Index page MỤc lụC 3 TỰA



tải về 490.96 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích490.96 Kb.
#38658
1   2   3



MỤC LỤC


Trang

1.


MỤC LỤC 3

INDEX

Page

MỤC LỤC 3

TỰA

Quyển sách nhỏ nầy được Đức HỘ PHÁP thêm và chỉnh lại nhiều khuyết điểm, lại có lời phê của Đức NGÀI:

"Trần KHAI PHÁP,

Bần Đạo cho tựa quyển sách nhỏ nầy là CHƠN LÝ DIỆU NGÔN và thưởng Thừa Sử Phan hữu Phước Đạo hiệu Kiến Tâm một số bạc là 500$00.”

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

HỘ PHÁP
(Ký tên và đóng dấu)


Qua để lời khen em Thừa Sử KIẾN TÂM đã . . . . viết đặng quyển sách nhỏ nầy . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

HỘ PHÁP
(Ký tên và đóng dấu)


Vì thế mà quyển sách nầy được vinh diệu mang tên là CHƠN LÝ DIỆU NGÔN.

Đoạn tôi mới đem trình Ngài KHAI PHÁP Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh, thì rất hân hạnh nhận được bức thơ của Ngài như sau đây:

THÁNH THƠ CỦA TRẦN KHAI PHÁP

HIỆP THIÊN ĐÀI

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Văn Phòng

(Nhị Thập Thất Niên)

BỘ PHÁP CHÁNH

TÒA THÁNH TÂY NINH

-----
Số: 1.615/P.C




Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh
Hiệp Thiên Đài


Kính gởi

cho Ông Thừa Sử PHAN HỮU PHƯỚC

 

Pháp Danh là KIẾN TÂM

Hiền Hữu,

Được hân hạnh đọc suốt quyển "CHƠN LÝ DIỆU NGÔN" của Hiền Hữu vừa sáng tác về Luật Tam Thể, thật là một công trình khảo cứu rất sáng suốt về Đạo Lý bí truyền của nền Chánh Giáo mà từ nào tới giờ chưa ai để tâm tham khảo cho chí lý của nó. Bần Tăng, ngoài lời ban khen xứng đáng của ĐỨC HỘ PHÁP, tưởng không còn lời ca tụng chi cân đối bằng nữa, thoảng có thêm vào cũng là thừa.

Bần Tăng chỉ có mấy lời giới thiệu cùng những trang độc giả và, những bạn Đạo ham mộ Chơn Lý về Đạo Giáo, và mong rằng quyển sách nhỏ nầy sẽ bổ ích một phần nào cho đời người trong buổi nước nhà đương cơn hỗn loạn về tinh thần lẫn vật chất.

Khiêm tốn chào Hiền Hữu.

TÒA THÁNH, ngày 25 tháng 7 Nhâm Thìn.
(le 13 Septembre 1952)

KHAI PHÁP
(Ký tên và đóng dấu)
TRẦN DUY NGHĨA

VĂN THƠ CỦA PHỐI SƯ



THƯỢNG VINH THANH

 CAODAISME 
3e Amnistie de


ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Dieu en Orient

TÒA THÁNH TÂY NINH 

Sait-Siège Tây Ninh




-----
N' 261/C.V.




 

Ngày 24 tháng 8 năm Nhâm Thìn
(le 12 Octobre 1952)


Phối Sư Cố Vấn Hành Chánh Đạo

gởi cho ông Thừa sử Phan Hữu Phước
Đạo hiệu Kiến Tâm

Hiền đệ,


Nhận được bản cảo "Luật Tam Thể" mà Đức Hộ Pháp vừa tặng cho tựa đề là Chơn Lý Diệu Ngôn, tệ huynh thưởng thức hết tinh hoa của nó trước khi trả lại cho hiền đệ.

Chí lý thay! Công phu khảo cứu tỷ mỷ, câu văn mô tả gọn gàng, chơn lý biện minh rõ rệt, thật là một quyển cẩm nang giúp hay cho hàng độc giả cố tâm tầm Đạo.

Không cần luận giải, đời phức tạp của hạng người sức cô thế yếu và vẻ lạc quan của kẻ mơ mộng giàu tiền kém bạn, các Đấng dạy ta thực hiện cho được hai chữ thương yêu và công bình làm then chốt cho sự sống thiên nhiên được phần tiến hóa; sống ấy phải là sống vui, sống khỏe, sống có tâm hồn đạo đức, bất luận là giai cấp nào, có thể nắm tay nhau làm bổn phận con người. Còn hiểu được nguyên lý vũ trụ và căn bản nhơn sanh để cụ thể hóa một tinh thần bất hủ, thì cuốn sách nầy giúp hay cho đại chúng chẳng ít.

Người ta cho đời là thơ mộng; có kẻ thở than cho đời là cảnh khổ, song người ta quên rằng thực tế dạy ta tự giác trong mọi việc giải quyết hợp pháp, đem lại nguồn an ủi vững bền tươi đẹp; nên chi đọc quyển "Chơn Lý Diệu Ngôn" nầy, tệ huynh có cảm tưởng dầu ai có ác tính cho mấy, sau khi xem quyển sách nầy cũng phải hồi đầu hướng thiện, vì khi hiểu căn bản của loài người rồi, tự nhiên phải tìm con đường giải thoát, tức là con ĐƯỜNG ÐẠO.



Thân mến,

Ký tên và đóng dấu

Thượng Vinh Thanh

(TRẦN QUANG VINH)

LỜI NÓI ĐẤU 

Con người muốn tạo nên một tòa lầu đài!

Thì tức nhiên phải dự bị những vật liệu cần thiết, qui định kiểu vở trù hoạch tất cả phương pháp thật hành để xây dựng tòa lầu đài ấy.

Còn người muốn tu hành!

Thì cũng vậy, tức là phải tìm hiểu những qui điều, giáo lý, luật pháp hợp thành phương châm vạch đường CHƠN LÝ hầu đặt để đức tin vào đường tu hành.

Dụng văn tự khảo luận về CHƠN PHÁP là việc khó, nên tôi viết quyển sách nầy với rất nhiều cố gắng và cẩn thận. Mỗi câu đều được chọn lọc, cân nhắc, không cho thừa, không để thiếu; chữ nào nghĩa nấy phân minh, cốt để tránh sự hiểu lầm về cái LÝ bên trong của mỗi đoạn; nhưng cũng chưa dám cho là toàn hảo.

Vậy khi đọc qua một câu, xem rồi một đoạn, xin chư ÐẠI ĐỨC để ý chỉ giáo cho những điều khuyết điểm, tôi xin trân trọng đa tạ.

Và, xin quí bạn mộ Đạo để tâm suy nghiệm từ chữ, từ câu, dùng đoạn nầy làm biện chứng cho đoạn khác, suy tầm cho ra CHƠN LÝ rồi hãy đặt đức tin vào. Hoặc giả quí bạn có điều thắc mắc khó nghĩ, không nhận định được, thì cứ viết thơ gởi đến, tôi rất vui lòng hầu đáp. 1

Tôi ước mong, hân hạnh sẽ tiếp được những trích điểm quí báu đầy đủ CHƠN LÝ để bổ túc cho quyển in kỳ nhì được phần chu tất hơn, may ra cũng là giúp cho đời một ít tia sáng trên con đường CHÁNH GIÁO.

Soạn giả: KIẾN TÂM

BA THỂ CON NGƯỜI 

Con người là kết tinh của TẠO HÓA, do ba phần tạo nên:


  • Phần thứ nhứt là THÂN THỂ hay Vật Chất.

  • Phần thứ hai là CHƠN THẦN hay Thần Hồn.

  • Phần thứ ba là CHƠN LINH hay Linh Hồn.

Vật hữu bổn, thủy hữu nguyên, thì lẽ dĩ nhiên ba THỂ tạo nên con người cũng có nguyên căn của nó.

Một khi đã tìm hiểu được nguyên căn ba THỂ con người rồi thì ta có thể trả lời câu hỏi:

Con người từ đâu mà đến và sau khi chết con người sẽ trở nên thế nào?

Nguyên căn là nguồn gốc sản xuất. Trong bầu Tạo Hóa hễ có những thể chất gì thì con người cũng do thể chất ấy mà sản xuất chớ không khi nào từ chỗ không có gì hết mà sanh ra có được. Chẳng qua là trong bầu Tạo Hóa có những thể VÔ HÌNH, HỮU HÌNH và BÁN HỮU HÌNH.



Từ Thể Vô Hình biến ra Thể Hữu Hình, rồi từ Hữu Hình biến trở lại Vô Hình và ở giữa hai Thể Vô, Hữu ấy có một Thể Bán Hữu Hình.

y là cơ biến chuyển không ngừng của THỜI GIAN ở trong KHÔNG GIAN, từ KHÔNG biến SẮC rồi SẮC biến KHÔNG, tạo thành cơ Tấn Hóa.

NGUYÊN CĂN BA THỂ CON NGƯỜI 



A.- Đấng Tạo Hóa tạo ra muôn loài, là Đấng Chí Linh, rất linh diệu, toàn năng, toàn tri, thống ngự vạn vật, dịch sử quần LINH mà ta gọi là ĐỨC CHÍ TÔN giáng lập nền ÐẠI ÐẠO, tá danh là Đức CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ÐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.

Ấy là Ngôi Thứ Nhứt thuộc về PHẬT, nguyên căn của CHƠN LINH, thể vô hình.

# # #

B.- Phần KHÍ SANH QUANG điều động khí âm dương lưu hành trong trời đất, nuôi sống vạn vật, nắm cơ sanh diệt và định mệnh của muôn loài mà ta gọi là Đức DIÊU TRÌ KIM MẪU hay là PHẬT MẪU.

Phật Mẫu là Đệ Nhị Pháp Thân của CHÍ TÔN chuyển Âm Quang gầy tạo Càn Khôn Võ Trụ, tiếng Phạn gọi là Amra. Thật ra Phật Mẫu là Chơn Thần của Vô Trung Từ Phụ.

Ấy là Ngôi Thứ Nhì thuộc về PHÁP, nguyên căn của CHƠN THẦN, thể bán hữu hình.

# # #


C.-Phần Vật Chất, gồm có thổ, mộc, thạch, kim, thủy do hai khí âm dương cấu tạo mà sanh hóa, biến hình, thành VAÏN VẬT HỮU SANH.

y là Ngôi Thứ Ba thuộc về TĂNG, nguyên căn của THỂ HÀI, thể hữu hình.

BẢN TÍNH BA THỂ CON NGƯỜI 



LINH HỒN.- Theo Đại Đạo Chơn Pháp gọi là CHƠN LINH, nguyên căn sản xuất nó là THƯỢNG ĐẾ hay là THIÊN ĐẾ.

Cái LÝ siêu việt của Chơn Linh là toàn thiện, có đủ cả TRÍ và HUỆ nên gọi là THIÊN LƯƠNG.

Nhờ Trí và Huệ mà con người có sự thông cảm đến những việc Kiết Hung từ xa hay gần sắp xẩy đến bất ngờ và cũng nhờ đó mà lãnh hội được những điều ngoài phạm vi hiểu biết của Lục Giác Quan là: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý.

Con người nhờ có Chơn Linh nầy mà Linh, vì chính Chơn Linh có phận sự dìu dẫn, giáo hóa Chơn Thần đi trên đường tiến hóa từ phẩm Người đến phẩm Thần, Thánh, Tiên, Phật. 2



THẦN HỒN.- Theo Đại Đạo Chơn Pháp gọi là CHƠN THẦN. Do nơi Chơn Thần nầy mà có lẽ sống bên trong của vạn vật hữu hình. Nguyên căn sản xuất nó là Khí Sanh Quang lưu hành trong trời đất.

Chơn Thần vốn là lẽ sống bên trong của vạn vật hữu hình, tiến hóa từ Sanh Hồn3 đến Giác Hồn4 rồi từ Giác Hồn tiến hóa thêm nữa mới có ít nhiều Lương Tri và Lương năng, tức là còn ở vào phẩm Thú Cầm bẩm thọ được một phần Linh từ trong Khí Sanh Quang mà có.

Từ phẩm Thú Cầm tức là phẩm có Thần Hồn rồi, thì nhờ có Chơn Linh ngự trị, dìu dẫn, giáo hóa mà Thần Hồn tiến thêm lên, hóa thành Chơn Thần tức là đoạt đặng phẩm Người rồi vậy.

Con người nhờ cái Chơn Thần nầy mà có Trí Giác, Tinh Thần, Khí Phách, khôn hơn vạn vật.



# # #

XÁC THỊT.- Ấy là Thân Thể con người.

Thể chất do hai khí âm dương cấu tạo thành vật hữu sanh và xác hài con người hay của vạn vật đều do vật chất kết tinh tạo thành, nên có tính dục hóa, dục sanh là tính của xác thịt. 

BA THỂ CỦA NỀN ĐẠI ĐẠO

 Đức Chí Tôn dùng huyền diệu cơ bút giáng lập ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ cũng không ngoài mặt luật TAM THỂ, nên có:



  • BÁT QUÁI ĐÀI tượng trưng Linh Hồn.

  • HIỆP THIÊN ĐÀI tượng trưng Chơn Thần.

  • CỬU TRÙNG ĐÀI tượng trưng Thể Hài.

- BÁT QUÁI ĐÀI.- Trên có Đấng CHÍ LINH ngự trị, dưới có Tam Trấn Oai Nghiêm và Thần, Thánh, Tiên, Phật nơi Ngọc Hư Cung nắm Thiên Điều, cầm quyền cai trị cả CÀN KHÔN.

Ấy là phần VÔ VI.



- HIỆP THIÊN ĐÀI.- Trên có Đức Hộ Pháp chưởng quản, dưới có Thượng Sanh, Thượng Phẩm, kế đến Thập Nhị Thời Quân, giữ gìn LUẬT ĐIỀU TAM GIÁO qui nhứt là ÐẠI ÐẠO CHƠN PHÁP do Thiên Điều biến tướng.

Ấy là phần BÁN HỮU HÌNH, đài ngự của Đức CHÍ TÔN.



- CỬU TRÙNG ĐÀI.- Trên có Giáo Tông chưởng quản, dưới có Chức Sắc cầm quyền cai trị phần thể tướng hữu vi.

Ấy là phần HỮU HÌNH, nơi chịu mệnh lệnh của LUẬT PHÁP CHƠN TRUYỀN của ÐẠO.





ĐỊNH LÝ DANH TỪ BÁT QUÁI ĐÀI 

Trước kia vua Phục Hi, khi mục kiến đặng Long Mã quá hà đồ, nơi lưng có tượng ảnh Bát Quái và Ấn Kiếm mới tìm hiểu được 8 cái NGUYÊN LÝ căn bản của cơ KHAI THIÊN LẬP ĐỊA, nên đặt ra thứ chữ viết bằng những gạch liền và gạch đứt, đặt tên cho 8 Nguyên Lý ấy gọi là BÁT QUÁI.

Bát Quái là 8 Quẻ hay 8 Cung: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.

Bát Quái là tượng trưng cơ tạo đoan Càn Khôn Võ Trụ và bí ẩn của Vạn Linh, tức cho rằng là nơi Đức Chí Tôn ngự ban bố mọi quyền năng của KHÔNG GIAN, nơi sản xuất ra Vạn Linh, nên chi nói về Càn Khôn Vũ Trụ thì Đức Chí Tôn là LINH HỒN, là Chúa Cả vì chính NGƯỜI là Đấng CHÍ LINH đã tạo hóa ra vậy.



Vì thế Bát Quái Đài là LINH HỒN của các Đạo Giáo mà thật ra là của ÐẠI ÐẠO đó vậy.



PHỤ LUẬN VỀ BÁT QUÁI 

Trên đây là luận giải tổng quát để nhận thức sơ qua danh từ Bát Quái mà thôi, chớ không phải khảo luận về Bát Quái, vì lẽ sự tìm hiểu về Bát Quái là một Khoa Học vĩ đại về VŨ TRỤ QUANG cần phải đem hết tinh thần thông minh mẫn huệ và lắm công phu tìm hiểu học hỏi mới có thể lãnh hội được một phần nào.

Bát Quái là một khoa học về càn khôn võ trụ mà càn khôn vũ trụ là vô biên vô tận, biến hóa vô ngần, thì khoa học ấy là một khoa học vô định giới.

Trí óc nhơn sanh còn đương tìm tàng thấu đáo mãi mãi mà e chưa bao giờ đến mục đích của nó, vì hào quái biến thiên, theo huyền vi bí mật của cơ thể Tạo Đoan càn khôn vũ trụ nên nó không cùng không tận.



Vịn theo Việt Sử, trước kia có Cụ Trạng Trình được xem bộ Thái Ất Thần Kinh, hiểu được chút ít về huyền vi mầu nhiệm của Bát Quái tức Cụ là Bậc đã tham khảo về cái Lý Sanh Hóa của Càn Khôn biến hóa, bởi nhờ chiếm đặng huyền bí quyền năng Tinh Tượng. Dầu cho một con người, một xã hội toàn địa cầu nhơn loại hay là toàn tinh đẩu địa hoàn của vũ trụ cũng đều chịu mạng lịnh huyền bí của càn khôn vũ trụ điều khiển và định mạng.



ĐỊNH LÝ DANH TỪ HIỆP THIÊN ĐÀI 

Từ khi Bát Quái đã thành hình thì do THỜI GIAN xuất hiện mà KHÔNG GIAN đã biến tạo ra Cơ Hữu Vi Sắc Tướng mà ta gọi chung là Vạn Vật Hữu Hình.

Trạng thái hữu vi của càn khôn vũ trụ do PHÁP GIỚI của CHÍ LINH mà xuất hiện đặng định rõ hai quyền năng vô hình và hữu hình hiệp nhứt.

Vạn vật hữu hình nhờ KHÍ SINH QUANG nuôi nấng nên có lẽ Sống bên trong của nó mà ta gọi là CHƠN THẦN, nhưng KHÍ SINH QUANG ấy nhờ có quyền năng của Bát Quái ngự trị đến mới linh động, giữ được bản tánh hằng sanh và mực điều hòa của nó. Thế nên vạn vật hữu hình tạo thành sự biến chuyển của Cơ Hữu Vi hằng diễn trước mắt con người là vạn vật đều phải chịu luật sống rồi chết, thay hình đổi dạng, tức là sự biến chuyển không ngừng của Cơ Hữu Vi Sắc Tướng do nơi Chí Linh định mạng.

Hiệp Thiên nghĩa là hiệp cùng Trời, tức là nói về phần KHÍ SINH QUANG. Khí Sinh Quang tức là sinh lực của vũ trụ. Trong Sinh Lực ấy vừa hiện được nhị hình là điển quang cùng nguyên tử vi chủ cơ biến tạo sự Sống của vạn vật hữu hình. Sau lưng Ngai ngự của HỘ PHÁP thờ chữ "KHÍ" là bí pháp ấy.

Khí Sinh Quang là Trung Gian làm cho Cơ Hữu Hình hứng chịu quyền năng ngự trị của VÔ VI hay nói ngược lại là Trung Gian làm cho quyền năng của Bát Quái ngự trị đến Cơ Hữu Vi Sắc Tướng, chẳng khác gì Thể Hài con người nhờ có CHƠN THẦN mới hiệp được với CHƠN LINH ngự đến; hoặc nói: Chơn Linh ngự trị đến Thể Hài được là nhờ có Chơn Thần làm Trung Gian.



Vì thế Hiệp Thiên Đài là Trung Gian cho quyền Bát Quái Đài ngự trị đến Cửu Trùng Đài hay nói ngược lại: Cửu Trùng Đài nhờ Hiệp Thiên Đài làm Trung Gian để hứng chịu quyền năng của Bát Quái Đài.

Vậy Hiệp Thiên Đài là CHƠN THẦN của nền ÐẠI ÐẠO.

ĐỊNH LÝ DANH TỪ CỬU TRÙNG ĐÀI 

Trong KHÔNG GIAN xuất hiện THỜI GIAN tức là KHÔNG biến ra SẮC. Sắc Tướng là Vạn Vật Hữu Hình, nhờ có Chơn Thần mà biến chuyển không ngừng, tạo thành Cơ Tấn Hóa của Cơ Hữu Vi.

Con người là một loài trong vạn vật, nhờ sự tiến hóa mà tạo ra 9 Phẩm tức là Cửu Phẩm Thần Tiên do nơi Bát Phẩm Chơn Hồn nơi lò Bát Quái, nghĩa là nơi Kim Bồn biến chuyển mà lập Thiên Vị của mình, tượng trưng quyền năng vô đối và sự trọn lành cho Cửu Thiên Khai Hóa nơi cõi Hư Linh.

Nói về Càn Khôn Vũ Trụ, Cửu Trùng Đài là tượng trưng Cơ Tấn Hóa của vạn vật hữu hình; còn nói về nền ÐẠI ÐẠO thì Cửu Trùng Đài tức là toàn thể NHƠN SANH trong cửa ÐẠO, phân làm 9 Phẩm:



  1. Đạo Hữu ở vào phẩm Địa Thần.

  2. Chức Việc ở vào phẩm Nhơn Thần.

  3. Lễ Sanh ở vào phẩm Thiên Thần.

  4. Giáo Hữu ở vào phẩm Địa Thánh.

  5. Giáo Sư ở vào phẩm Nhơn Thánh.

  6. Phối Sư ở vào phẩm Thiên Thánh.

  7. Đầu Sư ở vào phẩm Địa Tiên.

  8. Chưởng Pháp ở vào phẩm Nhơn Tiên.

  9. Giáo Tông ở vào phẩm Thiên Tiên hay là PHẬT.

Vậy Cửu Trùng Đài là THỂ HÀI của Đại Đạo.



ĐỀN THÁNH

  Đức Chí Tôn giáng trần lập GIÁO do LUẬT TAM THỂ mà định phân ra:



  • BÁT QUÁI ĐÀI

  • HIỆP THIÊN ĐÀI

  • CỬU TRÙNG ĐÀI

Thế nên ĐỀN THÁNH là nơi thờ phượng Đức Chí Tôn cũng thể theo quyền năng mầu nhiệm của PHẬT, PHÁP, TĂNG mà xuất tướng, nên có:

HIỆP THIÊN ĐÀI.- Đoạn mặt tiền: chính giữa là cửa vào, hai bên là Bạch Ngọc Chung Đài và Lôi Âm Cổ Đài, phía trong nữa là Ngai Hộ Pháp, Ngai Thượng Sanh, Ngai Thượng Phẩm và là nơi đứng chầu lễ Đức Chí Tôn của Thập Nhị Thời Quân và chư Chức Sắc tiểu cấp Hiệp Thiên Đài.

CỬU TRÙNG ĐÀI.- Ở đoạn giữa: phân làm 9 cấp, tượng trưng Cửu Phẩm Thần Tiên, ấy là nơi chầu lễ Đức Chí Tôn của chư Chức Sắc Cửu Trùng Đài và chư Chức Việc, Đạo Hữu nam nữ, cũng như chư Thần, Thánh, Tiên, Phật trong Cửu Thiên khai hóa chầu Đức CHÍ TÔN.

BÁT QUÁI ĐÀI.- Ở đoạn sau của Đền Thánh, ấy là Bửu Điện xây thành hình BÁT QUÁI nơi thờ Đức Chí Tôn và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật; biến thể của THIÊN TRIỀU nơi Ngọc Hư Cung.

Thành thử trong Đạo, có người cho rằng Đền Thánh là Ngọc Hư Cung tại Thế.

LUẬT TAM THỂ HIỆP NHỨT 



- NÓI VỀ CON NGƯỜI.- Thể Hài nhờ Chơn Thần giữ gìn, điều khiển mà sống; còn Chơn Thần thì nhờ Chơn Linh ngự trị, dìu dẫn để thuận cơ vĩnh sanh của Tạo Đoan.

Thể Hài thuộc về TINH, Chơn Thần thuộc về KHÍ, Chơn Linh thuộc về THẦN, ấy là TAM BỬU.

Tam Bửu hiệp lại tạo thành con người, nhưng phần vi chủ là Chơn Linh.

# # #


- NÓI VỀ TẠO ĐOAN.- Thể Chất nhờ Khí Sanh Quang nắm cơ điều hòa hai khí âm dương mà sanh hóa, biến hình; còn Khí Sanh Quang thì nhờ Đấng CHÍ LINH ngự trị mà linh hiển và hằng sanh.

Thể Chất thuộc về TĂNG, Khí Sanh Quang thuộc về PHÁP, Đấng CHÍ LINH thuộc về PHẬT.

Quyền năng của Phật, của Pháp, của Tăng hiệp lại là quyền năng Tạo Hóa, nhưng quyền vi chủ là quyền của Phật hay nói là của Đấng CHÍ LINH.

# # #


- NÓI VỀ NỀN ÐẠO.- Cửu Trùng Đài nhờ Hiệp Thiên Đài mà vững và thành Đạo, còn Hiệp Thiên Đài thì nhờ Bát Quái Đài mà trường tồn.

Cửu Trùng Đài thuộc về TĂNG, Hiệp Thiên Đài thuộc về PHÁP, Bát Quái Đài thuộc về PHẬT.



Quyền năng của Bát Quái Đài, của Hiệp Thiên Đài, của Cửu Trùng Đài hiệp lại là quyền năng của nền Đại Đạo, nhưng quyền vi chủ là quyền của Bát Quái Đài tức là quyền Chí Tôn.

(Vả lại quyền Bát Quái Đài là quyền của Đức Chí Tôn, nên tất cả Chức Sắc Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài hiệp lại làm HỘI THÁNH, tức là THÁNH THỂ của Ngài).

MUỐN TRỞ NÊN NGƯỜI ĐẠO 

Muốn trở nên người Đạo, thì phải là người tuân theo luật TAM THỂ tạo dựng nên Đạo CAO ĐÀI, nghĩa là phải tự đặt mình trong khuôn khổ của Cửu Trùng Đài để đứng vào hàng TĂNG. Mà hễ đứng vào hàng Tăng thì lý đương nhiên phải chịu mệnh lệnh của PHÁP. Thế nên khi muốn vào hàng Tăng thì phải minh thệ rằng:



Tôi là ........... tuổi, thề rằng ngày nay biết một Đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư môn đệ, gìn luật lệ Cao Đài, như sau có lòng hai thì Thiên tru Địa lục.

Lời minh thệ là phép nhập môn, từ đó phải tuân y Luật Pháp Chơn Truyền của Đạo mà Hiệp Thiên Đài nắm giữ. Nhờ đó mà người Đạo thường tự xưng là con cái của Đức Chí Tôn bởi cớ Hiệp Thiên Đài là nơi Đức Chí Tôn ngự cầm quyền vi chủ toàn cả nền ÐẠO.



# # #

Trên đây là nói về người Đạo, còn nói về những cơ quan hữu tướng nào, do hàng TĂNG gầy dựng tạo thành hay là chung chịu trong khuôn khổ của hàng Tăng nghĩa là phải chịu mệnh lệnh của Luật Pháp Chơn Truyền thì mới là của nền Đạo hay nói là chịu mệnh lệnh của Đức Chí Tôn, vì lẽ Hiệp Thiên Đài vẫn có một mà là nơi Đức Chí Tôn ngự cầm quyền thiêng liêng thống trị, cũng như Chơn Linh ngự nơi Chơn Thần để nắm quyền vi chủ Thể Hài.





LUẬT DÂNG TAM BỬU 

Ba thể con người là TINH, KHÍ, THẦN gọi là Tam Bửu.

Theo Chơn Pháp của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chỉ dùng HOA (Tinh), RƯỢU (Khí), TRÀ (Thần) làm tế vật hiến dâng cho Đức Chí Tôn.

Ý nghĩa sự tế dâng ấy cũng không ngoài luật TAM THỂ của quyền Tạo Hóa, là con người phải tự đặt mình trở lại nguồn cội sanh ra mình và thuận theo Luật ấy để đoạt cơ vĩnh sanh, dữ Thiên Địa đồng trường cửu.

# # #

HIẾN HOA.- Hoa là tinh túy của loài thảo mộc, tượng trưng tinh túy của vật chất tạo thành thân thể con người. Hiến HOA là nguyện dâng Thể Hài của mình cho Đức Chí Tôn để thật hành phận sự của hàng TĂNG, tức là cứu nhơn độ thế giải khổ chúng sanh. QUI Y TĂNG

HIẾN RƯỢU.- Rượu có khí vị, năng lực dục túy, diệt vật giải thần, dùng nó là vì cái khí vị ấy, nên rượu tượng trưng phần KHÍ, thuộc trí óc, tinh thần, khí phách con người. Hiến rượu là nguyện dâng cả trí óc, tinh thần cho Đức Chí Tôn để thật hành Chơn Pháp, phải tu, phải đào luyện cho được một Chơn Thần đồng thể, đồng tánh cùng Ngôi Thứ Nhì để cùng Tạo Đoan dự vào cơ Tấn Hóa trên đường HẰNG SANH, tức là phụng sự Vạn Linh sanh chúng. QUI Y PHÁP

HIẾN TRÀ.- Trà có tánh chất làm cho định tánh tĩnh thần, tượng trưng Linh Hồn. Hiến trà là nguyện dâng Linh Hồn cho Đức Chí Tôn để dự vào quyền năng mầu nhiệm của PHẬT, ý nghĩa là trở về cùng Đức Chí Tôn hay nói là hiệp một cùng THẦY và làm cơ quan liên lạc cho toàn thể Chơn Hồn trong Càn Khôn Thế Giái, khi đến khi về. QUI Y PHẬT

Chung qui là con người hiến dâng cả Tam Bửu: TINH, KHÍ, THẦN tức là hiến dâng cả Thể Xác, Chơn Thần, Chơn Linh cho Đức Chí Tôn làm Bửu Vật khai Đạo cứu ĐỜI; để cùng sống trong tình THƯƠNG YÊU VÔ TẬN của Đức Chí Tôn giáng trần lập GIÁO, dìu dẫn nhơn sanh đi đúng theo khuôn luật HẰNG SỐNG của Tạo Hóa tức là khuôn luật Công Bình và Bác Ái.



Như thế là phụng sự Đức Chí Tôn đó vậy. QUI Y TAM BẢO

PHỤ LUẬN VỀ BA THỂ CON NGƯỜI 

Đứng về mặt Duy Vật mà nói thì con người là xác thịt. Có xác thịt mới có tinh thần, mà cơ quan sản xuất tinh thần là bộ óc. Một khi xác thịt hoại (chết) là qui ư thổ hết.

Vậy thử khảo luận coi có phải như vậy không?

Muốn khảo xét thì phải luận theo lối vấn đáp để dễ nhận thức hơn.

Vấn: - Xác thịt nầy của ai?

Đáp: - Xác thịt nầy của tôi.

Vấn: - Cái óc của anh ở đâu?

Đáp: - Cái óc của tôi ở trong đầu của Tôi.

Đến đây thì ta có thể nhận thức rằng: XÁC THỊT (thịt, xương, đầu, óc) là vật sở hữu của cái TÔI.

Vậy thì xác thịt là Thể Thứ Nhứt còn TÔI là tiếng tự xưng của Thể Thứ Nhì, chớ không phải cái ÓC (não) sanh ra Thể Thứ Nhì được.

Ấy vậy TÔI là tiếng tự xưng của phần HỒN. Có Hồn mới có sự hiểu biết, sự khôn ngoan và cái năng lực hiểu biết đó là tinh thần.

Do sự học hỏi, rèn luyện, khảo dượt trong khi mang Thể Hài sống nơi mặt thế, mà tinh thần con người có hơn kém, có mạnh yếu khác nhau.

Con người có tinh thần mẫn đạt, thông minh, tiến hóa là được rèn luyện cho cái Thể Thứ Nhì (Chơn Thần) được thêm tinh anh mạnh mẽ, thêm thông minh mẫn đạt. Nhưng phải có một Thể Hài mạnh mẽ, tinh khiết thì con người mới rèn luyện được một Chơn Thần mạnh mẽ tinh khiết.

Xác thịt ví như cái nhà TA ở; nhà dơ bẩn, hư dột thì TA cảm thấy hôi hám khó chịu; nhà sạch sẽ cao ráo thì TA nghe nhẹ nhàng khoan khoái; còn nếu nhà hư đổ, thì TA không thế ở, phải bỏ hay tạo cái khác.

Đó là hai THỂ của con người: Xác Thịt và Chơn Thần.

Bây giờ thử khảo xét để nhận thức thêm một Thể Thứ Ba nữa là Chơn Linh của con người.

Cái Thể Thứ Nhì là Chơn Thần vốn thường bị ảnh hưởng của Thể Thứ Nhứt (Xác Thân) và ngoại vật cám dỗ, lôi cuốn vào con đường Phàm. Nhưng mỗi lần Chơn Thần bị cám dỗ, lôi cuốn như thế thì lại nhờ có Chơn Linh ngự đến mà phát ra ý niệm phân biệt Thiện Ác, Xấu Tốt, Nên Hư, Phải Quấy; thành thử khi thì con người làm ác, khi thì làm thiện, khiến trong Chơn Thần con người sinh ra hai loại Tính:



  1. Những tính ác.

  2. Những tính thiện.

Chơn Thần vốn ở trong Xác Thịt, tức bị xác thịt và ngoại vật kích thích mà làm ác, nên sanh ra những tính ác tức là Phàm Tính.

Tất cả ác tính của con người hiệp tạo ra Ác Tâm hay nói là Phàm Tâm.

Chúng ta thấy loài Cầm Thú và những người chưa được tiến hóa thường có nhiều ác tính, tức là không có Lương Tâm hay nói là thiếu Lương Tâm đó vậy.

Nhờ có Chơn Linh ngự vào Chơn Thần, nên Chơn Thần mới phát ra ý niệm phân biện Thiện Ác. Khi đã phân biện được Thiện Ác thì con người cố gắng tránh xa việc ác và làm việc thiện, nên trong Chơn Thần dần dần phát sanh nhiều tính thiện hiệp tạo ra Thiện Tâm hay nói là Lương Tâm.

Lúc ban sơ ác tính nhiều, thiện tính ít, thì con người ham làm ác để thỏa mãn ác tính của mình, còn làm việc thiện là việc miễn cưỡng, gắng gượng, hoặc do hoàn cảnh đua đẩy, hoặc để thỏa mãn một thị hiếu nhứt thời, vì lẽ làm thiện thì thường phải chịu một ít nhiều bố thí về tinh thần hay vật chất là mục phiêu phản công của ác tính.

Chơn Thần nhờ Chơn Linh ngự trị ban cho thiện ý tức là cái quyền năng mầu nhiệm của Thượng Đế giúp cho con người dần dần trừng thanh những ác tính, hoặc nói; chế ngự lần lần những tính ác, thì tính thiện càng ngày càng phát sanh thêm, tiến mãi đến nơi toàn thiện. Trong khi Chơn Thần chứa đựng những tính ác và những tính thiện tương đương nhau thì con người có tính lưng chừng, khi vầy khi khác, làm thiện cũng muốn mà làm ác cũng ham, trận giặc lòng ấy làm cho con người khổ sở.

Rồi đến khi Chơn Thần tiến hóa cao hơn nữa thì những tính ác bị những tính thiện chế ngăn, là lúc con người vui làm việc thiện, nhưng nhiều khi tính ác vẫn còn sôi nổi, tức là lúc mà con người ham làm việc thiện để thuận với thiện tính nên Lương Tâm không cắn rứt; nhược lỡ làm việc ác thì Lương Tâm hành phạt làm cho con người đau khổ bứt rứt, ăn năn, lo nghĩ và hối tiếc, ân hận.

Cũng có người trước kia bản chất có nhiều tính tốt, hẳn cho là người có Lương tâm, nhưng sau lại sa ngã và vì hoàn cảnh tập nhiểm sanh ra nhiều ác tính làm cho lu mờ dần các thiện tính, mãi cho đến khi trong Chơn Thần chứa hầu hết là ác tính, thì đó là người tán tận lương tâm hay nói là không còn lương tâm, biến thành tà thần tinh quái, sa vào quỉ vị.

Một khi đã biến thành tà thần tinh quái rồi thì không còn tiếp được Chơn Linh ngự trị dìu dẫn giáo hóa nữa, theo Đạo Giáo cho là: Đã sa vào tay Chúa Quỉ.

Vả lại khi Nhơn Tâm đã tự tu tỉnh về CHƠN, rèn luyện được Chơn Tánh, chịu dưới quyền của Chơn Linh ngự trị thì mới nói: PHẬT TAÏI TÂM. Nhược bằng Tánh Người bị Tánh Xác Thịt và ngoại vật cám dỗ, lôi cuốn vào con đường Phàm, thì Tánh Người trở nên Phàm Tánh, Ma Tánh, Quỉ Tánh, nghịch hẳn tánh của Chơn Linh thì trông mong gì mà có Phật tại Tâm cho được. 5

Trong Thánh Giáo của Đức Chí Tôn có bài thi bốn câu, xin trích lục ra đây để quí bạn mộ Đạo lãnh hội về ý nghĩa của ba chữ: Phật Tại Tâm.

Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi,
Cần gì hạ giới vọng cao ngôi.
Sang hèn trối kệ TÂM là quí,
TÂM ấy tòa sen của LÃO ngồi.

TÂM đây phải là Chánh Tâm thì Thần mới chơn (Chơn Thần), nhược TÂM đã là tà thì Thần biến tà (Tà Thần).

Thần con người đã biến tà rồi thì chỉ có Ma, Quỉ ngự vào mà thôi, làm sao mà có CHƠN LINH ngự vào được.6

Xác thịt thì nhờ Chơn Thần mà tiến hóa đến nơi tận mỹ, còn Chơn Thần thì nhờ đâu mà tiến hóa đến cõi tận thiện?

Có phải là do cái Thể Thứ Ba là CHƠN LINH không?

Lời người ta thường nói: LÒNG NGƯỜI là LÒNG TRỜI là cái LÒNG THỨ BA nầy vậy




CÁI TÔI 

Con người là ba THỂ tạo nên, vậy cái thể nào tự xưng là TÔI mà chúng ta thường nghe người hiền kẻ dữ, người trí kẻ ngu, đều tự xưng mình là TÔI hay là TA cả.

TRÌNH ĐỘ THỨ NHỨT:

Khi con người còn bị Tánh Xác Thịt lôi cuốn, chỉ muốn ăn ngon, mặc ấm, thỏa thích nhục thể, thì TÔI là tiếng tự xưng của Tánh Xác Thịt.

Xác Thịt bịnh thì nói: TÔI đau; xác thịt hoại (chết) thì nói: TÔI chết và rất sợ chết vì cho cái chết là hết, không còn gì nữa.

TRÌNH ĐỘ THỨ NHÌ:

Khi con người chuộng về sự mở mang trí thức và sống về tinh thần, thì TÔI là tiếng tự xưng của CHƠN THẦN.

Nên để ý, sống bằng tinh thần thì chưa hẳn là có tính thiện, vì lẽ có người đem cả tinh thần đeo đuổi theo con đường bất chánh, tạo ra bao nhiêu oan nghiệt tội tình.

Có rất nhiều cái TÔI: TÔI của Ma Tánh, TÔI của Quỉ Tánh, TÔI của Phàm Tánh, TÔI của Chơn Tánh. Trong con người có hai THỂ tranh nhau xưng TÔI là hai phần TINH và KHÍ mà sanh ra nào là: TÔI ưa, TÔI ghét, TÔI giận, TÔI hờn, TÔI muốn tu, TÔI không muốn tu, TÔI thích ăn thịt không thích ăn chay . . . . . . . . . . . . . . .

Đến khi TINH, KHÍ tuyệt thì nói: TÔI chết và sẽ chuyển qua kiếp khác, hay là nói: Xác Thịt TÔI hoại, TÔI sẽ bỏ xác.

TRÌNH ĐỘ THỨ BA:

Khi con người biết ham chuộng điều lành, điều phải, lo tích đức tu nhơn, thuận theo lẽ Đạo, chăm làm việc thiện, quyết đi trên con đường Chơn Lý thì TÔI là tiếng tự xưng của Chơn Linh.

Chơn Thần con người được tu tiến mãi, đến chừng nào nó biết hoàn toàn phục thiện Chơn Linh, thì Chơn Linh mới có thể trọn ngự vào Chơn Thần được.

Đến trình độ nầy, con người là ba THỂ: Xác Thịt, Chơn Thần, Chơn Linh, nhưng nắm quyền vi chủ ngự trị là Chơn Linh và tiếng tự xưng TÔI của con người mới là tiếng tự xưng của Chơn Linh; còn Thể Thứ Nhứt và Thể Thứ Nhì là những cơ giới hay là vật sở hữu của Chơn Linh vậy.



Một khi đã đoạt được cái TÔI thứ ba nầy, thì mọi hành vi của con người đều hòa nhịp với khuôn luật Tạo Đoan và con người có thể nói: Thi hài của TÔI dầu có hoại, nhưng TÔI cũng vẫn hằng sống trong bầu Tạo Hóa. Hay là có thể nói: TÔI vẫn hằng sống hiệp một cùng THẦY (Đức Chí Tôn).



PHƯƠNG TU LUYỆN BA THỂ CON NGƯỜI 

Về phương tu luyện ba THỂ con người, Đức Hộ Pháp đã có dạy rõ trong Sắc Huấn số 209 đề ngày 14 tháng giêng năm Đinh Hợi, xin chép vào đây để quí bạn mộ ÐẠO suy niệm tâm hành, dọn mình lần bước lên Đài TRÍ HUỆ.

Phương luyện kỷ đặng vào con đường thứ ba Đại Đạo

Phải biết thân thích cùng cả nhơn vật tức là tìm nguyên do của Vạn Linh cùng Chí Linh.

Phải ân hậu và khoan hồng.

Phải thanh nhàn, đừng vị kỷ.

Phải bình tĩnh nghĩa là đừng chịu ảnh hưởng của họa, phước, buồn vui. (Tập tánh không không đừng nhiễm, vui cũng vui buồn cũng buồn, nhưng đừng để nọc buồn vui thấm vào chơn tánh).

Phải độ lượng, khoan dung, tha thứ.

Phải vui vẻ điều hòa, tự chủ và quyết đoán.

Giữ linh tâm làm căn bổn. Hiếu hạnh với Chí Tôn và Phật Mẫu.



Phương pháp trị tâm vì tâm là hình ảnh thiên lương

Đức tin và khôn ngoan là kho chí bửu ngoài ra là của bỏ là đồ vô giá.

Ai đã cố oán kẻ thù của mình thì khó giữ thanh tâm công chánh cho đặng.

Ai chẳng oán hận mới thắng đặng kẻ thù nghịch cùng mình.

Sự cừu hận là khối thảm khổ đệ nhứt của nhơn sanh nên người hiền thì không biết đến hay là từ bỏ cừu hận oán ghét.

Thắng đặng khí nộ mình, thì không chọc ai giận dữ.

Lấy thiện mà trừ ác.

Lấy nhơn nghĩa trừ bạo tàn.

Lấy lòng quảng đại đặng mở tâm lý hẹp hòi.

Lấy chánh trừ tà.

Ấy là đường thương huệ kiếm.

Luyện thân, luyện trí

Ẩm thực tinh khiết.

Tư tưởng tinh khiết.

Tín ngưỡng mạnh mẽ nơi Chí Tôn và Phật Mẫu.

Thương yêu vô tận.

Ấy là chìa khóa mở cửa BÁT QUÁI ĐÀI tại thế nầy.

Tòa Thánh, ngày 14 tháng giêng Đinh Hợi 1947.


PHẠM HỘ PHÁP




PHỤ LUẬN VỀ PHƯƠNG TU LUYỆN MỖI THỂ CON NGƯỜI 

PHƯƠNG TU THỂ THỨ NHỨT.- Đệ Nhứt Xác Thân tức là Xác Thịt đó vậy. Xác Thịt con người là khối vật chất hữu hình, cần phải khéo chăm nom nuôi dưỡng, tức là cần phải tinh khiết mạnh khỏe.

Muốn cho xác thịt được tinh khiết, không phải chỉ tắm rửa ngoài da mà cần yếu là phải giữ tinh khiết bên trong nữa, tức là phải nuôi dưỡng xác thân bằng những thực phẩm thanh khiết nhẹ nhàng như ngủ cốc, lê hoác mà tiếng thường gọi là ăn chay.

Còn muốn được khỏe mạnh thì phải thật hành mỗi điều cần yếu về phương pháp DƯỠNG SANH.

# # #


PHƯƠNG TU THỂ THỨ NHÌ.- Chơn Thần phải kềm chế Tánh Xác Thịt và những tình dục phần nhiều do ngoại cảnh cám dỗ, tức là phương châm luyện Thần đó.

Trong Chơn Thần có chứa đựng nhiều Tính cũ và mới. Tính cũ là những Tính nhiễm tạo từ nhiều kiếp trước (Lưu Tính), còn Tính mới là những Tính nhiễm tạo trong kiếp hiện tại.

Những Tính cũ hay mới đều có tốt có xấu, vậy phải sửa những Tính xấu được trở nên tốt để làm chủ Tính Xác Thịt, không bị ảnh hưởng của ngoại vật và cần phải học hỏi tiến hóa mãi cho được trọn lành.

Thể Thứ Nhứt nhờ khéo nuôi nên sanh Chơn Tinh; phần Tinh nhờ khéo dưỡng bốc hơi thành Chơn Khí.

Chơn Thần và Chơn Khí được khéo tu dưỡng thì cả hai đều tinh anh mới hiệp một tạo thành ĐỆ NHỊ XÁC THÂN (Le Périsprit).

Chơn Khí được khéo bồi dưỡng thì tiết ra hào quang trong sáng đẹp đẽ như hoa sen nên gọi là Tòa Sen.

Tòa Sen lớn hay nhỏ, màu sắc rực rỡ hay không đều do công phu khổ hạnh tu luyện của Chơn Thần trong ít hoặc nhiều kiếp sanh tại thế.

Còn Đệ Nhị Xác Thân là Xác Thân thiêng liêng càng tu dưỡng thì càng huyền diệu nhiệm mầu bất tiêu bất diệt. Năng lực tinh thần của Đệ Nhị Xác Thân gọi là PHÁCH, còn sự sáng suốt của Chơn Thần gọi là VÍA.

# # #

PHƯƠNG TU ĐỂ TẠO LINH.- Chơn Linh là Thể Thứ Ba đã có luận giải rồi, đây xin luận thêm một điều mà có lẽ ai cũng thắc mắc tự hỏi để tìm nguyên lý của nó là:

Vì nguyên lý nào mà Đức Chí Tôn phải chiết linh ban cho mỗi người nơi Thế Gian?

Trong bầu Tạo Hóa, vạn loại đều do quyền năng của Chí Tôn mà thành hình vật hữu sanh, dù mảy lông sợi tóc cũng vậy.

Đức Chí Tôn đã sanh thì lẽ dĩ nhiên phải để tình yêu ái, chẳng khác gì món đồ của con người tạo ra thì con người tưng tiu và để lòng quí mến vào đó.

Bản Tính của TRỜI chứa một tình thương yêu vô tận nên vì thương mà sanh hóa và khi đã sanh hóa thì tưng tiu yêu dấu. Bởi cớ Đức Chí Tôn đem lòng THƯƠNG YÊU VÔ TẬN chan rưới đồng đều cùng khắp, để trông nom dìu dẫn toàn cả con cái của NGƯỜI.

Đã biết rằng Đức Chí Tôn là Chí Linh mà nói chan rưới lòng thương tức là rưới LINH, thành thử cái LINH mà con người thọ hưởng nơi Đức Chí Tôn, Đạo Giáo gọi là CHƠN LINH.

Ấy vậy bản tính của Chơn Linh là Bác Ái và Công Bình.

Con người nhờ lập công tu đức cho đầy đủ mới tạo nên một Đệ Nhị Xác Thân (Périsprit) tinh anh sáng suốt (pur) mới trọn tiếp được Chơn Linh ngự trị dìu dẫn trên đường tấn hóa.

Bằng chẳng vậy thì Chơn Thần biến tà làm cho Chơn Khí hóa trược, không tiếp được Chơn Linh, tức là Thần Khí bất tụ, nặng nề ô trược, sa vào nẻo tối tăm tội lỗi của phàm thế, luân hồi chuyển kiếp, tử tử sanh sanh không thọ hưởng được ân huệ thương yêu của Đức Chí Tôn luôn luôn dành sẵn cho toàn thể con cái của NGƯỜI, nếu biết nương nhờ nơi đó thì đoạt phép HẰNG SANH và SIÊU PHÀM NHẬP THÁNH.

Nơi cõi Hư Linh, các Đấng Vô Hình chỉ có hai THỂ: Đệ Nhị Xác Thân và Chơn Linh. Còn chư Thần, Thánh, Tiên, Phật xuống trần thì phải chung chịu mặt LUẬT TAM THỂ, vì nhờ có xác thịt (Đệ Nhứt Xác Thân) mới tu dưỡng tiến hóa thêm được.

Kể từ khi được đứng vào địa vị Nhơn Phẩm là nhờ điểm LINH của Đức Chí Tôn ban cho; rồi cũng nhờ điểm LINH ấy dìu dẫn mà Chơn Thần tu tiến mãi cho đến Thần Vị, Thánh Vị, Tiên Vị, Phật Vị.

- Làm người trọn trung báo hiếu tức là Thần Vị.

- Thật hành trọn Đạo làm người nơi mặt thế tức là vẹn bề Nhơn Đạo thì chứng quả Thánh Vị.

- Vào được Thánh Vị rồi, thật hành Thể Pháp Thiên Đạo tức là vào Tiên Vị.



- Thật hành Thể Pháp Thiên Đạo xong thì mở màn Bí Pháp Thiên Đạo tức là bước vào hàng Phật Vị.



HUYỀN BÍ SIÊU THOÁT 

Vì nhơn quả nên ta mới có sanh và sống nơi cõi trần nầy. Nhơn Quả ấy do ta đã tạo căn duyên với vạn linh . Muốn giải thoát tức nhiên ta phải trả nợ ấy cho hoàn tất với vạn linh.

Khi ta trả xong tức ta đã dứt nhơn quả. Dứt Nhơn Quả ta thoát khỏi Tứ Khổ: Sanh, Lão, Bịnh, Tử, "Tứ Diệu Đề".

Phụng sự chúng sanh với hình Thánh Thể nghĩa là thay xác cho CHÍ TÔN đặng phụng sự cho Nhơn Loại, nghĩa là toàn con cái của Ngài là phương giải Quả duy nhứt lại còn lập đặng đại công với Chí Linh, là với danh dự thay thế hình ảnh của Ngài đặng phụng sự con cái của Ngài.

Hỏi còn duyên nào quí hóa trọng hệ nữa chăng?

Siêu thoát chắc chắn của ta là lẽ ấy. 



Viết xong ngày cuối Xuân năm NHÂM THÌN

KIẾN TÂM

PHAN HỮU PHƯỚC



 

INTRODUCTION



This inconsiderable book was added and revised many lacunae with His Holiness HO PHAP’s comment:

Tran KHAI PHAP (JURIDICAL REFORMER),



I (Poor Monk) give the title of this inconsiderable book as TRUTH OF MYSTERIOUS WORD and reward Thua Su (Commissary of Justice) Phan Huu Phuoc with Religious Name Kien Tam with a sum 500$00.”

HO PHAP

(Signed and stamped)

I praise Thua Su KIEN TAM writing this inconsiderable book………………

HO PHAP

(Signed and stamped)

Consequently, this book named honorably as TRUTH OF MYSTERIOUS WORD.

After that, I submitted to His Holiness KHAI PHAP, the Chief of Justice Department, I honorably received His letter as the following:

DIVINE LETTER OF TRAN KHAI PHAP



PALACE OF DIVINE ALLIANCE

GREAT WAY-THIRD PERIOR-UNIVERSAL SALVATION

Office

(Religious year of 27th)

JUSTICE DEPARTMENT

TAY NINH HOLY SEE

No. I.615/P.C




THE CHIEF OF JUSTICE DEPARTMENT

To: Mr. Thua Su PHAN HUU PHUOC

Religious Name: KIEN TAM

Gentle Friend,

Honorably, I red whole “TRUTH OF MYSTERIOUS WORD” of Gentle Friend, just composed about the Three-Body Law. That is really a judicious research work toward the Secret Doctrine of True Religion that nobody has ever paid attention to researching its meaning thoroughly. Beside the compliment praise of His Holiness HO PHAP, I (Humble Monk) have no praise. If I do, it becomes superabundant.

I just have some introduction speeches to readers and Religious friends who are fond of Tao. I wish that this inconsiderable will be useful for people when the nation is in chaotic situation toward spirit and material.

Yours faithfully to Gentle Friend.

HOLY SEE, 25th July Nham Thin year



KHAI PHAP

(Signed and stamped)



TRAN DUY NGHIA

LETTER OF PHOI SU THUONG VINH THANH



 CAODAISME 
3e Amnistie de


GREAT WAY-THIRD PERIOR-UNIVERSAL SALVATION

Dieu en Orient

TÒA THÁNH TÂY NINH 

Sait-Siège Tây Ninh



-----
N' 261/C.V.





 

Dated 24th August Nham Thin year

(Le 12 Octobre 1952)


Phoi Su Consultant of Religious Administration

To: Thua Su Phan Huu Phuoc

Religious Name: Kien Tam

Younger Brother!

When receiving the manuscript “Three-Body Law” that His Holiness Ho Phap has just named as Truth of Mysterious Word, I enjoy all quintessences before returning to younger brother.

How reasonable for detailed research, short description sentence, clearly analyzed truth! It is really a useful handbook for readers seeking the Tao.

It is not necessary for more discussion due to the complex life for rank of alone, helpless people and the optimistic appearance of rank of people dreaming of riches without friend, Divine Superiors teach us to two words of love and justice as a core of natural life evolved. That life must be a life of pleasure, a life of heath, a life of moral regardless of class to shake hands to complete obligation of human. If it is mentioned to universal principle and basic of living beings to concretize an immortal spirit, this book helps people very much.

People think that the life is dreamlike, there is other one lamenting that the life is the misery. However, they forget that the reality teaches us to be self-aware of solving everything legally in giving nice and steady solace. Therefore, when reading this “Truth of Mysterious Word” book, I have an impression that in spite of somebody with cruel nature after reading this book, they will return to the good way because of understanding the basic of human, they obviously seek the path of releasing named the path of GREAT WAY.            

            Yours sincerely,

            Signed and Stamped

            THUONG VINH THANH

            (TRAN QUANG VINH)

 

 

FOREWORD   



The people demanding to create a castle must obviously prepare necessary materials and plan style of all methods of carrying out to build that castle.  

The people demanding to cultivate a religious life must do so. It means that they must study rules of tenet, law unifying the guideline path of TRUTH in order to believe in religious path.  

Using treatise style about TRUE DHARMA is the difficulty, therefore I have written this book with many endeavours and carefulness. Every verse was considered carefully to avoid superabundance and lack. The specific with its meaning was chosen clearly to essentially avoid things of misunderstanding about the inner SENSE of each passage. However, I do not dare to think that it is perfect.  

Consequently, when reading a verse, a passage, I solicit BONZE to pay attention to give instructions for lacunae. I would like to show my deep gratitude.  

In addition, Pious friends! Please meditate word-by-word, verse by verse, take this passage as dialectic for next passage to study to reveal the TRUTH then to put your belief. Or if you have queries, vague thoughts, write a letter to me, I will be pleased to reply.  

I wish and feel honorable to receive your fully precious comments toward TRUTH to complement the second publisment in the better completion. That also helps the life with a flash on the path of TRUE RELIGION.  

            Writer: KIEN TAM

THREE FORMS OF MAN 

The man is the crystallization of CREATOR due to three parts creating:  


  • The first part is the BODY considered as Material.

  • The second part is the PERISPRIT.

  • The third part is the SOUL. 

The material has its foremost cause, three FORMS of man naturally have their cause.  

When studying the cause of three FORMS creating a man, we can answer a question: 

Where does the man come from and where does the man return to after his death?  

The cause is the source of creating. In the Creator Space, once it has what kind of substance, the man also has that substance in creating process. It is not that the nothingness can create the being. In the Creator Space, merely there are the INVISIBLE, MATERIAL and SEMI-MATERIAL forms.  



The Invisible form changes into the Material form, then the Material form returns the Invisible form. Between two forms, there is the other SEMI-MATERIAL form.  

That is the mechanism of incessant change of TIME in SAPCE, from the NOTHINGNESS, it changes into the APPEARANCE, and then the APPEARANCE changes into the NOTHINGNESS, they create an Evolution Mechanism.  

THE ORIGIN OF THREE-BODY MAN



A.– The Creator creating all living beings is named as a very marvelous, omnipotent, opniscient SUPREME BEING governing and ordering all BEINGS that we call HIM as the SUPREME BEING descending the GREAT WAY under the name of CAO DAI TIEN ONG DAI BO TAT MA HA TAT (CAODAI IMMORTAL-GREAT BODHISATTVA-MAHASATTVA).

# # #


B.– The VITALITY FLUID oscillates the gas of yin and yang in universe to nourish all beings, to hold the mechanism of life and death and fate of all living beings that we call as DUC DIEU TRI KIM MAU or MOTHER BUDDHA.

The MOTHER BUDDHA is the Second Dhramakaya of SUPREME BEING operating the Yin Light to create the Universe. It is called as Amra in Pali language. Actually, the MOTHER BUDDHA is the Perisprit of NOTHING MERCY FATHER.

That is the Second Throne belonging DHARMA, the origin of PERISPRIT named the semi-material form.

# # #


C.– The Material includes: earth, plant, metal, water, stone created and changed into ALL BEINGS WITH LIFE by two elements of yin and yang.

That is the Third Throne belonging ALL BEINGS, the origin of BODY named as the material form.

THE NATURE OF THREE-BODY MAN



Каталог: booksv -> khaitam
khaitam -> Đinh Tấn Thành 933 Woodside Dr. Holland, Mi 49424 tiểu sử ĐỨc hộ pháp phạm công tắc giáo chủ ĐẠo cao đÀi tòa thánh tây ninh
khaitam -> Gigong Exercise Taught By His Holiness HỘ pháP
khaitam -> I/. introduction to caodai religion 3 ii/. Meaning of word "tao" in caodai religion 4
khaitam -> 1. Đêm 28 tháng 7 Canh-Dần (1950). 1 Phò Loan: Luật-sự: Khoẻ, Hưỡn
khaitam -> NHỮng lời tiên tri đẦy huyền diệu củA Ông phật sống là ĐỨc hộ pháp phạm công tắc mà Ít ngưỜi biếT ĐẾN
khaitam -> Thánh Thơ của Thượng Sanh. 1 Holy Letter of His Holiness Thượng San
khaitam -> Giải thích Đức Di Lạc cỡi cọp. Giải thích tám khuôn hình trước bao lơn Đền Thánh
khaitam -> Hình Tòa Thánh Picture of Holy See
khaitam -> I/. introduction to caodai religion 1 ii/. Meaning of word "tao" in caodai religion 2
khaitam -> 1. Đêm 28 tháng 7 Canh-Dần (1950). 1 Phò Loan: Luật-sự: Khoẻ, Hưỡn

tải về 490.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương