ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Người đảng viên “miệng nói, tay làm”



tải về 219.66 Kb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích219.66 Kb.
#5993
1   2   3   4   5   6   7   8

2. Người đảng viên “miệng nói, tay làm”


(Báo Chính phủ Điện tử 3/2, tác giả Minh Trang)



Nói được, làm được nhiều việc nên Bí thư Chi bộ Cao Tiến Thuỳnh được bà con tin cậy.
Cuộc sống của đồng bào Rục nơi biên cương tỉnh Quảng Bình đang dần đổi thay. Bà con dân bản nay đã thành thạo với việc trồng lúa nước, trồng rừng, xóa bỏ tập tục cổ hủ lạc hậu một phần là nhờ công sức của ông Cao Tiến Thuỳnh - Bí thư Chi bộ bản Mò O-Ồ Ồ.
Về công tác tại xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) sau khi tham gia quân đội, ông Cao Tiến Thuỳnh là một trong những người Rục đầu tiên tiến bước dưới lá cờ Đảng vào năm 1985. Năm nay đã 63 tuổi, tuy tuổi già nhưng sức chưa yếu, ông Bí thư Chi bộ bản vẫn hăng say với công tác Đảng, đi đến từng nhà dân để vận động cho bà con làm theo những cái mới, tiến bộ
Bà con dân bản biết ơn ông vì nhờ ông tích cực làm “cầu nối”, ngày ngày đi tuyên truyền đường lối chính sách đúng đắn của Đảng đến với đồng bào Rục, là “đầu tàu” trong mọi phong trào làm ăn kinh tế xóa đói giảm nghèo.
Vào năm 2011, các chiến sĩ đồn biên phòng Cà Xèng đóng tại địa bàn đã hướng dẫn bà con cách trồng lúa nước như ở miền xuôi với mong muốn dân bản biết trồng lúa nước, làm ra hạt gạo để có cái ăn no đủ. “ Ấy thế nhưng đâu phải dễ, bởi thay đổi được tư duy của đồng bào không đơn giản. Chúng tôi chỉ có cách vận động theo kiểu mưa dầm thấm lâu cộng với trực tiếp làm mẫu cho bà con xem. Từ xem, đến tin và làm theo lại là một khoảng thời gian rất dài mới thành công”, ông Thuỳnh kể.
Là Bí thư Chi bộ thôn, ông năng nổ thuyết phục dân bản và cùng với các chiến sĩ nói cho dân hiểu lợi ích của việc trồng lúa nước, hướng dẫn bà con thay đổi cách làm cũ.
“Vụ mùa đầu tiên được mùa nên ai cũng mừng. Lâu nay bà con chỉ biết trồng ngô và lúa trên nương rẫy, trên hốc đá nên thiếu ăn, phải nhận trợ cấp của Nhà nước. Từ khi được cán bộ và bộ đội dạy cho cách trồng lúa nước, bà con đã biết sản xuất khoa học, có lúa gạo ăn rồi, mình sẽ không đói nữa”, ông tâm sự.
Lúa nước từ miền xuôi lên miền ngược giúp bà con người Rục no ấm cái bụng đã đến như thế, cái đói đã không còn quẩn quanh với đồng bào nữa rồi
Khi cái đói không còn là nỗi lo thường trực, ông Thuỳnh còn trăn trở mong mỏi bà con mình không những thoát khỏi cái đói mà phải biết làm ăn kinh tế, dư cái ăn cái mặc. Thế nên, khi được các cán bộ biên phòng đồn Cà Xèng hướng dẫn cách trồng rừng, ông ủng hộ ngay và là người đầu tiên thực hiện.
Nay 4ha trồng cây keo của ông đã được 3 năm tuổi. “Mình làm nhiều cái đã thành công rồi nên bà con tin theo, có một số bà con cũng đã học hỏi và trồng rừng, chăn nuôi, làm trang trại và cho thấy hiệu quả bước đầu. Một lòng tin tưởng vào Đảng, chắc chắn cuộc sống của bà con sẽ vươn lên”, ông Thuỳnh khẳng định.
Cách đây chục năm, trong cộng đồng người Rục vẫn có nhiều tập tục cổ hủ, mê tín dị đoan...
Chị Hồ Thị Páy (41 tuổi, người trong bản) cho biết theo tập tục của người Rục, người phụ nữ khi sinh nở không được sinh con trong nhà mà phải dựng lán ở ngoài vườn. Lúc chị sắp đến kỳ sinh nở, ông Thuỳnh cùng các cán bộ đã tới nhà giải thích cặn kẽ cho chị hiểu rằng nếu cứ làm như thế là không khoa học, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
Trong các cuộc họp thôn xã, bà con cũng được cán bộ giải thích rõ về cái hại của tập tục này và khuyên bà con những tập tục lạc hậu thì không nên giữ nũa. Dần dà, một người rồi hai người làm theo, hủ tục đã bị xóa bỏ.
Không chỉ vậy, nhờ kiên trì thuyết phục của cán bộ, tục cưới xin của đồng bào thường đòi hỏi lễ vật tốn kém (như trâu bò, lợn gà, trang sức, đồ dùng…) cũng được bà con nghe ra và bỏ tục lệ này cách đây gần 20 năm.
Bí thư Đảng ủy xã Thượng Hóa Đinh Hải Vinh nói ông Cao Tiến Thuỳnh là một Bí thư Chi bộ hết lòng vì đồng bào mình, một người nói được, làm được nên bà con tin cậy. Ông là tấm gương cho bà con một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ để cùng nhau xây dựng cuộc đời ngày càng no ấm… Về đầu trang

http://baodientu.chinhphu.vn/doi-song/nguoi-dang-vien-mieng-noi-tay-lam/219726.vgp

3. Đổi thay ở bản người Rục hôm nay


(Quân Đội Nhân Dân 4/2, tr3, tác giả Phùng Hiền – Nga Sơn)
Những ngày đầu năm, thời tiết se lạnh, chúng tôi cùng đoàn công tác của Bộ đội Biên phòng về xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đây là vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, núi non trùng điệp, phong cảnh nên thơ hữu tình. Bản Ón, bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa là cái nôi văn hóa của cộng đồng Rục-dân tộc thiểu số đang có nguy cơ tuyệt chủng, được Đảng, Nhà nước quan tâm bảo tồn và định hướng phát triển.
Khác với những lần trước đó, con đường đưa chúng tôi vào bản giờ dễ đi hơn nhiều. Không còn cảnh người đẩy xe leo dốc lầy lội vào những ngày mưa. Con đường được bê tông hóa khang trang, hai bên là những ngôi nhà gỗ mọc san sát. “Em yêu trường em, với bao bạn thân…” tiếng hát của cô, trò Trường Mầm non số 2 xã Thượng Hóa ngân vang giữa núi rừng trùng điệp báo hiệu ngày mới.
Nói về việc học của con em đồng bào Rục, cô giáo Thái Thị Kim Liên được ví như mẹ hiền thứ hai của lũ trẻ. Để các em đến được trường, cô và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 585 (Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình) đã gõ cửa từng nhà, vận động từ già làng, trưởng bản rồi đến từng hộ dân. Cô giáo Liên chia sẻ: “Rất ít nhà đồng ý cho con đi học, rồi sau ngày khai trường đã có nhiều phụ huynh đến xin cho con em họ vào lớp. Chúng tôi lại gặp khó khăn trong việc xếp lớp theo lứa tuổi bởi phần lớn trẻ chưa có giấy khai sinh. Để giải quyết việc này, trường phối hợp với Đồn Biên phòng 585 hướng dẫn cho bà con làm thủ tục khai sinh.
Nhờ sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 585, hiện nay 100% trẻ em đồng bào Rục đã có giấy khai sinh và được đến trường đúng độ tuổi. Không ít cháu học trung học phổ thông rồi được đi đào tạo cán bộ nguồn về phục vụ địa phương”.
Về với bản, chúng tôi thấy mọi người háo hức vì nghe tin đoàn cán bộ, công nhân viên Công ty Phát triển nhà Hạ Long, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội đến thăm, tặng quà. Đại úy Lê Ngọc Trung Kiên - Phòng Chính trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội xúc động khi thấy những món quà nhỏ bé của tập thể, cán bộ, công nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội đã phần nào giúp bà con có "cái Tết" no ấm. Đồng chí khẳng định: "Tuổi trẻ MB sẽ luôn đồng hành cùng Báo Quân đội nhân dân sát cánh cùng cộng đồng người Rục".
Trao quà cho dân bản, ông Mai Văn Nam - Phó giám đốc Công ty Phát triển nhà Hạ Long bày tỏ: “Chúng tôi rất muốn chia sẻ khó khăn với bà con vùng cao biên giới. Công ty sẽ tiếp tục vận động và ủng hộ về vật chất giúp học sinh vùng cao được đến trường”.
Vừa qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội khởi động Hành trình “Đưa con nước về bản”, hỗ trợ công cụ sản xuất giúp cộng đồng người Rục thoát nghèo, có điều kiện ổn định đời sống để bảo tồn giống nòi. Cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội tặng 200 suất quà cho các hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn và trao tặng máy bơm nước, máy cày cho người dân làm công cụ sản xuất.
Thượng tá Bùi Văn Tiến - Đồn trưởng Đồn Biên phòng 585 cho biết: “Đơn vị vừa phối hợp với UBND huyện Minh Hóa, hỗ trợ 80 triệu đồng cho Dự án Rục Làn để trồng lúa hai vụ. Cán bộ, chiến sĩ cùng với Đoàn thanh niên xã Thượng Hóa huy động hàng nghìn ngày công giúp bà con sản xuất vụ đông-xuân và vụ hè-thu. Bằng sự nỗ lực, chung sức đồng lòng quân dân, vụ lúa năm nay thắng lớn, cho thu hoạch 35 tạ/ha”.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Cao Xuân Mìu tận trên núi cao cuối bản Ón. Ai cũng ngạc nhiên khi thấy vườn rau xanh mướt trước cửa được rào cẩn thận. Nền nhà ông được đổ bê tông vững chắc, sạch sẽ, mấy bao lúa to được đặt giữa nhà, có ống nước dẫn thẳng vào sân, đèn điện đều đầy đủ cả.
Ông Mìu tự hào: “Ngày trước chúng tôi khổ lắm, chỉ biết đến củ mì (sắn), củ khoai mà phải phụ thuộc nhiều vào thời tiết, may mắn thì đủ ăn chứ thường đói lắm. Từ khi có Bộ đội Biên phòng mang “con ruộng” về bản, bà con có thể ăn gạo hằng ngày rồi, cũng nhờ bộ đội mà chúng tôi được học con chữ, được dùng nước sạch, được ở nhà như thế này. Ngày trước mong muốn của chúng tôi là được no, được ấm, bây giờ chỉ muốn cho con cháu học hành đầy đủ thôi”.
Không chỉ quan tâm đến “cái ăn, cái mặc” cho đồng bào, Bộ đội Biên phòng thực sự là người con trong cộng đồng Rục. Các anh luôn có mặt lúc nhân dân cần, quan tâm đến nhau như người một nhà. Chứng kiến hình ảnh Thượng tá Bùi Văn Tiến xắn quần lội ruộng, làm lễ xuống đồng theo phong tục đồng bào; cán bộ, chiến sĩ hăng say cùng nhân dân gieo mạ, cấy lúa, tôi mới phần nào hiểu tình cảm gắn bó giữa bộ đội với đồng bào. Các anh không quản ngại nắng mưa, mỗi khi gia đình người dân có việc hay đau ốm, Đồn Biên phòng 585 luôn là địa chỉ tin cậy.
Thượng tá Bùi Văn Tiến chia sẻ: “Năm 2014, đơn vị đã khám, chữa bệnh cho 312 lượt người, cấp thuốc miễn phí thường xuyên cho nhân dân các bản Ón, Mò O Ồ Ồ, Yên Hợp. Cán bộ, chiến sĩ đã đến từng nhà, hướng dẫn người dân chống rét, phòng dịch bệnh cho vật nuôi”. Về đón Tết dưới xuôi, tôi vẫn ấn tượng với câu nói của "đồn trưởng": “Muốn đơn vị hoàn thành nhiệm vụ thì phải phát triển tốt vụ lúa đông-xuân và giúp bà con đón Xuân an lành”. Về đầu trang

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/kinh-te-xa-hoi/doi-thay-o-ban-nguoi-ruc-hom-nay/344619.html


tải về 219.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương