Ðại Thừa Xuất bản 1998 thiềN, Ánh bình minh phưƠng tây nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng


- CÓ PHẢI TỪ BỎ TÌNH DỤC ÐỂ ÐẮC NGỘ HAY KHÔNG?



tải về 1.46 Mb.
trang17/30
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.46 Mb.
#39516
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   30

28 - CÓ PHẢI TỪ BỎ TÌNH DỤC ÐỂ ÐẮC NGỘ HAY KHÔNG?


NGƯỜI HỎI: Có phải từ bỏ tình dục để đắc ngộ hay không?

LÃO SƯ: Không, điểm quan trọng là không bị ám ảnh bởi tình dục.

NGƯỜI HỎI:Thế tại sao Ðức Phật đặt nặng vấn đề sống độc thân?

LÃO SƯ: Không chỉ riêng Ðức Phật mà những vị thầy tâm linh vĩ đại đều lấy cuộc sống độc thân là điều kiện tiên khởi của cuộc đời tu tập của mình. Tại sao như vậy? Vì Phật biết đòi hỏi xác thịt và sự nuông chìu thân xác dể dàng dẫn đến tham lam và chấp thủ. Không những thế nó còn trói buộc người đàn ông và người đàn bà vào sự khóai lạc của các giác quan và vòng luân hồi sinh tử.

Ngài cũng biết rằng nếu tu sĩ được phép lập gia đình, vợ con của họ phải được họ chu cấp đầy đủ. Ðiều này có nghĩa là các tu sĩ không có thể nhất tâm cống hiến tất cả thời gian, năng lực, và tinh thần cho sự truy tầm cái ngộ. Hơn nữa, khi trở thành bậc thầy họ cũng không hăng hái phục vụ đạo pháp, vì gia đình họ là trên hết. Trong kinh luận chúng ta thường thấy đề cập đến cuộc sống độc thân--vì khi thân-tâm chín mùi trong sự tu luyện--sự độc thân tạo nền tảng cho việc biến năng lựơng tình dục sang những xung động trong sạch hơn, thiết yếu cho trạng thái định và tỉnh thức sâu nhất.

Ðộc thân bao hàm nhiều ý nghĩa hơn là kiêng tình dục. Nó là sự siêu việt về giới tính, sống một cuộc sống trọn vẹn và vượt xa. Việc "sống trọn vẹn và vượt xa" có thể trải qua một thời gian ngắn hay nhiều năm. Ở mức độ cao nhất, độc thân là một trạng thái hiếm hoi mà trong đó những rung động thô hơn kệt của thân-tâm trở nên vi tế, tuyệt hảo, tạo ra sự yên tỉnh thanh tịnh tỏa ra khắp nơi.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Nhưng tại sao lại đè nén tình dục--không phải nó là chức năng tự nhiên, như ăn uống sao?

LÃO SƯ: Chúng ta có thể sống mà không cần có tình dục, nhưng ta có thể sống bao lâu nếu không ăn? Vấn đề mà chúng ta nói siêu việt không phải là sự đè nén. Sự đè nén lại là mộtvấn đề khác.

Nhiều người xem tình dục như một kinh nghiệm không giới hạn, cần thiết cho mối quan hệ thắm thiết. Tuy nhiên có nhiều cặp vợ chồng mà cuối cùng họ đạt đến một điểm trong mối quan hệ của họ vượt qua tình dục trong cái nghĩa hẹp của ái ân và họ cùng nhau sống một cuộc sống trinh bạch và phong phú về mặt tâm linh. Tình yêu cao cả nhất không dựa trên căn bản tình dục mà là tr6n nền tảng hiểu biết đúng đắn về mối tương quan của tất cả các pháp và sự quí trọng cuộc sống mà nó sinh ra.

Khi nói về độc thân và giới tính, tuy nhiên, ta không nên lầm lẫn hoàn cảnh sống của một người có gia đình với một tu sĩ độc thân. Ðối với một người có gia đình, hạnh phúc thường lệ thuộc vào mối quan hệ tình yêu xác thịt hài hoà, đặc biệt là trong những năm đầu của của cuộc sống lứa đôi. Hạnh phúc gia đình đem lại cho tâm trạng thái điềm đạm, điều này có lợi cho việc tọa thiền. Nhưng đối với người sống ở tu viện, dĩ nhiên, hoàn toàn ngược lại. Vì vậy một người có gia đình cố gắng sống một đời sống tu viện hay tu sĩ sống cuộc sống của một người chủ hộ, thì chỉ làm hại mà không có lợi cho việc luyện tập. Dù sao cuộc sống độc thân hay có gia đình được quyết định bởi nghiệp của họ.

NGƯỜI HỎI THỨ BA:Nhưng làm cách nào người ta biết được nghiệp của họ là gì? Có liên quan gì đến tình dục hay không?

LÃO SƯ: Có một cách thử đơn giản. Nếu việc xuất gia tiến hành một cách thuận lợi không bị trục trặc -- không do hoàn cảnh trói buộc hay lo âu nghi ngờ--ta có thể nói rằng nghiệp của người đó chín mùi đối với tình dục và người đó sẵn sàng sống một cuộc sống độc thân.

NGƯỜI HỎI THỨ BA:Nhưng nếu người ta không thích sống độc thân, vẫn say mê tình dục đồng thời thực hành thiền thì có thể giác ngộ được không?

LÃO SƯ: Vẫn có thể được. Nhiều cự sĩ đã đắc ngộ sâu. Có ba vị nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo. Vào thời của Ðức Phật còn tại thế có Duy-ma-cật, vào thế kỹ thứ năm, có Fu-ta-shih; và vào thế kỹ thứ chín có Bàng cư sĩ. Mặc dù Duy-ma-cật một người tu tại gia có vợ, con nhưng vẫn được coi như người duy nhất phát triển tâm linh đứng vào hàng thứ hai chỉ sau Ðức Phật, và nhiều mẫu chuyện kể về lòng từ bi và trí tuệ sắc bén của ông.

Fu-ta-shih tu luyện tâm linh trong khi vẫn sống với vợ con, và cố gắng dành nhiều thời gian làm việc từ thiện.

Bàng cư sĩ cũng có vợ và hai con .Ông đem tất cả tài sản, của cải ném xuống biển, và sau đó kiếm sống bằng nghề đan tre.

Cả ba đều làm tròn trách nhiệm của một người chủ gia đình và đồng thời thể hiện từ bi và trí tuệ trong cuộc sống của họ. Ðó là hệ quả của sự phát triển tâm linh cao tột độ của họ.

Một trường hợp hơi khác là Thân Loan (Shinran), một vị thầy tu Tịnh độ tông. Sư Thân Loan giữ gìn giới luật rất tinh nghiêm nhưng ngài cảm thấy rằng một cư sĩ tại gia có gia đình vẫn có thể giác ngộ thực sự. Ðể chứng minh điều đó ngài quyết định lấy vợ. Trước khi thực hiện một quyết định táo bạo như vậy, sư đến tham bái thầy của mình là sư Pháp nhiên, một cao tăng đã tu luyện thành tưụ. Pháp nhiên nói" Nếu điều đó giúp ông tu luyện tốt nhất thì ông hãy cưới vợ. Nếu ông có thể tu luyện thành tựu mà không cần phải cưới vợ thì đừng cưới."

Ở Nhật ngày nay, hầu hết các tu sĩ Phật giáo và một số thiền sư là những người có gia đình; tình trạng độc thân chỉ được yêu cầu trong thời kỳ tu luyện ở các tu viện. Ở Trung tâm của chúng tôi thật ra, theo lời dạy của Pháp Nhiên, chúng tôi truyền giới cho tăng nhân độc thân và người có gia đình.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Ở Trung tâm của thầy, vấn đề tình dục có gây rắc rối cho các tăng nhân độc thân khi họ phải thường xuyên tiếp xúc với các nam nữ cư sĩ hay không?

LÃO SƯ: Thỉnh thoảng có. Ðể giúp họ và những người khác học cách đối phó với loại tình cảm này, những lời bình được đưa cho những công án, những mẫu chuyện thiền minh hoạ sự khôn ngoan của các thiền sư khi buộc phải ứng xử trong những tình huống có liên quan đến tình dục. Tôi xin kể một ví dụ.

Một lão ni đã đắc ngộ sâu cho phép một ông tăng trẻ đến trú ngụ trong khuôn viên đất của bà. Không những thế bà còn chu cấp vật thực và những thứ cần thiết khác để vị tăng trẻ chuyên tâm tu tập. Sau thời gian ba năm, lão ni muốn thử xem nhà tu trẻ tu hành tinh tấn đến mức nào. Nhân một hôm có người cháu gái trẻ đẹp của bà đến thăm bà ngay bà bảo với cô," Ta cần cháu giúp ta thử vị tăng trẻ đang trú trong căn lều kia."

"Bà ơi, cháu có thể làm gì?" cô cháu hỏi.

" Hôm nay cháu sẽ mang thức ăn cho ông ta. Sau đó quàng tay ôm ông ta, mĩm cười ngọt ngào và hỏi, Thầy cảm thấy thế nào?' rồi trở về kể lại chính xác câu trả lời của ông ta."

Cô gái thoạt đầu do dự nhưng thấy bà mình quá khẩn thiết yêu cầu nên cô gái đành phảilàm theo lời dạy.

Vị tăng lùi bước nghiêm giọng đáp," Tôi cảm thấy như cái cây khô bên cạnh tảng đá lạnh giữa mùa đông."

Khi cô cháu kể lại lời đáp của ông tăng trẻ kia, lão ni hét lên," Thật là một gã vô dụng! Hắn chưa học được một điều gì về thiền cả!" và bà đuổi ông ta ra khỏi lều rồi đốt bỏ nó đi.

Là một vị tăng, qúi vị sẽ đáp như thế nào trong trường hợp này?

GIỌNG NÓI THỨ NHẤT: Tôi sẽ nói,"Tôi đói lắm rồi." Và chộp lấy thức ăn nhưng không thèm chú ý đến cô gái.

GIỌNG NÓI THỨ HAI: Không như thế đâu. Tôi biết anh sẽ chốp lấy cô gái và ngấu nghiến cô ấy.

[cười]

GIỌNG NÓI THỨ BA: Tôi sẽ nghi ngờ ai sai cô ấy làm như thế và tôi sẽ không chạm vào người cô ta.



GIỌNG NÓI THỨ TƯ: Nếu tôi là vị tăng đó, tôi sẽ nói," Một người xinh đẹp như cô làm gì ở một nơi như thế này?

[cười]


LÃO SƯ: Phật giáo Ðại thừa dạy con đường Trung đạo. Nếu ôm lấy cô gái và ái ân với cô ta, đó là một thái cực. Nếu tỏ vẻ lạnh nhạt với cô ta như vị tăng trẻ, đó cũng là một thái cực nốt.

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: Vậy ý của Thầy muốn nói trung dung có nghĩa là chạm nhẹ vào cô ta, nắm tay hay hôn nhẹ lên má cô ta, phải không?

LÃO SƯ: Liệu có khôn ngoan hay không nếu một tu sĩ làm như thế?

MỘT GIỌNG NÓI: Vậy câu trả lời đúng là gì?

LÃO SƯ: Không chỉ có một câu trả lời "đúng" duy nhấtmà có nhiều câu trả lời khác nhau. Công án này cũng giống như những công án khác trong Thiền, là một cú đấm vào mặt qúi vị, cú đấm chân lý. Sự thật đó không thể dạy mà phải tự nắm bắt. Ðể qúi vị có thể hiểu rõ hơn, tôi xin kể một câu chuyện mà thầy tôi đã kể khi tôi tham gia một công án kiểu này nhiều năm về trước.

Vào thời trung cổ tại một tu viện ở bên Nhật, có một lão sư giới luật tinh nghiêm và từ bi vô cùng nên ngài được Tu viện trưởng giao cho nhiệm vụ quản chúng. Ngài phụ trách khoảng 500 tăng chúng. Cạnh tu viện là một nhà chứa nổi tiếng vì có rất nhiều kỷ nữ xinh đẹp ( các kỷ nữ Nhật được gọi là Geisha).

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: Geisha có phải là gái điếm không?

LÃO SƯ: Không, theo truyền thống Nhật bản người ta không sánh Geisha với gái điếm, nhưng ngày nay khó mà phân biệt ranh giới giữa Geisha và gái điếm. Ðể trở thành một Geisha thực thụ có tài ca múa, các cô gái phải được đào tạo từ khi còn bé và phải là người có nhan sắc. Các Geisha cao cấp có một đời sống rất cao, vì họ được huấn luyện nhiều kỹ thuật khéo léo để giải khuâycho các thương nhân, chính trị gia và những nhân vật giàu có quyền thế. Khách đến những nơi này phải trả giá rất cao.

Osan là một trong những Geisha sống gần tu viện. Cô ta đang cần một món tiền lớn để chửa bệnh cho mẹ. Ðẹp và có tài, cô được nhiều người ưa thích, nhưng khi cô ngỏ ý mượn tiền thì mọi người đều từ chối vì cô đã nợ họ qúa nhiều. Trong khi cô đang trong tình trạng tuyệt vọng thì một thương nhân giàu có đến thăm. Lão này nổi tiếng keo kiệt và thích rượu sa-kê. Hy vọng lão ta rộng lòng mở hầu bao, cô hầu rượu rất tận tình. Ðợi đến lúc hắn ta bắt đầu ngấm rượu, nói năng có vẻ tình cảm, cô bộc lộ hoàn cảnh khó khăn của mình và khẩn thiết yêu cầu:

" Thưa ngài, tôi cần một khoản tiền để cứu mẹ tôi. Tin tôi đi, tôi sẽ trả lại."

Hắn lặng yên một hồi lâu, tưởng chừng như ngủ. Rồi đột nhiên ngẫn đầu nói," Tôi không cho cô mượn tiền, tôi sẽ cho cô--nhưng chỉ với một điều kiện."

"Tôi sẽ làm bất cứ điều gì mà ông yêu cầu."

"Có chắc không?"

" Vâng, chắc chắn."

"Ðược, cô biết lão sư ở tu viện gần bên , một con người không uống rượu, không hút thuốc và không bao giờ liên quan đến phụ nữ--tôi ghét ông ta và sự ngay thẳng của ông ta."

" Ông ta có liên quan gì đến tôi đâu?"

" Có đấy cô em ạ. Nếu cô có thể quyến rũ hắn ta, tôi sẽ biếu cô một khoản tiền mà cô cần có để chữa bệnh cho mẹ già."

Gương mặt cô gái bổng tối lại." Mọi người ai cũng biết lão sư rất trong sạch và tính tình rất kiên quyết. Có lẽ tôi không bao giờ thành công. Và dù tôi có thể, tôi cũng không làm nữa--vì điều đó là không đúng."

" Nếu vậy, cô chẳng được đồng nào của tôi."

Osan đau khổ vì hoàn cảnh của mình. Cô đã thử mọi cách nhưng vô ích. Ðây là cơ hội cuối cùng. Cái giá cao dễ sợ, nhưng cô ta nghĩ không có sự lựa chọn nào khác.

Vì vậy ngày hôm sau, cô đi đến tu viện. Cơn mưa phùn lạnh lẽo bay giăng giăng tạo một bầu không khí ảm đạm, đúng như kế hoạch cô đã vạch ra. Ở xa xa cuối sân của tu viện, cô tìm thấy ngôi nhà nhỏ của lão sư. Bây giờ áo quần cô ướt sũng và tóc rối bời. Nghe tiếng gõ cửa của cô, lão sư ra mở cửa. Cô nói," Xin thứ lỗi vì tôi đã làm phiền ngài. Tôi lạc đường và bị lạnh. Xin thầy làm ơn cho tôi tắm nước nóng để làm ấm lại? (Mời người xa lạ vào buồng tắm nhà mình không phải là chuyện không thông thường vào thời đó.)

" Mời vào," lão sư nói và chỉ cô phòng tắm. Tắm sau, cô quay ra trong bộ kimônô hở cổ và vai. Bây giờ cô bắt đầu thực hiện tất cả mưu mẹo phụ nữ trong nổ lực quyến rũ lão sư--nhưng vô ích.

Cuối cùng cô nức nở khóc, kể lại toàn bộ hoàn cảnh chua xót của mình "Hãy tin tôi" cô sụt sùi," tôi không muốn làm điều này. Tôi biết thầy nổi tiếng trong sạch và đang phụ trách hàng trăm vị tăng trẻ. Nhưng tôi đang tuyệt vọng. Hãy tha thứ cho tôi, tôi sẽ đi bây giờ." Và khi cô bắt đầu đớm bước.

"Ðợi đấy," sư nói," Vì cách duy nhất để cho cô có được tiền chữa bệnh cho mẹ cô là chúng ta ngũ cùng nhau. Vậy cô có thể ở lại suốt đêm.

Chỉ vài ngày sau tin đồn lan truyền khắp tu viện rằng cô kỷ nữ Osan xinh đẹp đã ở lại đêm với lão sư tại nhà ông. Hoảng sợ, vị trụ trì gọi lão sư lên và đòi hỏi sự thật về tin đồn ấy có đúng hay không.

"Vâng , quả thực đúng vậy."

" Cái gì!" vị trụ trì hét lên như thể không tin vào tai của chính mình " Tôi không hiểu một người như ông lại có thể làm những việc như vậy được. Ông không biết việc này ảnh hưởng như thế nào đến tăng chúng trẻ dưới quyền của ông sao? Sự có mặt của ông ở đây không còn lợi ích gì nữa. Hãy đi khỏi đây đi."

" Nếu đó là những cảm nghĩ của thầy tôi sẽ đi ngay."

Không nói thêm một lời nào để biện bạch cho hành vi của mình, lão sư ra đi.

Ðược tin lão sư bị trục xuất ra khỏi tu viện, chư tăng bèn đến gặp viện chủ, cầu xin cho vị lão sư được phục chức cũ.

" Nhưng tại sao?" vị viện chủ hỏi," các vị có biết ông ta đã làm gì không?"

"Bạch thầy, chúng tôi biết."

" Không những giới đức của ông ta tồi tệ, thậm chí ông ta không hề tỏ ra ăn năn hối tiếc. Tại sao lại cho phép ông ta trở lại?"

" Vì ," chư tăng đáp," thầy ấy dạy chúng tôi một bài học thực tiễnvô cùng hữu ích về lòng từ bi. Nếu thầy không phục chức thầy ấy, chúng tôi tất cả sẽ ra đi." Nghe chư tăng biện bạch như thế, vị tu viện trưởng xiêu lòng cho gọi lão sư trở về.

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Vị trụ trì có biết lý do tại sao lão sư cho phép cô gái ở lại đêm với ông ta hay không?

LÃO SƯ: Chắc chắn ông ta không quan tâm đến lý do. Trên hết, trong suy nghĩ của ông, đó là sự vi phạm đạo đức, sự phá giới của lão sư sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến các học tăng trẻ. Nhưng lão sư đã dạy cho các vị tăng một bài học từ bi, thì các tăng dạy lại tu viện trưởng một bài học khác không kém phần có ích.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Ðể giúp đở một phụ nữ, lão sư đã hi sinh sự trinh nguyên đạo đức của ông phải không?

LÃO SƯ: Theo một nghĩa nào đó, đúng là lão sư đã hi sinh. Nhưng đừng cho điều đó dễ dàng đối với lão sư. Giữa việc bảo toàn đức hạnh và thể hiện lòng từ bi lão sư đã chọn cái sau một cách tự nhiên vì lão sư là một hành giả của Ðại thừa. Phật giáo đại thừa nhấn mạnh lý tưởng của Bồ tát là quên mình để cứu độ người.

Về sau một thiền sư hỏi lão sư: "Thầysẽ về đâu sau khi chết?".

Ông trả lời," Tôi sẽ xuống địa ngục, vì nơi đó cần sự cứu độ nhiều nhất."  

---o0o---



tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương