Khoa công nghệ thông tin bài giảng LẬp trình cơ BẢn biên soạn



tải về 1.56 Mb.
trang4/29
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.56 Mb.
#28834
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29

III. Công cụ lập trình

1. Ngôn ngữ lập trình


Khái niệm

  • Ngôn ngữ lập trình là một ngôn ngữ dùng để viết chương trình cho máy tính. Ta có thể chia ngôn ngữ lập trình thành các loại sau: ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ cấp cao.

  • Ngôn ngữ máy (machine language): Là các chỉ thị dưới dạng nhị phân, can thiệp trực tiếp vào trong các mạch điện tử. Chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy thì có thể được thực hiện ngay không cần qua bước trung gian nào. Tuy nhiên chương trình viết bằng ngôn ngữ máy dễ sai sót, cồng kềnh và khó đọc, khó hiểu vì toàn những con số 0 và 1.

  • Hợp ngữ (assembly language): Bao gồm tên các câu lệnh và quy tắc viết các câu lệnh đó. Tên các câu lệnh bao gồm hai phần: phần mã lệnh (viết tựa tiếng Anh) chỉ phép toán cần thực hiện và địa chỉ chứa toán hạng của phép toán đó. Ví dụ:

INPUT a ; Nhập giá trị cho a từ bàn phím

LOAD a ; Đọc giá trị a vào thanh ghi tổng A

PRINT a; Hiển thị giá trị của a ra màn hình.

INPUT b


ADD b; Cộng giá trị của thanh ghi tổng A với giá trị b

Trong các lệnh trên thì INPUT, LOAD, PRINT, ADD là các mã lệnh còn a, b là địa chỉ. Để máy thực hiện được một chương trình viết bằng hợp ngữ thì chương trình đó phải được dịch sang ngôn ngữ máy. Công cụ thực hiện việc dịch đó được gọi là Assembler.



  • Ngôn ngữ cấp cao (High level language): Ra đời và phát triển nhằm phản ánh cách thức người lập trình nghĩ và làm. Rất gần với ngôn ngữ con người (Anh ngữ) nhưng chính xác như ngôn ngữ toán học. Cùng với sự phát triển của các thế hệ máy tính, ngôn ngữ lập trình cấp cao cũng được phát triển rất đa dạng và phong phú, việc lập trình cho máy tính vì thế mà cũng có nhiều khuynh hướng khác nhau: lập trình cấu trúc, lập trình hướng đối tượng, lập trình logic, lập trình hàm... Một chương trình viết bằng ngôn ngữ cấp cao được gọi là chương trình nguồn (source programs). Để máy tính "hiểu" và thực hiện được các lệnh trong chương trình nguồn thì phải có một chương trình dịch để dịch chuơng trình nguồn (viết bằng ngôn ngữ cấp cao) thành dạng chương trình có khả năng thực thi.

Chương trình dịch

  • Như trên đã trình bày, muốn chuyển từ chương trình nguồn sang chương trình đích phải có chương trình dịch. Thông thường mỗi một ngôn ngữ cấp cao đều có một chương trình dịch riêng nhưng chung quy lại thì có hai cách dịch: thông dịch và biên dịch.

  • Thông dịch (interpreter): Là cách dịch từng lệnh một, dịch tới đâu thực hiện tới đó. Chẳng hạn ngôn ngữ LISP sử dụng trình thông dịch.

  • Biên dịch (compiler): Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành chương trình đích rồi sau đó mới thực hiện. Các ngôn ngữ sử dụng trình biên dịch như Pascal, C...

  • Giữa thông dịch và biên dịch có khác nhau ở chỗ: Do thông dịch là vừa dịch vừa thực thi chương trình còn biên dịch là dịch xong toàn bộ chương trình rồi mới thực thi nên chương trình viết bằng ngôn ngữ biên dịch thực hiện nhanh hơn chương trình viết bằng ngôn ngữ thông dịch.

  • Một số ngôn ngữ sử dụng kết hợp giữa thông dịch và biên dịch chẳng hạn như Java. Chương trình nguồn của Java được biên dịch tạo thành một chương trình đối tượng (một dạng mã trung gian) và khi thực hiện thì từng lệnh trong chương trình đối tượng được thông dịch thành mã máy.

2. Công cụ lập trình


  • Trước những năm 1990 người ta cho rằng ngôn ngữ lập trình quyết định kết quả lập trình. Chẳng hạn, trong một tình huống cụ thể nào đó, chương trình viết bằng C++ thì tốt hơn Pascal, viết bằng Pascal thì tốt hơn Fortran… Khi các công cụ lập trình còn thô sơ và các yêu cầu phần mềm chưa cao thì nhận định này là khá chính xác.

  • Sau đó người ta cho rằng công nghệ lập trình mới ảnh hưởng lớn nhất đến sản phẩm cuối cùng, sự thống trị trong thập kỷ 90 của lập trình hướng đối tượng và RAD (viết tắt của Rapid Application Development nghĩa là Công cụ phát triển ứng dụng nhanh, thường gọi là lập trình trực quan hay Visual Programming) đã cho thấy tư duy của người lập trình bị ảnh hưởng bởi nền tảng phát triển phần mềm.

  • Không ai phê phán Delphi - phiên bản phát triển từ ngôn ngữ Pascal là kém hơn Java hay Visual C++. Tuy mới có 1/20 thời gian của thế kỷ 21 trôi qua nhưng từ đầu thế kỷ đến nay Công nghệ thông tin đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong đó có Công nghệ phần mềm. Nhu cầu sử dụng phần mềm và yêu cầu đối với phần mềm đột nhiên tăng vọt khiến nhiều nhà phát triển phần mềm phải xem lại cách làm việc của mình. Đó chính là cơ sở cho sự phát triển rộng rãi trên toàn thế giới của ngành Công nghiệp phần mềm hiện nay.

  • Người ta không chỉ quan tâm đến công nghệ lập trình mà còn quan tâm đến quy trình phát triển phần mềm.

  • Các công ty bắt đầu chuẩn hóa và đưa ra quy trình công nghệ phần mềm của mình - ở đó việc lựa chọn bộ công cụ lập trình có vai trò rất quan trọng. Các bộ công cụ lập trình hiện nay có xu hướng thống nhất và tương tác với nhau chặt chẽ. Ý tưởng này đã từng xuất hiện trong thập kỷ trước, tiêu biểu như CORBA của Sun hay Delphi - C++ Builder Project Union của Borland, tuy nhiên khi đó chúng chưa được ưa chuộng.

  • Khi Visual Studio.NET của Microsoft ra đời năm 2002, người ta nhận thấy rằng các công cụ lập trình nên đi với nhau thành “bộ”. Đến thời điểm hiện nay giải pháp về công cụ lập trình của các nhà phát triển luôn được nhắc đến như “bộ công cụ”. Một ví dụ về ý nghĩ của 2 lập trình viên qua 3 giai đoạn này như sau:

  • Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình (NNLT) và rất nhiều công cụ lập trình (CCLT). Một CCLT có thể gắn liền với một NNLT hoặc không - đây là điều mà một số ít người không có kinh nghiệm không hề biết. Ta có thể phân loại:

    • Theo NNLT: Dòng C có Visual C++, C++ Builder… Dòng Pascal có Borland Pascal, Delphi…

    • Theo phạm vi sử dụng: Dòng lập trình hệ thống có Microsoft Assembly, Borland C… Dòng lập trình trực quan có Visual Basic, Jbuilder… Dòng lập trình mạng có Java, ASP, PHP…

    • Theo phong cách lập trình: Dòng cổ điển có Pascal, Fortran… Dòng hướng đối tượng có C++, SmallTalk, Java…

  • Công cụ thường dùng:

    • Microsoft Visual Studio 2005, Microsoft Visual Studio 2008: C++, C##, VisualBasic, ASPX...

    • Java;

    • PHP;

    • Pascal, Turbo C, Dev - C++

  • Chức năng của công cụ lập trình:

1. Biểu diễn chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó

2. Giao diện tích hợp (IDE - Itergrated Developments Environment) cho phép soạn thảo văn bản chương trình, kiểm lỗi, thử nghiệm;

3. Biên dịch thành chương trình độc lập trên máy tính.

3. Công cụ lập trình Dev-C++


  • Dev-C++ là một công cụ lập trình với giao diện tích hợp cho phép làm việc trên Windows, cho phép lập trình bằng C/C++;

  • Dự án phát triển Dev-C++ được lưu trữ trên SourceForge. Dev-C++ nguyên được phát triển bởi một lập trình viên có tên là Colin Laplace và chỉ chạy trên hệ điều hành Microsoft Windows.

  • Bloodshed Dev-C++ là một Môi trường Phát triển Tích hợp (IDE) có hỗ trợ đầy đủ tính năng cho ngôn ngữ lập trình C/C++. Nó sử dụng trình MinGW của GCC (Bộ trình dịch GNU) làm trình biên dịch. Dev-C++ cũng có thể được dùng kết hợp với Cygwin hay bất kỳ trình dịch nền tảng GCC nào khác.

  • Chương trình cho người dùng có cảm nhận hơi giống với hình thức của chương trình Microsoft Visual Studio vốn được sử dụng rộng rãi hơn. Dev-C++ có một đặc điểm phụ đó là nó sử dung DevPaks, là một phần gồm các gói mở rộng so với môi trường tiêu chuẩn, bao gồm các thư viện, mẫu, và các tiện ích được đưa thêm vào. DevPaks thường có, nhưng không nhất định, tiện ích GUI (giao diện người dùng đồ họa), bao gồm các công cụ phổ biến như GTK+, wxWidgets, và FLTK. Có những DevPaks có chứa các thư viện với thậm chí nhiều hàm chức năng cao hơn.

  • Dev-C++ nói chung là một chương trình chỉ chạy trên Windows. Tuy nhiên cũng có một phiên bản cho Linux, nhưng vẫn trong giai đoạn alpha và chưa được cập nhật trong vòng hơn 6 năm qua.

Một số giao diện

Giao diện chính





Каталог: files -> FileMonHoc
FileMonHoc -> NGÂn hàng câu hỏi lập trình cơ BẢn nhóm câu hỏI 2 ĐIỂM
FileMonHoc -> CHƯƠng 2 giới thiệu về LÝ thuyết số
FileMonHoc -> CÁc hệ MẬt khoá CÔng khai kháC
FileMonHoc -> BỘ MÔn duyệt chủ nhiệm Bộ môn
FileMonHoc -> Khoa công nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileMonHoc -> Chủ nhiệm Bộ môn Ngô Thành Long ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG
FileMonHoc -> Chủ nhiệm Bộ môn Phan Nguyên Hải ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG
FileMonHoc -> Khoa: CÔng nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileMonHoc -> MẬt mã khóA ĐỐi xứng lý thuyết cơ bản của Shannon
FileMonHoc -> Khoa cntt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 1.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương