ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)



tải về 0.52 Mb.
trang42/49
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.52 Mb.
#20107
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   49
Phải đối xử với các loài vật thế nào?

- Các loài vật cũng như ta, là tạo vật Thiên Chúa dựng nên. Ta cần để ý chăm sóc chúng, vui có chúng như Thiên Chúa vui trong các thụ tạo của Người. [2416-2418, 2456-2457]

  • Các loài vật cũng là loại thụ tạo có cảm giác. Hành hạ chúng và đánh đập chúng đau, giết chúng vô cớ đều là tội. Tuy nhiên không ai được yêu loài vật hơn là yêu người thân cận.

  1. Tại sao Hội thánh có những học thuyết riêng về xã hội ?

- Vì mọi người đều là con cái Thiên Chúa, đều có một phẩm giá ngang nhau, nên Hội thánh có những học thuyết riêng cho con người, để phẩm giá họ được tôn trọng. Hội thánh công nhận quyền tự trị của chính trị và kinh tế, tuy nhiên, khi chính trị và kinh tế xâm phạm  đến phẩm giá của con người thì Hội Thánh phải can thiệp. [2419-2420, 2422-2423]

  • Những vui mừng và hy vọng, những buồn sầu và lo lắng của con người thời nay, nhất là của người nghèo, cũng là những vui mừng và hy vọng, những buồn sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô. (Công đồng Vatican II, Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, mở đầu). Học thuyết xã hội của Hội thánh lấy câu này để áp dụng cụ thể. Hội thánh đặt câu hỏi: làm thế nào chúng ta gắn kết trách nhiệm của chúng ta để làm cho mọi người sống sung túc và được đối xử công bằng, kể cả những người không phải Kitô hữu? Quan niệm sống về đời sống cộng đồng giữa mọi người, về các thể chế chính trị, kinh tế và xã hội cốt tại gì? Đường lối hướng dẫn Hội thánh dấn thân cho hòa bình là tình yêu người, đặt nền móng trên tình yêu Chúa Kitô đối với nhân loại.

  1. Học thuyết xã hội của Hội thánh phát triển thế nào ?

- Học thuyết xã hội của Hội thánh phát triển vào thế kỷ XIX, để đáp ứng vấn đề giữa chủ nhân và công nhân. Kỹ nghệ hóa dẫn đến gia tăng thịnh vượng, nhưng giới chủ nhân lợi dụng để gia tăng lợi tức, còn giới công nhân trở nên nghèo khổ, mất hết quyền lợi. Từ tình huống này, lý thuyết Cộng sản ra đời, họ cho rằng không thể dung hòa giữa 2 tầng lớp công nhân  lao động và chủ nhân tư bản, nên phải có đấu tranh giai cấp để giải quyết. Ngược lại, Hội thánh cổ vũ một sự cân bằng xã hội chính đáng giữa lợi tức của giới công nhân và chủ nhân. [2421]

  • Hội thánh đã can thiệp để tất cả giới công nhân chứ không phải chỉ một số chủ nhân, có thể cùng được hưởng một hình thức sung túc mới nhờ việc kỹ nghệ hóa và cạnh tranh kinh tế. Hội thánh chấp thuận việc thành lập các nghiệp đoàn và đòi hỏi Nhà Nước phải bảo vệ giới thợ thuyền khỏi bị khai thác bằng các luật và phải có một hệ thống an ninh xã hội, để bảo đảm cho thợ và gia đình họ trong trường hợp bệnh tật và nghèo khổ.

  • Tư bản không thể thiếu nhân công, nhân công không thể thiếu tư bản. Chủ không thể thiếu thợ, thợ không thể thiếu chủ. Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, TĐ Rerum novarum, 1891

  1. Kitô hữu có buộc can thiệp vào các việc chính trị và xã hội không ?

- Đây là một nhiệm vụ đặc biệt của người giáo dân Công giáo. Giáo dân can dự vào việc chính trị, kinh tế, xã hội, phù hợp với tinh thần của Phúc âm: bác ái, sự thật, công bằng. Học thuyết xã hội của đạo Công giáo đã cung cấp những chỉ thị rõ ràng về vấn đề này. [2442]

  • Dấn thân vào một đảng chính trị không phù hợp với nhiệm vụ của giám mục, linh mục và tu sĩ. Các ngài phải lo phục vụ tất cả cộng đồng.

  • Thật là thích hợp để nhấn mạnh đến vai trò nổi bật thuộc về giáo dân, cả nam lẫn nữ...Chính nhiệm vụ của họ đã làm sôi động lên các thực tại trần thế bằng việc dấn thân Kitô hữu, qua đó, họ tỏ ra rằng, họ là những chứng nhân và tác nhân của công lý và hòa bình. Chân phước Gioan Phaolô II, Sollicitudo rei socialis

  1. Hội thánh nói gì về dân chủ ?

- Hội Thánh hỗ trợ dân chủ, vì đó là hệ thống chính trị  có điều kiện tốt nhất để người dân được bình đẳng trước pháp luật và quyền con người được bảo đảm. Nhưng dân chủ thực sự không phải chỉ do đa số nắm quyền tối cao, dân chủ chỉ có thể có, khi Nhà Nước công nhận những quyền căn bản Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người, và Nhà Nước phải bảo vệ những quyền ấy, nếu cần Nhà Nước phải chống lại quyết định của đa số. [1922]

  • Lịch sử dạy rằng ngay dân chủ cũng không đem lại sự bảo vệ tuyệt đối chống lại những xâm phạm đến quyền con người và phẩm giá con người. Dân chủ luôn có nguy cơ biến đổi thành độc tài của đa số trên thiểu số. Dân chủ tự nó không thể bảo đảm những nguyên tắc chi phối sự có mặt của nó. Vì thế Kitô hữu phải đặc biệt quan tâm để người ta không làm xói mòn các giá trị mà không có nó dân chủ không thể bền vững đựơc.
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương