KhốI 11 MÔn ngữ VĂn tuầN 7: tiếT 25: chiếu cầu hiềN



tải về 27.35 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2022
Kích27.35 Kb.
#52951
1   2   3   4   5   6
BÀI TUẦN 7 (1)
BAI CA NGAN DI TREN BAI CAT, BAI CA PHONG CANH HUONG SON, BAI CA PHONG CANH HUONG SON, CÁC CÁCH MỞ BÀI
I. Tìm hiểu bài:
1. Khái niệm so sánh:
So sánh là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa 2 sự vật, hiện tượng ấy.
- Có 2 kiểu so sánh: Tương đồng ( chỉ ra những nét giống nhau) và tương phản (chỉ ra những nét khác nhau).
2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
a. Tìm hiểu ngữ liệu:
Câu1. Đối tượng được so sánh:
Câu 2. Điểm giống và khác nhau
Câu 3. Mục đích so sánh trong đoạn trích.
b. Kết luận.
- Mục đích của so sánh:
- Yêu cầu của so sánh:
. Cách so sánh.
a. Tìm hiểu ngữ liệu:
- Câu 1: - Nguyễn Tuân so sánh quan niệm "soi đường" của Ngô Tất Tố với những quan niệm nào?
- Căn cứ để so sánh là gì?
- Mục đích của so sánh là gì?
Nguyễn Tuân so sánh quan niệm "soi đường" của Ngô Tất Tố với những quan niệm sau:
+ Quan niệm của những người chủ trương" cải lương hương ẩm" cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống nông dân sẽ được nâng cao.
+ Quan niệm của những người hoài cổ cho rằngchỉ cần trở về với đời sống thuần phác, trong sạch như ngày xưa là đời sống của những người nông dân sẽ được cải thiện.
- Câu 2. Căn cứ so sánh: Dựa vào sự phát triển tính cách của các nhân vật trong "Tắt đèn", với các nhân vật khác trong một số tác phẩm cùng viết về đề tài nông thôn thời kì ấy- nhưng viết theo chủ trương cải lương hương ẩm hoặc ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục
- Câu 3. Mục đích của so sánh: Chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên để làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố: Người nông dân phải đứng lên chống lại kẻ bóc lột mình, áp bức mình.
b. Kết luận:
- Có 2 cách so sánh: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.
- Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến quan điểm của người nói (người viết)
4. Ghi nhớ: SGK
II. Luyên tập:
Đoạn trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
1) Tác giả đã ss “ Bắc” với “Nam” về những mặt:
- Văn hiến ( vốn xưng… đã lâu )
- Lãnh thổ ( núi sông… đã chia)
- Phong tục ( phong tục.. khác )
- Chính quyền riêng ( từ Triệu… một phương )
- Hào kiệt ( song hào kiệt… có )
2) Về mọi mặt, nước Đại Việt ta đều có từ trước, đủ tư cách là một nước có độc lập, chủ quyền, ngang hàng và không hề thua kém các triều đại Trung Hoa
3) Đoạn văn có sức thuyết phục mạnh mẽ, đem đến cho người đọc niềm tin và niềm tự hào dân tộc.
----------------------------------------------------------------------------------------------------

tải về 27.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương