Ðại Thừa Xuất bản 1998 thiềN, Ánh bình minh phưƠng tây nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng



tải về 1.46 Mb.
trang15/30
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.46 Mb.
#39516
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   30

24 - TÁNH KHÔNG LÀ GÌ?


NGƯỜI HỎI: Tánh không trong Phật giáo là gì? Theo sách nói nó là trống không, và chỉ thế thôi. Vậy câu " Sắc tức thị không, không tức thị sắc" có ý nghĩa gì?

LÃO SƯ: Giả sử anh là một nghệ nhân đồ bạc, và anh muốn làm một tượng Phật nhỏ. Khi bạc của anh bị nấu chảy, nó có khả năng trở thành một vật gì đó. Ðó là tính không. Rồi anh rót kim loại nóng chảy vào khuôn và nó cứng lại--đó là sắc. Nhưng bây giờ sau khi anh hình thành tượng Phật, anh lại không thỏa mãn với nó, nên muốn làm một cái gì khác cũng từ số bạc đó. Vì vậy, anh nấu chảy tượng và bạc trở thành vô (sắc) dạng. Chính yếu là tánh không này không khác với sắc.

Ðừng quên, tất cả những điều đó chỉ là một kiểu quan niệm, không phải là một vật thật. Vậy hãy cho tôi biết làm cách nào bạn nắm được tánh không như một cái gì cụ thể? Ði tới phiá trước và chỉ cho tôi thấy đi!

NGƯỜI HỎI[đi đến lão sư]: Cách này [ nắm vào hư không]

LÃO SƯ: Không phải thế, như thế này này. [chỉ bằng tay]

NGƯỜI HỎI : Ôi cha!

LÃO SƯ: Tánh không, dù sao cũng chỉ là sắc, phải không?

---o0o---


25 - CÁI GÌ , NẾU CÓ THỂ LÀM SỐNG CÁI CHẾT SINH HỌC?


NGƯỜI HỎI: Mới đây có một số nghiên cứu được thực hiện, nhiều sách viết về đề tài cuộc sống sau cái chết. Tuy nhiên nhiều người vẫn nghi ngờ. Họ cho rằng, không có những chứng cớ khoa học về việc này. Thiền nói gì về khả năng sống trong những hình thức kế tục sau cái chết?

LÃO SƯ: Người ta chỉ có thể tự hỏi làm sao có thể nghi ngờ sanh, lớn lên, già đi, phân rã , tái xuất hiện--không phải đó là chu trình của các hiện tượng tự nhiên hay sao? Bất cứ ai nghi ngờ điều đó, là đã từ chối bằng chứng của chính giác quan, trí tuệ, và trực giác sâu kín nhất của họ. Anh có bao giờ tự hỏi " cái gì xảy ra với sức sống, cho năng lực phía sau những hoạt động tạo ra cái "tôi" của ta, sau khi tách nó ra khỏi thân ta. Ðịnh luật bảo toàn năng lượng nói rằng năng lượng không bao giờ mất đi, nó chỉ biến dạng, vì vậy làm cách nào sức sống này có thể biến mất mãi mãi?

NGƯỜI HỎI:Tôi muốn tin là nó không mất. Nhưng liệu có ai từng sống lại để kể cho ta nghe những điều như vậy không?

LÃO SƯ: Không có ai trong phòng này đã không sống lại--hàng ngàn lần! Mọi cuộc sống là sự sống sau cái chết.

NGƯỜI HỎI: Thầy thật sự muốn nói thế sao, lão sư?

LÃO SƯ: Tại sao lại phải ngạc nhiên hơn khi chính Voltaire cũng đã chỉ ra rằng khi được sinh ra hai lần còn hơn là chỉ được sinh ra có một lần.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Thầy có thể nói tôi biết tôi sẽ như thế nào trong kiếp sau không?

LÃO SƯ: Ðừng hỏi tôi, chỉ việc nhìn vào gương.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Ý của thầy muốn nói gì?

LÃO SƯ: Phật dạy rằng nếu muốn biết về quá khứ, hãy nhìn vào hiện tại. Nhân của ngày hôm nay là quả trong tương lai. Nói cách khác, những gì ta nghĩ và làm hiện giờ đang quyết định bạn sẽ như thế nào vào kiếp sau--hãy cẩn thận!

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Có nhiều mô tả về người chết bằng kỹ thuật và rồi sau đó được làm sống lại. Ðó là những người từ cỏi chết trở về mô tả kinh nghiệm thoát xác của ho,� thật là đẹp đẽ đến nổi không muốn trở lại tấm thân khổ đau của họ nữa.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ ( nói với người thứ ba): Anh muốn nói những người tim ngừng đập và cho thấy không còn dấu hiệu sự sống trong một thời gian ngắn nhưng chẳng bao lâu sống lại. Ðiều đó hoàn toàn khác với những người chết mà thân thể của họ bị chôn hay bị thiêu.

LÃO SƯ: Hãy để tôi kể về kinh nghiệm thoát xác, những điều đẹp đẽ được mô tả như vậy chỉ là giai đoạn đầu. Vì người ta thiếu chuẩn bị cụ thể về tu luyện tâm linh, điều theo sau cái bước đầu tiên có thể là sự sợ hãi, ngay cả kinh hoàng, tuỳ theo nghiệp của người đó. Những bước sau đó được mô tả chi tiết trong hai cuốn sách của Vasubandhu (Thế thân), một triết gia Phật giáo ở thế kỷ thứ tư. Tác phẩm Tạng Thư Sống Chết hay Cận Tử Thư của Tây tạng được viết ra dựa trên căn bản của hai cuốn sách này.

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM:Tại sao tu luyện tâm linh là điều cần thiết? Tại sao người ta không thể tự chuẩn bị cho những thử thách đó bằng cách đọc sách hay nghiên cứu?

LÃO SƯ: Trong cảnh giới trung chuyển giữa chết và tái sinh (Bardo) qúi vị bị chạm trán với những hình ảnh ma quỷ ghê rợn kinh hồn, có ích gì khi những điều bạn đọc được chỉ là những phóng ảnh từ nhận thức của chính mình? Giống như những ảo giác trong những cuộc hành trình cam go tồi tệ. Các ảo giác đó có sức mạnh làm cho bạn sợ vì bạn không hiểu bản chất của chúng và không biết cách xua tan chúng đi.Bây giờ giả sử trong lúc tọa thiền bạn có những ảo giác về loại này hay loại khác được lập đi lập lại nhiều lần, và mỗi lần như thế đều được người thầy hướng dẫn tại sao chúng nảy sinh và dạy cách đối phó chúng. Bạn sẽ học được cái kinh nghiệm không sợ chúng và kinh nghiệm đó sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống sau cái chết và nếu sự huấn luyện thật hoàn hảo, nổi đau của cái chết có lẽ sẽ không quấy rối nhận thức này.

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Có phải cảnh giới trung chuyển này giống như" bardo" được nói đến trong cuốn sách về cái chết của người Tây tạng không?

LÃO SƯ: Ðúng vậy.

NGƯỜI HỎI THỨ BẢY:Thầy có thể nói thêm cho chúng tôi nhiều hơn về cuộc sống trong cỏi trung chuyển này không?

LÃO SƯ: Theo Vasubandhu, trong cảnh giới này con người trung gian ( thân trung ấm) có sự thông minh, tình cảm và ý chí--tất cả các tinh túy--và ngay cả nhận thức. Và giống như một dòng điện, có thể đi xuyên qua những vật thể rắn và có thể di chuyển hàng trăm dặm trong một sát na.

NGƯỜI HỎI THỨ BẢY: Mất bao lâu cho việc được tái sinh trong tương lai?

LÃO SƯ: Thường tái sinh xảy ra trong thời gian bốn mươi chín ngày. Nhưng thời gian này không cố định; nó có thể xảy ra trong một ngày hay một tuần;có khi mãi đến mấy năm sau. Dường như thời gian tái sinh được quyết định bởi những nhân tố khác do sự hấp dẫn về nghiệp của người đó với cha mẹ. Con số bốn chín tức bảy lần bảy. Trong nhiều hệ thống tôn giáo bao gồm Phật giáo, con số bảy là biểu hiện cái căn bản của vũ trụ.

Phật giáo nói về hai loại sinh tử: tương tục và " thường trực". Sinh tử tương tục-đó là, sự sáng tạo và sự hũy diệt--xảy ra trong một phần triệu giây hay những tốc độ tương tự như vậy, khi những tế bào già chết và cái mới sinh ra. Vì vậy, chúng ta có thể nói cái tôi mới không ngừng được sinh ra và người ở tuổi sáu mươi thì không giống như, tuy không khác với, người ở tuổi ba mươi hay mười. Như vậy sự sống trong hấp hối và sự hấp hối trong khi đang sống. Thực tế, mỗi lần hít vào bạn đang được tái sinh và mỗi lần thở ra bạn đang hấp hối.

Sinh tử thường trực cũng có thể được xem như một thân "thật" khi nó liên quan tới thân vật chất ( physical body) và những biến tướng của nó như một tổng thể của sự sinh ra và mất đi ở cuối một cuộc đời. Lúc chết, năng lượng sống của con người, hay nghiệp, được truyền sang thân trung ấm và sự sống của nó, cũng chịu sự sinh tử liên tục và thường trực , chỉ có trong trạng thái này sự chết và tái sinh thường xuyên xảy ra trong thời gian bảy ngày. Ðó chính là lúc con người trung gian tìm cơ hội để gá vào thai tạng. Con người trung gian này, theo Vasubandhu, có năng lực bí mật trong việc biết được sự giao hợp của cha mẹ mà nhờ nó có thể thọ thai.

NGƯỜI HỎI THỨ BẢY: Làm cách nào năng lượng nghiệp (nghiệp lực) truyền từ người đang hấp hối đến người trung gian?

LÃO SƯ: Có nhiều cách tương tự được dùng để mô tả diễn trình chuyển tiếp này. Thầy tôi dùng dấu ấn của con dấu trên bùn để so sánh. Cuộc sống hiện tại là con dấu và thân trung ấm là bùn. Kiểu dáng của con dấu là nghiệp. Bây giờ con dấu được ấn xuống bùn, dạng hình của nó hay kiểu nghiệp được hoàn đổi chính xác.

Người khác thì so sánh nó như chơi bi-da. Bạn thụt một trái banh để đẩy một nhóm banh khác làm nó rãi rác khắp mọi hướng; nhưng viên bi bạn dùng để thụt dừng ngay tại điểm chết (dead stop) khi va chạm mạnh. Hướng di chuyển của banh tùy thuộc vào cách đánh -- ví dụ, có đánh xoáy hay không--và còn tuỳ thuộc vào xung lực mà nó tác động trên những quả banh khác. Tương tự, khi ấn cái dấu vào bùn, dấu ấn nằm lại sau khi con dấu được lấy đi, thế có bản thể nào mất đi không? Không phải một cách đơn giản là " đặc tính" của con dấu; sự hoán đổi của nó với bùn, được giữ lại hay sao?

NGƯỜI HỎI THỨ BẢY: Nhưng có một số thực thể phải chết. Nếu không, làm sao ta có thể nói là ta có thể trở thành một cái gì đó trong lần tái sinh kế đó, mà nó lệ thuộc vào cách sống hiện tại của ta?

LÃO SƯ: Tái sinh không liên quan gì đến việc chuyển bản thể mà nó là sự tiếp nối của một quá trình. Phật dạy," tái sinh phát xuất từ hai nguyên nhân: tư niệm cuối cùng của đời trước như nguyên tắc điều khiển của nó và những hành động của kiếp trước như nền tảng của nó. Sự ngưng tư niệm cuối cùng được hiểu là chết, sự xuất hiện tư niệm đầu tiên là tái sinh."

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Giả sử một người sống một cuộc sống xấu xa nhưng đã ăn năn trên giường bệnh và làm sạch tội lỗi bằng nghi thức cuối cùng hay bằng những cách khác.Ta có thể lừa nghiệp của ta theo cách này hay cách khác bằng cách kiểm soát chặc chẻ tư niệm cuối cùng được không?

LÃO SƯ: Không, gánh nặng tội lỗi không thể tránh được và sự bám víu vào cuộc sống của một người bình thường khiến anh ta không đủ sức chống lại nghiệp lực của mình. Ðối với một phàm phu, việc ấy không dễ dàng như buôn lậu một mặt hàng vào một nước khác, khi đến kiểm tra hải quan, anh ta không nhận hàng đó là của mình. Tuy nhiên, để làm dể dàng chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, nghi thức cuối cùng được đảm nhận bởi một tu sĩ có thể làm giảm cảm giác tội lỗi của người đang hấp hối , bởi những sai lầm, vi phạm trong quá khứ lúc này sẽ hiện ra với áp lực đè nặng lên tâm lúc sắp chết.

NGƯỜI HỎI THỨ TÁM: Ở đám tang Phật tử các sư thực hiện chức năng giống như một linh mục Thiên chúa giáo hay một giáo sĩ Do thái phải không?

NGƯỜI HỎI THỨ CHÍN: Tôi đã có lần tham dự một đám tang của một Phật tử , nó rất khác những đám tang tôi từng tham dự. Thay vì ca tụng cá tính của người đã khuất, tu sĩ nói thẳng với linh hồn của người chết. Tại sao ông ta làm điều đó?

LÃO SƯ: Mục đích chính của đám tang Phật tử không phải là an ủi gia đình người chết--mặc dầu nó có một ý nghĩa tương tự như vậy--mà để đánh thức chân tánh của người chết. Khi-chết, thức lià khỏi thân,trụ vào cỏi trung giới, hiện hữu dưới hình thức đặc biệt gọi là thân trung ấm. Thân này thoát khỏi mọi giới hạn và có năng lực cảm nhận rất lớn mà tâm bình thường của người sống không có được. Vì vậy theo nghĩa đen tang lễ và những thủ tục sau đó là cơ mayđể giác tỉnh thần thức của người chết và giải thoát người đó khỏi những trói buộc của sinh tử. Nếu vị thầy tinh thần củakẻ quá cố hiểu rõ những diễn biến tâm linh của người chết và người thầy đó có định lực mạnh mẽ, đám tang sẽ diễn ra trong sự trang nghiêm và những người tham dự dể có cảm giác sợ hãi. Trong giọng nói như sấmvang, như bốc lửa, vị thầy thuyết pháp để khai thị cho thần thức của người chết .Âm thanh đó được phát ra từ năng lực giác ngộ của ông, có sức mạnh xuyên thủng và chấn động đến tam thiên đại thiên thế giới. Thêm vào đó là tiếng chuông run, tiếng cồng đánh , tiếng xập-xoã đập chan chát vào nhau, và tiếng trống trổi lên trong nhịp điệu hùng hồn và kích động, sau đó là Bát Nhã Tâm Kinh được tụng đi tụng lại nhiều lần với nổ lực không ngớt để đánh thức giác tâm của kẻ chết. Mục đích của bài tâm kinh này là để nhắc đi nhắc lại " Sắc tức thị không, không tức thị sắc". Tất nhiên cũng còn một số nghi thức khácđược thực hiện trong đám tang và sau đó vào những ngày giỗ. Vì thời thời gian quan trọng là trong bốn mươi chín ngày đầu nên việc cúng lễ được thực hiện mỗi ngày suốt trong tuần đầu và sau mỗi tuần một lần, gọi là "thất". Sau bốn chín ngày hay bảy thất, việc cúng lễ có thể kéo dài đến năm thư ba, thứ bảy, thứ mười ba.v.v… đến năm mươi năm.

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI: Thế còn về thiền sư thì thế nào? Nếu lễ tang của ông được tổ chức, thì ai đứng ra làm lễ?

LÃO SƯ: Thường là người có sức mạnh tâm linh cao hay đồng giáo phẩm.

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI: Nhưng vì ông ta đã đắc ngộ, mục đích của việc thực hiện các nghi thức tang lễ là gì?

LÃO SƯ: Ngộ không phải là trạng thái tĩnh. Nó có khả năng mở rộng không ngừng. Việc tổ chức tang lễ và cúng kị sau đó là để biểu lộ sự tôn kính đối với người đã khuất và việc cúng lễ được dùng như phương tiện để duy trì và kéo dài mối liên hệ giữa người chết và người sống.

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI MỘT: Nếu người ta có thể mang theo những thứ đã học hỏi được của đời trước sang kiếp sau, tại sao người ta phải học lại cách quan hệ với thế giới khách quan?

LÃO SƯ: Ðể trả lời cho câu hỏi của bạn cần một sự giải thích dài dòng. Theo triết lý Phật giáo, toàn thể vũ trụ không là gì khác ngoài ý thức và không gì tồn tại ngoài tâm. Thức được chia làm chín bậc. Sáu thức đầu là phát sinh do sự xúc chạm giữa sáu căn và sáu trần tạo thành ý thức-kinh nghiệm cá nhân, và tâm-thân sinh ra và chết đi.

Thức thứ bảy, tám, chín không bị hư hoại khi thân tứ đại tan rã. Thức thứ bảy còn gọi là mạt na thức , là nhận thức về sự hiện tồn của một bản ngã thống nhất. Ở thức này, mọi cảm thọ của sáu thức đầu được chuyển đến thức thứ tám gọi là A lại đa thức hay kho chứa, nơi mọi hành vi, suy nghĩ hay cảm giác được ghi lại từng lúc từng lúc.

Thức thứ chín là ý thức trong sáng, vô tướng-- chân tánh của ta. Nó quan hệ mật thiết với thức thứ tám đến nổi hầu như không có sự khác biệt nào giữa hai thức này . Nó có thể được so sánh với một đại dương mênh mông, ở đó mỗi cuộc sống cá nhân là ngọn sóng trên mặt.

Hãy nhìn vào biểu đồ này.

Theo ý nghĩa nào đó, thức thứ tám (A la đại) hay " kho" kinh nghiệm, là cơ sở của cá tính và nhân cách vì nó không ngừng gieo mầm những hành động mới, phát sinh những tư niệm khác nhau và cách ứng xử khác nhau. Nhưng khi những tư niệm, hành vi ứng xử này thay đổi chất lượng kho chứavì chúng vứa hiện hành vừa huấn tập tạo thành những chủng tử mới. Nghiệp--bao gồm hành động và phản ứng (kể cả suy nghĩ và lời nói)--không ngừng phát triển và tích lũy, ứng với duyên mà sinh ra những hành động mới--chúng không chỉ là quả mà còn là mầm của nhân. Tiến trình này, ngay khi được phân ra từng đoạn cũng diễn ra một cách tương tục đến vô tận. Vasubandhu mô tả nó như , một " đoạn cong của một thác nước: chủng tử sinh ra hành động hiện tại, hành động hiện tại tác động lên chủng tử; tam giác được hình thành; nhân quả thành là một."

Biểu đồ này sẽ làm rõ hơn:

Liên hệ đến câu hỏi của bạn, dù cá tính của ta mang vào kiếp sau bao gồm những khuynh hướng, năng khiếu nghề nghiệp, nhưng một người bình thường không có khả năng nhớ lại kiếp trước hay ý thức các sự kiện xảy ra trong quá khứ với những chi tiết nối kết nhau một cách mạch lạc. Ðơn giản là nó trốn hay ẩn nấp trong vô thức, nơi mà sau này có thể hoặc không thể moi ra, chuyển vào ý thức tỉnh thức. Ðó là lý do tại sao trẻ em phải dành thời gian niên thiếu học lại các quan hệ với thế giới khách quan. Ở một chừng mực nào đó chúng là những con người xa lạ trong một thế giới xa lạ.

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI MỘT: Tuy có những đứa bé khôn trước tuổi mà chúng ta thường gọi là "cụ non", điều gì khiến chúng như thế?

LÃO SƯ: So với những đứa trẻ bình thường, những đứa bé này mang vào đời nhiều ký ức của một hay nhiều đời trước, do đo chúng không ngoan hơn và không cần phải học lại nhiều.

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI HAI: Những gì thầy đang giải thích thật là thú vị. Nhưng trong cuốn Ba trụ thiền nói Ðức Phật từ chối trả lời những câu hỏi về điều gì sẽ xảy ra trong kiếp sau, vì chúng không liên quan đến giác ngộ hay cuộc đời tu tập. Tại sao thầy lại làm những điều mà đức Giáo chủ của thầy không làm?

LÃO SƯ: Nếu bạn đọc lại đoạn đoạn ấy kỹ càng, bạn sẽ hiểu rằng đó là một vị thánh, một người hoàn toàn được giải thoát chứ không phải là một con người phàm tục mà chúng ta đang bàn luận. Do đó Ðức Phật không muốn rằng vị ấy hiện hữu hay không hiện hữu sau khi chết. Tại sao như vậy? Ngài nói: " "tái sinh" hay "không tái sinh" hay " cả tái sinh lẫn không tái sinh hay không tái sinh lẫn không không tái sinh" chẳng liên quan gì đến đạo giải thoát… Thánh nhân giải thoát khỏi những ràng buộc của khuôn mẫu, là vô cùng vô tận, bất khả tư lường, giống như đại dương mênh mông vậy."

Anh có một điểm, theo tôi đó là lòng tử tế lẩm cẩm như của một bà già, khi tiếp đón những câu hỏi về cuộc sống sau khi chết từ đám thính giả này. Ðiều khẩn thiết tìm ra "Ta là ai?" quan trọng hơn là biết cái gì xảy ra sau khi chết. Ðối với tôi, về vấn đề này, thật là khá lầm lẩn khi tôi cho rằng tôi có thể thành công chuyển tải tinh thần thiền thực sư đến với qúi vị trong bối cảnh này. Tại sao tôi nói điều đó? Vì mọi thứ ở đây phức tạp và đối kháng với tôi. Khi học viên đến trung tâm Rochester họ khúm núm, có thể nói như thế. Họ tỏ ra khiêm tốn và cởi mở và cũng vì họ tôn trọng quyền hạn của tôi nên họ chấp nhận cách tôi đối xử với họ, nếu không họ sẽ bỏ đi. Nếu họ không cảm thấy một nhu cầu bức bách để biến đổi cuộc đời họ, họ đã không đến. Nhu cầu đó, sự khiêm tốn và cởi mở mà nó tạo ra, làm tôi có thể giúp họ.

Nhưng khi tôi hiện diện trước qúi vị, những sinh viên, giáo sư. Tôi đến với đám đông thính giả mà phần lớn chỉ tò mò về thiền. Tôi bắt buộc phải hoạt động trong giới hạn của bầu không khí mang những tiêu chuẩn kinh viện hơn là thiền. Ví dụ, giả sử tôi từ chối trả lời những câu hỏi của qúi vị về tái sinh hay đứng lặng yên để đáp lại những câu hỏi khác hoặc trả lời theo kiểu " nướng không bánh". Lẽ nào giáo sư S--, người mời tôi đến đây, lại không có những than phiền và có thể cho là tôi không xứng đáng để nhận tiền của ông." Chúng ta quyên góp một số tiền thù lao cho Trung tâm của lão sư chỉ để ông ngồi trước chúng ta câm như hến hay sao? ". Hay nếu tôi đã kích cái ngã của quí vị, ông ta có thể trách "Tôi không mời ông đến đây để sỉ nhục hoặc chưởi mắng học sinh tôi."

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI HAI: Còn về Bồ đề đạt ma thì sao? Ngài đi từ Ấn độ đến Trung hoa bằng thuyền và chậm đến Trung hoa [cười]. Hành trình của ngài có vẻ nhiều hiểm nguy hơn là thầy đến với hội thảo này.

MỘT GIỌNG NÓI: Thế tại sao Bồ đề đạt ma đến Trung hoa, còn thầy lại đến đây?

LÃO SƯ: Tôi không biết.


 

---o0o---




tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương