiếm 17,86% và 17 - 18 giờ chiều chiếm 25,89%. Theo đó, cần phải cảnh báo đối với những vùng có dịch SXHD phải chú ý phòng trừ muỗi Aedes đốt truyền bệnh vào cả ban ngày và đỉnh cao là sáng sớm và chiều tối.



4.2.2. Phân bố bọ gậy và ổ bọ gậy nguồn của muỗi gây bệnh Sốt xuất huyết tại hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết quả cho thấy sự phân bố ổ bọ gậy nguồn tại hai huyện Nam Đông, A Lưới xuất hiện ở các dụng cụ chứa nước khác nhau, tuy nhiên tập trung đa số ở các dụng cụ chứa nước là bể nhỏ hơn 500 lít, vật phế thải chứa nước, lọ hoa. Riêng tại Nam Đông, ổ bọ gậy nguồn còn tìm thấy xuất hiện ở các dụng cụ chứa nước đa dạng hơn như bẩy kiến, bể cảnh, lu, chum, vại. Vấn đề này rất quan trọng, là căn cứ để lựa chọn các vật chứa ưu tiên đề xuất các biện pháp thau vét bọ gậy trong công tác chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại hai huyện này.

Như vậy, tất cả các dụng cụ chứa nước ở ngoài thiên nhiên hay nhân tạo đều có thể nhiễm và trở thành ổ bọ gậy của loài Aedes, điều này một lần nữa có thể khẳng định sự phong phú, đa dạng và tính thích nghi cao về nơi sinh sản của muỗi Aedes gây dịch SXHD.

4.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI HAI HUYỆN NAM ĐÔNG, A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.3.1. Phòng chống bằng biện pháp sinh thái học

4.3.1.1. Quản lý, ngăn ngừa, muỗi đẻ trứng trong các DCCN

Nắm bắt được các thể loại DCCN, số lượng mỗi loại DCCN trong mỗi địa phương để có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa, muỗi đẻ trứng trong các DCCN một cách hợp lý như đậy nắp thật kín, dùng vải hoặc dùng lưới che bể hứng nước mưa không cho muỗi vào đẻ, lọc nước để loại bỏ bọ gậy, sử dụng dầu, hoặc cho muối ăn vào bẫy kiến, thay nước ít nhất một lần trong một tuần, cọ rửa thành của DCCN để loại bỏ trứng của muỗi Aedes. Cần phải quản lý chất thải rắn.

4.3.1.2. Hạn chế không cho muỗi đậu để tiêu sinh đẻ trứng

Cần tránh treo đồ vải ngoài tủ và cần không gian thoáng sạch trên tường, trên tủ đồ ở tầm cao 1 - 2 mét và mọi thứ đều phải cần có nắp đậy, nhà cửa luôn gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát đầy đủ ánh sáng.



4.3.1.3. Tuyệt đối không cho muỗi ăn

Cần chú ý sử dụng màn tránh muỗi vào cả ban ngày, bên cạnh đó cần diệt muỗi bằng phun thuốc, vợt.



4.3.2. Phòng chống bằng biện pháp sinh học

Nhiều loài động vật có thể sử dụng để tấn công bọ gậy muỗi như cá, rùa, nòng nọc, Cyclopoid copepods, Mesocyclops, rệp nước, thuỷ tức, bọ cánh cứng, ấu trùng chuồn chuồn.



4.3.3. Phòng chống bằng biện pháp tuyên truyền, giáo dục cộng đồng

Là biện pháp với mục đích nâng cao trình độ nhận thức về sự nguy hiểm của SD/SXHD.

4.3.4. Biện pháp phòng chống tổng hợp

Sử dụng các biện pháp thích hợp nhằm đạt được hiệu quả phòng chống véc tơ cao nhất trong đó sử dụng các biện pháp giảm nguồn sinh sản của véc tơ là chủ yếu.



4.3.5. Biện pháp sử dụng hoá chất

Dựa vào các đặc điểm sinh học, sinh thái phân bố của các loài muỗi gây dịch SXHD thuộc giống Aedes để đề xuất một số kỹ thuật phun hóa chất để đạt được tỷ lệ muỗi chết cao nhất trong công tác chủ động phòng chống dịch bệnh SXHD.



V. KẾT LUẬN

Ở các vùng sinh cảnh của hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định được 2 loài muỗi gây dịch SXHD thuộc giống Aedes (Culicidae). Đó là loài Aedes aegypti và loài Aedes albopictus.



1. Đánh giá các chỉ số muỗi, bọ gậy gây bệnh Sốt xuất huyết tại hai huyện miền núi Đam Đông, A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế:

Chỉ số mật độ muỗi thấp nhất là 0,02 con/nhà, cao nhất là 0,42 con/nhà. Chỉ số nhà có muỗi thấp nhất là 2%, cao nhất là 22%. Chỉ số nhà có bọ gậy thấp nhất là 3%, cao nhất là 28%. Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy thấp nhất là 0,12%, cao nhất là 21,05%. Chỉ số BI thấp nhất là 4, cao nhất là 56.



2. Tìm hiểu sự phân bố muỗi, bọ gậy và ổ bọ gậy nguồn tại hai huyện miền núi Đam Đông, A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế:

- Trong điều kiện nhiệt độ 27 - 28oC và độ ẩm 80 - 86% (phòng thí nghiệm của La bô Côn trùng Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế), vòng đời của muỗi Aedes aegypti kéo dài 13,6 ngày và của muỗi Aedes albopictus 15,18 ngày.



- Chu kỳ sinh thực dao động trung bình 3,20 ngày (chu kỳ đầu) đến 2,43 ngày (chu kỳ thứ 4) đối với loài Aedes aegypti và 3,31 ngày (chu kỳ đầu) đến 2,36 ngày (chu kỳ thứ 4) đối với loài Aedes albopictus.

- Thời gian hoạt động hút máu của muỗi Aedes kéo dài suốt từ 7 giờ sáng đến 20 giờ tối, tập trung vào hai đỉnh cao là 7 - 8 giờ và 16 - 18 giờ.

- Phân bố bọ gậy và ổ bọ gậy nguồn: Muỗi Aedes có thể đẻ trứng vào tất cả các loại DCCN, trong đó bể xây, phuy, chum lu, vại chứa nước sinh hoạt, bể cảnh và các dụng cụ phế thải là ổ bọ gậy chủ yếu của loài muỗi này tại hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới.

VI. KIẾN NGHỊ

Để bổ sung các biện pháp phòng chống véc tơ gây bệnh dịch sốt xuất huyết hiện nay tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới nói riêng, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

- Cần có sự phối hợp tích cực hơn nữa giữa các ban ngành địa phương và trung ương trong việc nghiên cứu về vai trò dịch tễ của quần thể này để tìm ra những giải pháp tối ưu trong công tác tiêu diệt véc tơ truyền bệnh Sốt xuất huyết.

- Cần dựa vào các đặc điểm sinh học, sinh thái của véc tơ để xây dựng chiến lược phòng chống dịch SXHD chủ động, hạn chế sử dụng các biện pháp không phù hợp đối với từng địa phương, tiết kiệm ngân sách Nhà nước.



- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng về bệnh SXHD và cách phòng chống đến tận người dân, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc miền núi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế (2003), Giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh SD/SXHD, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 5.

  2. Bộ Y tế (2005), Hội nghị tổng kết hoạt động Phòng chống Sốt xuất huyết khu vực phía Nam 2001-2005 và phát động chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết 2005, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1-10.

  3. Bộ Y tế (2010), Tổng kết hoạt động năm 2010, kế hoạch hoạt động năm 2011, Dự án phòng chống sốt xuất huyết/sốt xuất huyết Dengue Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh, tr.1- 9.

  4. Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2010), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2009.

  5. Nguyễn Thụy Hùng (1981), “Kết quả nghiên cứu một số biện pháp sinh học trong công tác phòng chống sốt xuất huyết”, Báo cáo khoa học, Viện Sốt rét- Ký sinh trùng và Côn trùng, tr. 23.

  6. Lê Viết Lô, Vũ Sinh Nam, Lê Trung Nghĩa, Vũ Trần Phong (2003), Giám sát phòng chống véc tơ SD/SXHD tại cộng đồng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tr. 9-10.

  7. Vũ Sinh Nam (1995), Một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue ở một số địa phương miền Bắc Việt Nam, Tóm tắt Luận án phó tiến sĩ khoa học Y dược.

  8. Sở Y tế Thừa Thiên Huế (2010), “Báo cáo kết quả hoạt động công tác y tế dự phòng năm 2009 và định hướng kế hoạch hoạt động năm 2010”.

  9. Sở Y tế Thừa Thiên Huế (2011), “Báo cáo sơ kết 9 tháng đầu năm 2011 hoạt động các chương trình Y tế Dự Phòng tỉnh Thừa Thiên Huế”.

  10. Viện Pasteur Nha Trang (2008), Kỹ năng giám sát véc tơ, xử lý ổ bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi phòng chống SD/SXHD.

Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 251.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương