Khoa kỹ thuật thực phẩm và MÔi trưỜng họ TÊN


Rác thải nhựa từ sinh hoạt



tải về 0.87 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu24.03.2023
Kích0.87 Mb.
#54432
1   2   3   4
BÀI ĐỒ ÁN

Rác thải nhựa từ sinh hoạt: Là rác thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày 
của con người như túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa,… Đặc biệt, với đời sống ngày 
càng bận rộn như hiện nay thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm thức ăn nhanh, đồ 
dùng 1 lần ngày càng cao, kéo theo đó là lượng rác thải nhựa cũng tăng lên theo cấp 
số nhân. 



Rác thải nhựa từ hoạt động công nghiệp: Rác thải nhựa cũng xuất hiện từ các 
nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp… trong cả quá trình sản xuất, thi công lẫn quá 
trình sinh hoạt của cán bộ nhân viên, công nhân viên. 
Rác thải nhựa từ các khu du lịch, dịch vụ: Các điểm buôn bán, khu vui chơi giải 
trí, nhà hàng, khách sạn… cũng là nơi xuất phát của rất nhiều rác thải nhựa. 
Rác thải nhựa từ y tế: Do đặc thù của ngành y tế là sử dụng đồ dùng 1 lần để giảm 
thiểu nguy cơ lây nhiễm, quy định nghiêm ngặt về an toàn nên lượng rác thải nhựa 
từ y tế là rất lớn. Các loại rác thải từ y tế gồm: túi nilon, bao gói vật tư thiết bị y tế, 
dụng cụ đóng gói thuốc, hóa chất hay kim tiêm, găng tay, chai, lọ, thuốc…
Rác thải từ hàng hóa nhập khẩu: Khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, nhất là 
nhu cầu mua hàng Trung Quốc tăng cao thì lượng rác thải nhựa từ các túi, hộp nhựa 
đựng đồ tăng lên rất nhanh. 
1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa . 
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa. Nguyên nhân căn bản và 
nghiêm trọng nhất tạo ra rác thải nhựa nằm ở văn hóa môi trường hạn chế của con 
người. Đó là ý thức của con người còn chưa tốt, điều đó được thể hiện qua những 
hành động rất phổ biến hiện nay: Lạm dụng sử dụng túi nylon, đồ nhựa dùng 1 lần, 
đặc biệt là trong kinh doanh bởi giá thành rẻ, tiện dụng mà không quan tâm đến đặc 
tính khó phân hủy của nhựa. Vứt rác bừa bãi, không đúng nơi qui định, không phân 
loại rác thải: Việc xả rác xuống cống rãnh còn gây tắc nghẽn đường ống, làm ngập 
lụt đường phố. Người dân chưa thật sự quan tâm đến việc phân loại rác thải gây ra 
nhiều khó khăn. 
Tiếp theo, nguyên nhân từ hoạt động nông nghiệp: rác thải đến từ hoạt động nông 
mang nhiều hóa chất độc hại, gây ô nhiễm nguồn nước, nhiều người nông dân còn 
“ tiện tay” vứt xuồng ao, sông, mương,… 
Nguyên nhân từ các hoạt động y tế: Rác thải từ hoạt động y tế đã qua sử dụng nếu 
không được xử lý đúng. Đặc biệt, trong dịch bệnh covid vừa qua, lượng rác thải y tế 
là một áp lực lớn đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, bởi lượng lớn 
rác thải như áo bảo hộ, khẩu trang, các thiết bị y tế dung 1 lần cho người bệnh,… 
Nếu không xử lí cẩn thận, rác thải không những ảnh hưởng đến môi trường, mà còn 
có thể là nguy cơ lây lan dịch bênh, hoặc khiến bệnh dịch bùng phát tại một số địa 
phương. 



Nguyên nhân từ các hoạt động du lịch: lượng du khách càng lớn, thì lượng rác thải 
càng nhiều, gây nên áp lực lớn cho việc thu gom, xử lí rác thải. Đã có nhiều quốc
gia buộc phải đóng cửa một số địa điểm du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì rác 
thải của khách du lịch như Thái Lan, Phillipines,… 
Nguyên nhân từ qui trình xử lí rác thải còn nhiều lỗ hổng: Nhiều nước đang phát 
triển trong đó có Việt Nam, có qui trình xử lí rác thải còn lạc hậu, hiệu suất kém, 
chưa xử lí, phân loại, tái sử dụng một cách triệt để.
Nguyên nhân từ sự bàng quan đến từ chính quyền địa phương: Nhiều địa phương 
chưa thưc hiện đúng các qui định, nghị định, luật lệ ban hành về việc xử lí rác thải, 
chưa chấp hành nghiêm túc những mức xử phạt hành chính đối với các hành động 
xả rác bừa bãi không đúng nơi qui định, chưa sát sao trong việc quản lí hệ thống xử 
lí rác thải.
Nguyên nhân gián tiếp đến từ ngành giáo dục: Giáo dục có vai trò đặc biệt đến 
chuyển đổi văn hóa (kiến thức, thái độ..) về môi trường, tự nhiên cho thanh niên. 
Tuy nhiên giáo dục quên đi việc bồi đắp cho học sinh những kĩ năng và ý thức cần 
thiết nói chung và việc bảo vệ môi trường nói chung. Việc phân loại rác thải, hay 
vứt rác đúng nơi qui định chưa được sát sao nghiêm khắc, có chăng chỉ là vài buổi 
thuyết giảng nhàm chán, không được đầu tư để thu hút học sinh và giúp các em hiểu 
được tầm quan trọng của việc giảm thiểu rác thải. 
1.1.4 Rác thải nhựa ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào
Rác thải nhựa gây ra rất nhiều hậu quả lớn, Chúng bị thải ra môi trường hoặc bị chôn 
lấp sẽ bị phân rã thành những mảnh nhựa với kích cỡ khác nhau như: micro,
nano, pico... lẫn vào đất, môi trường, không khí khiến cho các loài sinh vật biển, con 
người ăn phải bị đe dọa đến sức khỏe. Rác thải nhựa xử lý tốt sinh ra các loại khí 
độc: khí dioxin, furan…sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn 
dịch, thậm chí gây ung thư. Trong túi nilon có thể lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên 
chất, đốt cháy gặp hơi nước tạo thành axit sunfuric gây mưa axit, nguy hiểm cho sức 
khỏe con người. Nhiều sản phẩm nhựa kém chất lượng được sản xuất số lượng lớn, 
trong quá trình sử dụng sẽ sản sinh ra BPA - đây là chất độc hại và gây ra nhiều bệnh 
lý nguy hiểm ở người như vô sinh, tiểu đường, ung thư… Ảnh hưởng đến hoạt động 
du lịch của con người: khi môi trường bị ô nhiễm thì du khách cũng có ấn tượng 
không tốt về các điểm du lịch, gây ảnh hưởng đến thu nhập du lịch của địa phương, 
đất nước, làm khu du lịch không thể phục hồi lại được và trở thành điểm du lịch 
“chết”. Ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản của con người: Số lượng sinh 
vật chết vì rác thải nhựa nhiều thì sản lượng khai thác thủy hải sản giảm. Hơn nữa, 
rác thải nhựa chặn cửa hút nước hoặc vướng vào lưới đánh cá, cuốn vào chân vịt,… 
có thể gây hỏng hóc thiết bị.



1.1.5 Rác thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường và sinh vật biển như thế nào
Đối với môi trường: Không thể phủ nhận độ tiện dụng mà đồ nhụa mang lại cho 
cuộc sống con người nên chúng đã hiện diện ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Từ 
những vật dụng nhỏ bé hàng ngày như: túi nilon, ống hút , hộp đựng thực phẩm... 
Thế nhưng, đằng sau sự tiện dụng đất là một mối nguy hại cho cả thế giới loài 
người.Sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng tới đất và 
nước, bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn, 
làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất, ảnh hưởng 
đến sinh trưởng của cây trồng. 
Do tính chất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Nên ngay cả khi được thu gom 
đưa đi chôn lấp vào đất, chúng vẫn tồn tại hàng trăm năm làm thay đổi tính chất vật 
lý của đất, đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất, làm đất không giữ được nước dẫn 
đến tình trạng xói mòn, thiếu dinh dưỡng và oxi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển 
của cây trồng. 
Đặc biệt, nếu xử lý rác thải nhựa không đúng cách. Ví dụ như đốt nhựa không đúng 
quy chuẩn còn là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí, tạo ra hiệu ứng nhà 
kính và làm ảnh hưởng một cách tiêu cực đến đời sống con người và các sinh vật 
sống. 
Đối với sinh vật biển : Việc xả thải rác thải nhựa tràn lan trên biển đã gây ra hiện 
tượng "ô nhiễm trắng" và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài thủy, hải sản 
như: Có gần 300 loài sinh vật biển bị vướng hay ăn phải các mảnh rác thải nhựa trên 
biển, gây phá hủy tế bào, tác động xấu tới hệ tiêu hóa hoặc làm tắt khí quản gây 
nghẹt thở. Khi sinh vật biển ăn phải chất phụ gia trong nhựa và tác động tiêu cực 
đến hệ thống nội tiết và điều hòa hormone trong cơ thể chúng. Các sinh vật biển này 
có thể chết do nhựa hoặc bị thiếu thức ăn do nhựa đã giết chết các sinh vật trong 
chuỗi thức ăn của chúng. Đối với những sinh vật biển khi vướng vào lưới đánh cá bị 
bỏ đi hoặc các loại rác thải nhựa khác, chúng sẽ không thoát ra được nên sẽ yếu dần 
và chết. Ngoài ra, rác nhựa gây ra một bãi rác khổng lồ trên biển, làm ô nhiễm trầm 
trọng môi trường biển, khiến nhiều sinh vật biển không còn “nhà” để sống và phát 
triển. 




tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương