Khoa  tiểu luận môn: Các vấn đề về ngữ nghĩa học



tải về 118.89 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu18.06.2022
Kích118.89 Kb.
#52395
  1   2   3   4
TỔNG THUẬT CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI








HỌC VIỆN
KHOA
----------
TIỂU LUẬN
Môn: Các vấn đề về ngữ nghĩa học
Đề tài: ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ

Học viên:
Mã học viên:
Lớp:


Hà Nội, 2022
TỔNG THUẬT CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Từ nhiều năm nay, ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu báo chí học và ngôn ngữ học đã nghiên cứu và ra mắt nhiều giáo trình, sách chuyên khảo, các bài viết tham luận khoa học liên quan đến lĩnh vực hoạt động báo chí, trong đó có chính luận báo chí. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực ngữ pháp chức năng hệ thống, do có sự ra đời muộn hơn (vào khoảng những năm 80 của thế kỷ XX). Tác giả đề tài xin được giới thiệu sơ lược về các giáo trình, tư liệu... ở phần dưới đây:

  1. Công trình nghiên cứu là các giáo trình

    1. Đối với chuyên ngành báo chí

Năm 1995, trong bối cảnh số lượng tài liệu nghiên cứu về báo chí còn khá ít ỏi, để làm phong phú nâng cao giá trị lý luận và thực tiễn báo chí nước ta, nhóm tác giả Dương Xuân Sơn (chủ biên), Đinh Văn Hường, Trần Quang đã ra đời cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, NXB Văn hoá Thông tin nội dung đề cập đến những vấn đề có tính chất phương pháp luận, những khái niệm, phạm trù, đặc trưng, nguyên tắc, chức năng...
Đến năm 1997, Giáo trình “Tác phẩm báo chí” tập III của PGS - PTS Trần Thế Phiệt – Khoa Báo chí – Học viện báo chí và Tuyên truyền được NXB Giáo dục ấn hành. Đây là công trình nghiên cứu về loại tác phẩm báo chí chính luận đã góp phần tích cực vào việc gợi mở những vấn đề cần tổng kết, nâng lên thành lý luận nghiệp vụ đối với loại thể này trong công tác báo chí. Trong đó, tác giả đã đề cập về các phương pháp diễn đạt như sử dụng từ ngữ, các phương tiện cú pháp và vấn đề về âm hưởng – giọng điệu trong những tác phẩm chính luận báo chí.
Năm 2006, tác giả Đức Dũng ra mắt cuốn sách “Viết báo như thế nào”, (NXB Văn hoá – Thông tin) nhằm trả lời cho những câu hỏi có liên quan đến việc sáng tạo tác phẩm báo chí.
Tiếp đến, giáo trình “Tác phẩm báo chí đại cương” của nhóm tác giả TS. Nguyễn Thị Thoa (chủ biên) và Nguyễn Thị Hằng Thu do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành năm 2011 cung cấp những kiến thức nền tảng, cơ bản nhất về tác phẩm báo chí cho những ai muốn hành nghề báo chí và muốn trở thành nhà báo. Trong phần 2 chương 3, giáo trình này đã đề cập nội dung ngôn ngữ với tư cách là một trong các yếu tố hình thành của tác phẩm báo chí.
Giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí” của PGS.TS Nguyễn Văn Dững do Nhà Xuất bản Lao động xuất bản năm 2012 đã cung cấp thêm cơ sở lý luận, thực tiễn báo chí, truyền thông hiện đại, nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận và ý thức tự giác về hoạt động nghề nghiệp báo chí.
Tiếp đó, giáo trình “Tác phẩm chính luận báo chí” của PGS.TS Trần Thế Phiệt do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2014 đã giải quyết căn bản về loại thể tác phẩm chính luận báo chí trên cơ sở tiếp thu những thành tựu trong và ngoài nước về lý luận cũng như thực tiễn được cập nhật đến thời điểm năm 2014. Bên cạnh đó, giáo trình còn phân tích, gợi mở những đặc điểm sáng tạo của thể loại này cho những ai muốn bước vào con đường sáng tạo để trở thành một nhà báo thực thụ. Trong đó, cũng như cuốn giáo trình trước đó của tác giả, cuốn giáo trình này được mở rộng hơn nội dung về phương tiện diễn đạt như từ ngữ, phương tiện cú pháp, âm hưởng, giọng điệu và phong cách.


    1. tải về 118.89 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương