Khoa  tiểu luận môn: Các vấn đề về ngữ nghĩa học


Công trình nghiên cứu là những luận văn, luận án



tải về 118.89 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu18.06.2022
Kích118.89 Kb.
#52395
1   2   3   4
TỔNG THUẬT CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Công trình nghiên cứu là những luận văn, luận án

Cho đến nay, qua khảo sát, tác giả Luận văn nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu là Luận văn hay Luận án nào liên quan đến đề tài mà tác giả đang nghiên cứu. Tuy nhiên, năm 2015, đã có Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Ngôn ngữ học cũng nghiên cứu việc áp dụng mô hình lý thuyết của Halliday, cụ thể là đề tài: “Áp dụng ẩn dụ ngữ pháp của Halliday vào việc phân tích một số kiểu câu Tiếng Việt" của tác giả Đàm Thị Thuý, mã số 60220240. Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu và làm sáng rõ ẩn dụ ngữ pháp theo quan niệm của Halliday, cụ thể là tập trung làm nổi bật các phương thức thể hiện mô hình chuyển tác và mô hình liên nhân trong tiếng Việt.
Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu về tác phẩm chính luận báo chí là Luận văn, Luận án thuộc các chuyên ngành khác nhau như:
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học “Một số vấn đề ngôn ngữ phát thanh trên mạng internet” của tác giả Nguyễn Thị thu Nga, năm 2004.
Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng Học viện Báo chí và Tuyên truyền “Dòng chính luận trong phim truyện truyền hình” của tác giả Hồ Văn Lợi, chuyên ngành Báo chí học, năm 2010.
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học “Hoạt động dẫn chương trình chính luận truyền hình” của tác giả Nguyễn Nga Huyền, năm 2012.
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học “Đội ngũ nhà báo chính luận báo Nhân dân trong 25 năm đổi mới” của tác giả Nguyễn Thị Việt Nga, năm 2012.
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học “Bình luận kinh tế trên báo Hà Nội mới thực trạng và vấn đề đạt ra” của tác giả Dương Hiệp, năm 2014.
Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng Học viện Báo chí và Tuyên truyền “Phong cách chính luận báo chí của Quang lợi” của tác giả Nguyễn Văn Thắng, chuyên ngành Báo chí học, năm 2015.

  1. Công trình nghiên cứu là những bài báo

Hiện nay, các bài viết nghiên cứu liên quan đến lý thuyết ngữ pháp chức năng chưa có nhiều, qua khảo sát, tác giả Luận văn chỉ thu nhận được một số bài viết liên quan, xin được giới thiệu dưới đây:
Bài viết “Ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống” – GS. Cao Xuân Hạo, Blog: Tôi và chúng ta, 29/8/2010.
“Lý thuyết ngữ vực và việc nhận diện các đặc điểm của diễn ngôn”, PGS.TS Trịnh Sâm”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội [Vol.30, No.1S,2014, tr.1-6].
Báo cáo khoa học “Thế giới kinh nghiệm trong các bản tin và xã luận tiếng Việt từ góc nhìn ngữ pháp chức năng”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 3, 2010.
“Khả năng ứng dụng ngữ pháp chức năng vào lĩnh vực giáo dục”, Lê Văn Canh – phòng Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, ngoại ngữ số 27, 2011).
“Ứng dụng ngữ pháp chức năng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ” – Nguyễn Khánh Hà. Bài đăng trên internet, 2011.
“Tiếp cận lý thuyết cấu trúc - chức năng trong đổi mới phương thức quản lý nghiên cứu khoa học và quan điểm vận dụng ở Việt Nam”. Bài đăng trên website 123.doc.
“Ngữ pháp chức năng hệ thống và đánh giá ngôn ngữ “phi chuẩn” của giới trẻ Việt Nam hiện nay theo quan điểm của ngữ pháp chức năng hệ thống” của tác giả Nguyễn Văn Hiệp đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống S1, 2015.
Bên cạnh những bài viết có nội dung liên quan đến ngữ pháp chức năng, qua khảo sát còn khá nhiều bài có nội dung về ngôn ngữ, phong cách chức năng của ngôn ngữ và phân tích câu tiếng Việt, tiêu biểu trong số đó là:
Bài viết “Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng” đăng trên Intrenet của nhóm tác giả: Mai Ngọc Chữ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiếm (Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H, 1977) cho ta hình dung về ranh giới giữa các lớp từ vựng trong tiếng Việt.
Bài viết “Các phong cách chức năng ngôn ngữ tiếng Việt” được đăng tải trên Internet. Nội dung có phần đề cập riêng đến chức năng ngôn ngữ chính luận.
Bài viết “Quan hệ nghĩa và cấu trúc trong việc phân tích Việt” của tác giả Hoàng Trọng Phiếm đăng trên internet (năm 2010), trong đó, tác giả nhận định: nghĩa là lí do tồn tại của cấu trúc. Cấu trúc nào thì nghĩa ấy. Mỗi cấu trúc tương ứng với với chức năng tải nghĩa nhất định. Vì vậy, vấn đề chọn phương tiện để biểu hiện nghĩa cần diễn đạt là quan trọng đối với cú pháp.
Bài viết “Các phương pháp phân tích câu tiếng Việt” của tác giả TS. Trần Kim Phượng đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ số tháng 3 - 2010 (tr.35,37] và được đăng lại trên website Khoa ngữ văn – Đại học sư phạm Hà Nội (ngày 27 − 11 – 2013) có nội dung trong giới thiệu bốn phương pháp phân tích câu tiếng Việt.
Bài viết “Các tính chất của ngôn ngữ báo chí” đăng trên Blog Lê Đình Phước (năm 2013). Trong đó có đề cập đến tính đặc thù của ngôn ngữ.
Ngoài ra, còn khá nhiều các đề tài tiểu luận liên quan đến đặc điểm, phong cách sử dụng ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ trong các tác phẩm báo chí... trong loại thể chính luận báo chí được đăng tải trên Internet hay các trang mạng cá nhân.


  1. tải về 118.89 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương