Ðại Thừa Xuất bản 1998 thiềN, Ánh bình minh phưƠng tây nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng


- NGƯỜI TA CÓ THỂ TỰ MÌNH THAM GIA CÔNG ÁN KHÔNG?



tải về 1.46 Mb.
trang18/30
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.46 Mb.
#39516
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   30

29 - NGƯỜI TA CÓ THỂ TỰ MÌNH THAM GIA CÔNG ÁN KHÔNG?


NGƯỜI HỎI : Sáng nay thầy nói người ta không nên tự mình tham công án mà cần phải do người thầy chỉ định. Tại sao vậy?

LÃO SƯ: Cám ơn anh đã đưa ra đề tài này. Tôi định nói về điều này sớm hơn.

Ðể thực cứu thành công một công án, tâm nguyện của quí vị phải cao và khả năng tập trung tinh thần phải mạnh mẽ. Chỉ có người mới có thể xác định được những yếu tố này. Nội dung cơ bản của công án cũng rất quan trọng. Trước khi trao công án đặc biệt nào đó, thông thường người thầy sẽ chất vấn riêng người đệ tử để xem loại công án nào tốt nhất với anh ta. Và khi đi vào giai đoạn thực hành, qúi vị phải có mối quan hệ mật thiết với lão sư, đặc biệt là lúc ban đầu.

Bình thường vị thầy thích giao công án trong buổi nhiếp tâm, với ba lần độc tham trong một ngày, như vậy đệ tử biết khởi nghi tình và thực hành vững chắc trên công án của mình. Cũng trong các buổi nhiếp tâm, phần bình luận về công án khác nhau được đưa ra, điều này giúp ích cho bất cứ ai tham công án.

NGƯỜI HỎI : Tương đối mà nói công án dễ hay khó?

LÃO SƯ: Dễ và khó.

NGƯỜI HỎI : Ý thầy muốn nói gì?

LÃO SƯ: Dể là khi bạn giải quyết công án, bạn thấy " câu trả lời" có sẳn trong công án đó. Khó là khi bạn mất thời gian khá lâu để hiểu được cái gần gủi nhất.

---o0o---

30 - TẠI SAO CHÚNG TA LẠI TỪ CHỐI KHÔNG ÐI THEO LỐI CŨ CỦA CÁC BẬC THẦY THUỞ TRƯỚC MÀ LẠI TÌM CON ÐƯỜNG DỂ HƠN?


NGƯỜI HỎI: Hẳn thầy cũng đồng ý rằng chúng ta đang sống trong một thời đại mà con người có những nhận thức cao hơn? Ta biết nhiều hơn người xưa về thế giới tâm linh và thế giới vật chất nhờ những khám phá trong các ngành tâm lý học, cận tâm lý học, vật lý nguyên tử, sinh hóa, và các lĩnh vực khoa học khác.

LÃO SƯ: Theo ý nghĩa sâu xa nhất, có thật chúng ta biết nhiều hơn người xưa về con người và vũ trụ không? Các khoa học gia có thể nói tại sao mặt trời mọc ở hướng Ðông và lặn ở hướng Tây, tại sao con qụa đen mà con diệt trắng, tại sao nước sôi ở 100 độ C và đông ở 0 độ C , tại sao chó đuổi mèo và mèo vờn chuột không? Các nhà tâm lý học hay sinh vật có thể giải thích nguồn gốc hay bản chất ý thức của chính họ không? Với tất cả những thành tựu của họ, thậm chí các nhà khoa học không biết ngay cả con người là gì. " Tất cả các triết lý ngày nay," Whitehead nói," chỉ là một chú thích của Plato." Gần giống như vậy, kiến thức chúng ta về nhân tâm, và về bản chất của vũ trụ cũng chỉ là một chú thích của những gì mà Ðức Phật khám phá cách đây 2500 năm về trước, một phụ chú cho trí huệ của mỗi chúng ta. Vào thế kỹ thứ chín, một vị tăng sau này trở thành một thiền sư vĩ đại tuyên bố về sự giác ngộ của mình:" Học và hiểu những triết lý thâm sâu nhất giống như một sợi tóc đơn độc trong một không gian bao la. Giới hạn xa nhất của kiến thức con người là giọt nước rảy vào vực sâu."

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Thầy biết con người là gì không, lão sư?

LÃO SƯ: Anh là ai?

NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Tôi là thân tôi và tâm tôi, không đúng sao?

LÃO SƯ: Anh có thể điều chỉnh dòng chảy trong anh hay ngăn chận sự lão hoá và cái chết của thân anh không? Anh có thể kiểm soát tư niệm của anh không? Nếu nói đó là thân của anh và tâm của anh, chắc chắn anh có thể làm những điều đó.

Hãy nói cho tôi biết, tâm này "của anh" giống như cái gì?

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tôi không biết. Thầy có thể nói không?

LÃO SƯ: Anh có nhìn thấy cây thông cao bên ngoài cử a sổ kia không? Anh dùng nó để làm chiếc cầu nối liền trời và đất. Anh có nghe tiếng chim hót líu lo không? Ðó là âm thanh đưa anh đi vào thế giới. Hãy nhìn! Hãy lắng nghe!

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Ta có thể trở lại câu hỏi đầu tiên của tôi hay không? Tôi vẩn chưa hỏi hết.

LÃO SƯ: Ðược.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Trong Thiền, tại sao ta phải ngồi thiền nhiều giờ trong tư thế đau đớn và phải mất nhiều năm mới đắc ngộ? Thuở xưa, đó là điều cần thiết nhưng ngày nay tốc độ hoạt động của con người gia tăng một cách khủng khiếp, không những thế còn có liệu pháp mới và kỹ thuật mới giúp ta đi tới sự giác ngộ nhanh hơn và ít đau đớn hơn.

LÃO SƯ: Ðiều anh hỏi rất giống câu hỏi được đặt ra vào cuối thập niên sáu mươi khi mà ma tuý trở thành một phong trào rộng rãi. Người ta thường cho rằng nếu qúi vị căng thẳng thần kinh, lo âu hay thất vọng; chỉ cần một điếu cần sa, một ly rượu mạnh hay ma tuý đủ làm cuộc sống dể chịu hơn. Vấn đề được "giải quyết" bằng phương pháp hoá học. Người ta nghĩ rằng ngộ có thể đạt tới bằng con đường nhanh chóng như vậy.

Trong khi sự đam mê đi tìm cảm giác lâng lâng này tàn phá đất nước chúng ta tôi đang sống ở Nhật nên hoàn toàn không biết gì hiện tượng ma tuý. Lần đầu tiên được giới thiệu về nó bởi một người gọi là "bạn" gởi cho tôi nhiều bản sao của một cuốn sách với nhan đề "Ðảo" của Aldous Huxley. Tài liệu này cũng chẳng giúp được gì nhưng nó thúc tôi trong việc tu tập. Nội dung của nó thuật lại câu chuyện về một người đi tìm chân ngộ, người này khao khát một sự mặc khải của thần linh nhưng không còn phải chiụ đựng những gian khổ hay phải nổ lực tu tập như các bậc thầy thuở xưa. Ðiều đầu tiên là anh ta đến bác sĩ phân tâm học nhờ mở các gút tâm linh, rồi sau đó, đến một dược sĩ lành nghề để mua đúng loại thuốc hay hóa chất có thể làm tỉnh dậy một số tế bào não bị lão hoá và trải rộng tầm hoạt động của ý thức -rất nhanh! Anh ta là người được mặc khải thần linh: được giác ngộ, được tỉnh thức, được thấm nhuần -Chúa ơi!

Nhiều người trong giới văn hoá phản động tìm đến bác sĩ thần kinh, không phải để điều chỉnh tâm thần mà vì được cung cấp thứ thuốc mà họ cần dùng và những gì theo sau đó. Những kẻ cao giọng rêu rao về ngộ hoá học "tức thì" trở thành cái gì? Thật nực cười là nhiều người trong số họ bây giờ đang tu thiền hay một tôn giáo khác.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Thầy có bao giờ thử ma tuý hay cần sa chưa?

LÃO SƯ: Dùng bất cứ loại ma tuý nào cũng được coi như là thiếu lòng tin vào bản tách thanh tịnh của tâm-thân và khả năng tự chửa trị của nó, bởi đã có những lúc nó tẩy trừ những mê hoặc sai lầm trong cuộc sống. Sử dụng ma túy cũng có nghĩalà chối bỏ trách nhiệm bảo vệ tinh thần, thể chất và tâm linh của chính mình. Hầu hết các loại ma tuý là tác nhân thuận mà người dùng chúng với hy vọng hảo huyền là họ có thể đạt được dễ dàng những gì người ta không muốn mất nhiều thời gian và công sức.

Về những liệu pháp mới, có bao thứ trong đó thật sự mang đến ngộ? Những cá nhân tuyên bố đắc ngộ qua một liệu pháp tâm lý nào đó thường yêu cầu tôi kiểm tra họ. Trong số hàng chục người được thử, không ai nếm được vị đầu lưỡi của kiến tánh.

Ngày nay tên của trò chơi là thiền định. Nhiều người ở đủ mọi độ tuổi đang bị lừa bịp khiến họ tin rằng để ngộ không cần đi qua con đường dài khúc khuỷu cheo leo của thiền sư mà chỉ trong 20 ngày thiền định ,trừ hao vài ngày. Thật dễ chịu như ngủ, ngáy, ngồi lom khom -thiền như ý bạn -sống như bạn thích -và chắc chắn bạn đang đi đến giác ngộ!

Rồi có kẻ bán thuốc dạo rao bán một loại thuốc khác" Ba ngày được kiến tánh!" và anh ta bảo đảm công hiệu của thuốc.Chỉ có lang băm hay người khùng mới có thể tuyên bố trân tráo như vậy, kiến tánh -nhìn vào chân tánh của con người-có thể trở nên hiện thực với "mọi người"trong vòng ba ngày.

P.T Barnum biết cách lừa những kẻ ngây ngô. Ðể giữ họ nán lại gian hàng triễn lãm của ông ta, Barnum đặt một cái bảng ghi"ngõ này dẫn tới lối ra" (nguyên văn: This way to egress - Ngay một người Mỹ trung bình cũng ít biết từ "egress" có nghĩa là "lối ra" nên nhiếu người bị lừa bởi cách chơi chữ này của Barnum). Ít người biết được ý nghĩa của cụm từ này nên cho rằng phải có con vật kì lạ và họ bu quanh theo hứơng mũi tên, đi ra phía ngoài căn lều, đúng nơi mà Barnum muốn họ ghé chân.

"Ba ngày được kiến tánh" "ngỏ này tới lối ra"-một dụ họ vào và cái kia dụ họ ra. Mỗi cách đều là trò lừa đảo cũ rích như nhau.Trước khi kết thúc, tôi xin đọc cho qúi vị một đoạn văn liên quan của John Wu trong quyển"Thời đại hoàng kim của Thiền".

"Thiền sư biết rằng trở nên một con người phát triển toàn diện là một công việc khó tột bực nhưng ông biết những thử thách nào gây nản chí gì….những nghi ngờ nào bóp nghẹt tâm trí, những cám dổ nào cần phải vượt qua, những đau khổ nào cần phải kham chịu, trước khi có thể hi vọng đến được ngưỡng cửa giác ngộ. Ðó là lý do tại sao họ tới với tất cả sức lực và chưa bao giờ chấp nhận ngừng cách xa đích cuối cùng của họ.

---o0o---




tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương