ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)



tải về 0.52 Mb.
trang39/49
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.52 Mb.
#20107
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   49
Hội thánh chống lại những đôi hôn phối không có bí tích Hôn phối thế nào ?

- Người Công giáo không có hôn nhân, nếu chưa cử hành nghi lễ Hôn phối. Trong nghi lễ đó, Chúa Giêsu đến với đôi vợ chồng, Người ban dồi dào phúc lành trên họ. [2390-2391]

  • Đôi khi có những người lớn tuổi nghĩ rằng mình phải khuyên đám trẻ ngày nay từ bỏ nghĩ đến một hôn nhân “suốt đời và trong bộ áo trắng”. Đối với họ hôn nhân chỉ cốt tại việc tập hợp công cộng, có những lời hứa không thể giữ được về của cải, về dự tính, về ý định tốt. Không thể được. Hôn nhân Kitô giáo không phải chuyện bịp bợm, mà là quà tặng đẹp nhất Thiên Chúa đã tưởng tượng ra cho đôi tình nhân. Thiên Chúa đến thắt dây nối kết họ rất bền chặt, mà không người đời nào có thể làm được. Chúa Giêsu đã nói: “Không có Thầy anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5), lời này luôn có mặt thường xuyên trong bí tích Hôn nhân. Chính sức mạnh tình yêu của Chúa luôn luôn ở đó, ngay cả khi theo bên ngoài, sức mạnh của đôi tình nhân đã cạn kiệt. Vì thế bí tích Hôn nhân khác hẳn với việc chỉ là một thủ tục giấy tờ. Bí tích Hôn nhân như một cái xe của Chúa luôn sẵn ở đó mà đôi tình nhân luôn có thể bước lên – một cái xe có đủ xăng nhớt để đưa vợ chồng, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, đi cho tới đích của tất cả những gì họ khao khát. Bởi vậy, Hội thánh mời các bạn trẻ cách đặc biệt chống lại dứt khoát và mạnh mẽ cái áp lực xã hội của tất cả những người hôm nay đang coi việc quan hệ tình dục là không quan trọng, không cần đựơc liên kết bằng những cam kết trước hoặc ngoài hôn nhân.

  • Có thì nói có, không thì nói không, thêm bớt là do sự Dữ mà ra. Mt 5,37

  • Anh nhận em làm vợ của anh, và hứa giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh. Nghi thức Hôn phối

     

    Điều răn thứ 7: Chớ lấy của người





  1. Điều răn thứ 7 đòi buộc những gì ?

- Điều răn thứ 7 không những cấm lấy gì của người khác, nó cũng đòi quản trị cách ngay thẳng và phân phát của cải dưới trần gian cách công bằng nữa. Nó điều chỉnh vấn đề tư hữu và phân chia những lợi tức phát sinh do lao động của con người. Sự phân chia bất công những nguyên liệu cũng bị điều răn thứ 7 tố giác. [2401]

  • Thực ra điều răn thứ 7 chỉ cấm cầm giữ bất công của gì của người khác. Đồng thời cũng thúc đẩy mọi người cố gắng làm cho thế giới công bằng hơn, có tính xã hội hơn, và quan tâm đến việc phát triển thế giới lành mạnh. Điều răn thứ 7 tuyên bố rằng vì có đức tin ta có bổn phận dấn thân vào việc bảo vệ công cuộc tạo dựng và vào việc gìn giữ các tài nguyên thiên nhiên.

  • Dù Chúa Giêsu giầu, nhưng đã ra nghèo vì ta, để ta trở nên giàu nhờ sự nghèo của Người. 2 Cr 8,9

  • Nếu không có của tư hữu thì cũng chẳng có niềm vui khi cho. Như thế, không ai còn có thể có niềm vui khi được giúp cho bạn bè khỏi nghèo túng, cho người qua đường, cho người đau khổ. Aristote

  • Trong Thông điệp về xã hội Populorum Progressio, Đức Phaolô VI long trọng nhắc lại rằng: “Kinh tế là để phục vụ con người”, và ngài không thừa nhận một chế độ coi “lợi nhuận như lý do cốt yếu của tiến bộ về kinh tế, coi cạnh tranh như luật tối thượng để tiến bộ về kinh tế, coi tư hữu các của cải để sản xuất như là luật tuyệt đối, không có gì giới hạn cũng như xã hội không có nghĩa vụ nào tương ứng để giới hạn.” Populorum Progressio 26

  1. Tại sao quyền tư hữu không được là quyền tuyệt đối ?

- Quyền tư hữu không là quyền tuyệt đối, và vô điều kiện, vì Thiên Chúa dựng nên trái đất và mọi sản vật trong đó cho tất cả mọi người trong nhân loại. [2402-2406, 2452]

  • Những ai được “sở hữu” những phần của cuộc sáng tạo bởi vì họ đã có được cách hợp pháp do lao động của họ, hoặc được do thừa kế hay ban tặng, cần phải biết rằng quyền tư hữu một tài sản đòi buộc người nắm giữ phải mưu ích cho xã hội. Đồng thời, Hội thánh chống lại những người suy ra từ bổn phận xã hội của những người có tư hữu rằng: quyền tư hữu không thể tồn tại được, và tất cả đều thuộc về hoặc là mọi người, hoặc là Nhà Nước. Mọi người chủ sở hữu một của cải theo như Đấng Tạo Hóa muốn, họ chăm sóc cẩn thận, họ phân phối các lợi ích để mỗi người đều được hưởng phần xứng đáng, chính người chủ đó đang hành động theo trật tự của Đấng Sáng Tạo.
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương