Lễ ĐỨc mẹ MÂn côi lời Chúa: Cv. 1,12-14; Gl. 4,4-7; Lc 1,26-38 MỤc lụC


Lá sầu riêng – Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền



tải về 439.74 Kb.
trang13/15
Chuyển đổi dữ liệu01.01.2018
Kích439.74 Kb.
#35202
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

20. Lá sầu riêng – Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền


(Trích dẫn từ ‘Cùng Nhau Suy Niệm’)

Ở đời tình mẹ là thiêng liêng nhất, cao cả nhất. Nếu không có tình mẹ, có lẽ chúng ta khó có thể cảm nghiệm được thế nào là một tình yêu tinh ròng, thanh khiết, không một toan tính ích kỷ nhỏ nhoi nào. Tình mẹ là một tình yêu vô vị lợi, sống hết mình vì con. Ca dao đã nói rất nhiều về những hy sinh của mẹ như: “Nuôi con chẳng quản chi thân, Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn”. Và rồi khi trái gió trở trời, lòng mẹ cũng quặn đau vì con: “Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.

Có lẽ chúng ta đều biết đến câu chuyện “Lá sầu riêng” của sân khấu cải lương đã từng trình diễn. Đó là câu chuyện thật cảm động về tình thương của người mẹ hết mình vì tương lai và hạnh phúc của con. Truyện kể về một người mẹ nhà quê, nghèo nàn. Cuộc đời cơ cực với cảnh mẹ goá con côi. Cuộc sống bữa no bữa đói, khiến bà lo sợ cho tương lai của đứa con. Bà đã chấp nhận gửi con cho một gia đình giầu có trong làng, và rồi bà tình nguyện ở bên đứa trẻ để chăm sóc nó với tư cách là một vú nuôi. Năm tháng trôi qua, khi bà đã già yếu, và đứa con do tay bà chăm sóc đã thành danh giữa đời. Bà nghĩ rằng đã tới lúc nói cho con biết sự thật về nguồn gốc của nó, và chắc chắn nó sẽ vui mừng lắm, vì có một người mẹ đã quên cả bản thân mình để lo cho con. Bà nghĩ rằng, lúc đó những giọt nước mắt sung sướng của hai mẹ con nhận ra nhau sẽ dạt dào lắm! Nhưng tiếc thay, điều đó đã không xảy ra! Đứa con không chấp nhận sự thật ấy. Nó đã xua đuổi bà. Nó không dám nhận bà là mẹ. Nó sợ điều này sẽ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp nó ở đời. Thay cho những giọt nước mắt sung sướng là những giọt nước mắt tủi nhục đắng cay. Bà đã thốt lên trong tiếng nấc nghẹn ngào: “Con ơi! Ngày con còn bé, mẹ cho con một cục kẹo, con đã theo mẹ cả ngày, bây giờ mẹ cho con cả cuộc đời, sao con nỡ lòng xua đuổi mẹ hở con?”.

Tình thương của mẹ trần thế đôi khi cũng quặn đau vì sự đoạn tình, đoạn nghĩa của con. Tình thương của người Mẹ thiên quốc càng quặn đau hơn khi con đang xa lìa vòng tay che chở của Mẹ. Người Mẹ thiên quốc cũng đau khổ vì những đứa con đã không nhìn nhận sự trợ giúp của Mẹ. Người Mẹ thiên quốc vẫn đang bị xúc phạm bởi chính thái độ khước từ của con.

Tháng Mân Côi, Giáo hội mời gọi chúng ta hướng về Mẹ Maria là mẹ của Chúa Giêsu cũng là mẹ của chúng ta. Xưa bên cây thập giá Chúa đã trao phó thánh Gioan cho Mẹ. Qua Gioan, Mẹ Maria đã nhận làm mẹ của cả nhân loại. Từ nay Mẹ là mẹ của từng người chúng ta. Từ nay Mẹ sẽ bao bọc chúng ta như mẹ đã từng bao bọc hài nhi Giêsu. Từ nay Mẹ Maria sẽ chăm sóc chúng ta như xưa đã chăm sóc cho Chúa Giêsu con Mẹ. Từ nay Mẹ Maria sẽ đứng bên cuộc đời chúng ta như Mẹ đã đứng kề bên thánh giá Chúa. Từ nay cái đau của chúng ta cũng là nỗi đau của Mẹ. Vì tình mẹ mãi mãi là thế. Hết mình vì con. Chấp nhận khổ vì con. Một tình yêu quên cả chính mình để hết lòng chăm sóc đoàn con như tình mẹ trần thế mà ca dao đã từng nói: “Đêm mùa thu mẹ ru con ngủ - Năm canh dài thức trọn năm canh”.

Thế nhưng, Mẹ Maria đã được gì khi làm mẹ chúng ta? Mẹ có vui khi làm mẹ nhân loại hay không? Nếu vui tại sao mỗi khi Mẹ hiện ra ở nơi này, nơi kia Mẹ đều khóc, đều trầm ngâm, đều lo lắng cho sự an nguy của con cái? Mẹ đều khóc cho nhận thế tội tình. Mẹ đều khóc vì những đứa con sa đàng tội lỗi nhưng không chịu quay trở về. Phải chăng mẹ cũng đang đau khổ khi nhìn thấy những người con vì danh vọng ở đời, vì vinh hoa phú quý mà đánh mất tình mẹ? Phải chăng kịch bản “lá sầu riêng” đang diễn tả nỗi lòng của Mẹ thiên quốc? Nếu đúng vậy, Mẹ cũng đang bảo chúng ta: “Con ơi! Chẳng lẽ chỉ vì một chút bổng lộc trần gian mau qua mà con đã vội quên tình mẹ? Và không lẽ chỉ vì những vinh hoa trần thế mau qua mà con đã từ chối mẹ sao? Hãy nhận mẹ làm mẹ để mẹ tiếp tục yêu con, để mẹ tiếp tục hy sinh cho con, và để mẹ tiếp tục che chở bảo vệ con”.



Xin cho mỗi người chúng ta biết nhận ra tình thương của mẹ để sám hối ăn năn về những lỗi lầm của mình. Xin giúp chúng ta đừng vì vinh hoa phú quý mà lạc xa tình mẹ. Ước gì chúng ta luôn trân trọng tình mẹ, luôn gắn bó với mẹ, luôn cậy dựa vào mẹ để nhờ Mẹ và qua Mẹ chúng ta lãnh nhận được muôn vàn ơn lành hồn xác của Chúa. Amen.

21. Kinh Mân Côi


Nguồn gốc kinh Mân Côi là những bông hồng kết thành triều thiên, mà những tín hữu Bắc Âu thời Trung cổ đội lên đầu Đức Mẹ, trong những tiếng đàn ca và múa hát. Tiếc thay, ngày nay kinh Mân Côi đã trở thành một kinh đơn điệu nhàm chán và máy móc, mà chỉ có ông già bà già cùng những người đạo đức mới đọc, để ăn mày ân xá, còn giới trẻ và đặc biệt là phía đàn ông con trai, chẳng cảm thấy vui vì khi lần hạt.

Mặc dầu vậy, cứ đến tháng mười, các đấng các bậc trong Hội Thánh cũng lại hết lời khuyên bổn đạo “Hãy ăn năn sám hối và lần hạt Mân Côi”. Nhưng thực tế cho thấy ít có ai sám hối thật lòng, còn lần hạt thì cũng luôn luôn chỉ có mấy cụ già và người lớn tuổi. Ai không tin thì cứ thử làm một cuộc điều tra.

Trong khi đó vào tháng năm, thì người ta lại rầm rộ thi đua tổ chức Dâng Hoa. Rõ ràng là râu ông nọ cắm cằm bà kia. Vì đáng lẽ cái thứ “phụng vụ dân gian” này phải được kết hợp với kinh Mân Côi, thì mới đúng về nguồn gốc và ý nghĩa của nó.

Thật vậy, người Kitô hữu Bắc Âu, sống vào koảng từ thế kỷ XI tới XIII, vì không hiểu gì về phụng vụ bằng tiếng Latinh, nên đã sáng tạo ra một thứ phụng vụ dân gian, là sáng tác những bài ca bằng tiếng bản xứ, đôi khi rất lãng mạn và trữ tình, đồng thời kết những triều thiên hoa hồng, vừa đội lên đầu Đức Mẹ, vừa hát vừa múa.

Theo truyền thuyết thì có một anh lái buôn, vì phải đi rong ruổi đó đây, không thể tham dự những buổi họp mừng Đức Mẹ với anh chị em tín hữu, nên đã nghĩ ra cách đọc đi đọc lại những câu kinh mà ban đầu chỉ có lời chào của sứ thần Gabriel cộng với lời chúc mừng của bà Elisabeth.

Thánh Đaminh đã dùng cái nên tảng của lòng sùng kính này để xây dựng nên truyền thống suy niệm những mầu nhiệm cứu độ, bằng cách giảng dạy cho các tín hữu nghe biết về những biến cố của cuộc đời Chúa Giêsu. Có thể nói, thánh nhân đã biến đổi một hình thức sùng kính chỉ có tính cách tình cảm trở thành một phương tiện loan báo Tin Mừng. Đối với thánh nhân, điều quan trọng không phải là múa hát hay đội triều thiên cho Đức Mẹ, mà là hái cho bằng được những bông hoa của ơn cứu độ từ cây hồng ân sủng được trồng trong vườn thiêng là cõi lòng Đức Trinh Nữ.

Chính nhờ nghe lời rao giảng mà người ta sám hối và tin vào Phúc Âm. Sám hối phải được liên kết với việc tin vào Phúc Âm, chứ không phải sám hối rồi chỉ đọc kinh. Đọc kinh mà không biết, không hiểu Tin Mừng thì làm sao đạt được niềm tin. Và không tin thì đọc kinh làm gì cho uổng công.

Bởi thế, cần phải bớt kinh, bớt việc làm của cái miệng, để tăng thêm việc làm cho trái tim, cho cái tâm. Thật ra thì sự suy niệm này đã được chính Đức Mẹ thực hiện và làm gương cho chúng ta. Thánh Luca đã ghi lại những hai lần thái độ của Đức Mẹ, đó là luôn để tâm suy niệm những biến cố liên quan tới Chúa Giêsu, người Con của Mẹ. Vậy thì đối với chúng ta, suy niệm những mầu nhiệm của Tin Mừng, đó chính là cách hữu hiệu nhất để hái được những bông hồng tươi thắm mà cài lên áo Mẹ hiền.




tải về 439.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương