Khoa công nghệ thông tin bài giảng LẬp trình cơ BẢn biên soạn


III. Truy cập tập tin văn bản



tải về 1.56 Mb.
trang25/29
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.56 Mb.
#28834
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   29

III. Truy cập tập tin văn bản

1. Ghi dữ liệu lên tập tin văn bản


1.1 Hàm fputc()

Hàm này được dùng để ghi một ký tự lên một tập tin văn bản đang được mở để làm việc.



Cú pháp: int fputc(int c, FILE *f)

Trong đó, tham số c chứa mã Ascii của một ký tự nào đó. Mã này được ghi lên tập tin liên kết với con trỏ f. Hàm này trả về EOF nếu gặp lỗi.



1.2 Hàm fputs()

Hàm này dùng để ghi một chuỗi ký tự chứa trong vùng đệm lên tập tin văn bản.



Cú pháp: int fputs(const char *buffer, FILE *f)

Trong đó, buffer là con trỏ có kiểu char chỉ đến vị trí đầu tiên của chuỗi ký tự được ghi vào. Hàm này trả về giá trị 0 nếu buffer chứa chuỗi rỗng và trả về EOF nếu gặp lỗi.



1.3 Hàm fprintf()

Hàm này dùng để ghi dữ liệu có định dạng lên tập tin văn bản.



Cú pháp: fprintf(FILE *f, const char *format, varexpr)

Trong đó: format: chuỗi định dạng (giống với các định dạng của hàm printf()), varexpr: danh sách các biểu thức, mỗi biểu thức cách nhau dấu phẩy (,).



Định dạng

Ý nghĩa

%d

Ghi số nguyên

%[.số chữ số thập phân] f

Ghi số thực có theo quy tắc làm tròn số.

%o

Ghi số nguyên hệ bát phân

%x

Ghi số nguyên hệ thập lục phân

%c

Ghi một ký tự

%s

Ghi chuỗi ký tự

%e hoặc %E hoặc %g hoặc %G

Ghi số thực dạng khoa học (nhân 10 mũ x)

Ví dụ: Viết chương trình ghi chuỗi ký tự lên tập tin văn bản D:\\Baihat.txt

#include

#include

int main(){

FILE *f;

clrscr();

f=fopen("D:\\Baihat.txt","r+");

if (f!=NULL){

fputs("Em oi Ha Noi pho.\n",f);

fputs("Ta con em, mui hoang lan; ta con em, mui hoa sua.",f);

fclose(f);

}

getch();



return 0;

}

2. Đọc dữ liệu từ tập tin văn bản


2.1 Hàm fgetc()

Hàm này dùng để đọc dữ liệu từ tập tin văn bản đang được mở để làm việc.



Cú pháp: int fgetc(FILE *f)

Hàm này trả về mã Ascii của một ký tự nào đó (kể cả EOF) trong tập tin liên kết với con trỏ f.



2.2 Hàm fgets()

Cú pháp: char *fgets(char *buffer, int n, FILE *f)

Hàm này được dùng để đọc một chuỗi ký tự từ tập tin văn bản đang được mở ra và liên kết với con trỏ f cho đến khi đọc đủ n ký tự hoặc gặp ký tự xuống dòng ‘\n’ (ký tự này cũng được đưa vào chuỗi kết quả) hay gặp ký tự kết thúc EOF (ký tự này không được đưa vào chuỗi kết quả).

Trong đó:

- buffer (vùng đệm): con trỏ có kiểu char chỉ đến cùng nhớ đủ lớn chứa các ký tự nhận được.

- n: giá trị nguyên chỉ độ dài lớn nhất của chuỗi ký tự nhận được.

- f: con trỏ liên kết với một tập tin nào đó.

- Ký tự NULL (‘\0’) tự động được thêm vào cuối chuỗi kết quả lưu trong vùng đêm.

- Hàm trả về địa chỉ đầu tiên của vùng đệm khi không gặp lỗi và chưa gặp ký tự kết thúc EOF. Ngược lại, hàm trả về giá trị NULL.



2.3 Hàm fscanf()

Hàm này dùng để đọc dữ liệu từ tập tin văn bản vào danh sách các biến theo định dạng.



Cú pháp: fscanf(FILE *f, const char *format, varlist)

Trong đó: format: chuỗi định dạng (giống hàm scanf()); varlist: danh sách các biến mỗi biến cách nhau dấu phẩy (,).

Ví dụ: Viết chương trình chép tập tin D:\Baihat.txt ở trên sang tập tin D:\Baica.txt.

#include

#include

int main()

{

FILE *f1,*f2;



clrscr();

f1=fopen("D:\\Baihat.txt","rt");

f2=fopen("D:\\Baica.txt","wt");

if (f1!=NULL && f2!=NULL)

{

int ch=fgetc(f1);



while (! feof(f1))

{

fputc(ch,f2);



ch=fgetc(f1);

}

fcloseall();



}

getch();

return 0;

}

3. Ví dụ


Đọc ma trận tính ma trận, ghi ma trận chuyển vị vào file mới. Xem xét file văn bản như đầu vào, đầu ra của chương trình, thay vì nhận từ bàn phím và xuất ra màn hình.

#include

#include

int a[100][100];

int n,m;
int main()

{

char *infile="vao.txt", *outfile="ra.txt";



int i, j;

FILE *f1,*f2;

f1=fopen(infile,"rt");

if(f1==NULL)

{

printf("Loi mo file %s",infile);



getch();

return -1;

}

f2=fopen(outfile,"wt");



if(f2==NULL)

{

printf("Loi mo file %s",outfile);



getch();

fclose(f1);

return -2;

}

fscanf(f1,"%d%d",&m,&n);



for(i=0;i

{

for(j=0;j

{

fscanf(f1,"%d",&a[i][j]);

}

}

fprintf(f2,"%d %d\n",n,m);



for(i=0;i

{

for(j=0;j

{

fprintf(f2,"%4d",a[j][i]);

}

fprintf(f2,"\n");



}

fclose(f1);

fclose(f2);

printf("Ket thuc tinh chuyen vi");

getch();

return 0;

}


Каталог: files -> FileMonHoc
FileMonHoc -> NGÂn hàng câu hỏi lập trình cơ BẢn nhóm câu hỏI 2 ĐIỂM
FileMonHoc -> CHƯƠng 2 giới thiệu về LÝ thuyết số
FileMonHoc -> CÁc hệ MẬt khoá CÔng khai kháC
FileMonHoc -> BỘ MÔn duyệt chủ nhiệm Bộ môn
FileMonHoc -> Khoa công nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileMonHoc -> Chủ nhiệm Bộ môn Ngô Thành Long ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG
FileMonHoc -> Chủ nhiệm Bộ môn Phan Nguyên Hải ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG
FileMonHoc -> Khoa: CÔng nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileMonHoc -> MẬt mã khóA ĐỐi xứng lý thuyết cơ bản của Shannon
FileMonHoc -> Khoa cntt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 1.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương