I. Môi trường tài chính ở Việt Nam


II. Tổng quan về ngành ngân hàng



tải về 0.56 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu06.03.2022
Kích0.56 Mb.
#51191
1   2   3   4   5
Tổng quan về ngành tài chính Việt Nam
Phụ lục

II. Tổng quan về ngành ngân hàng:


1. Ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại trong nước của Việt Nam và quy mô tài sản của từng ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài và hoạt động của họ tại Việt Nam, và tình hình của Ngân hàng Trung Quốc tại Việt Nam

Cơ cấu hệ thống tài chính quốc gia Việt Nam: Ngân hàng Trung ương, một số ngân hàng thương mại lớn, thị trường chứng khoán và chứng khoán, ngành trái phiếu, v.v.

2.1. Ngân hàng Trung ương

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước; có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

2.2. Các tổ chức tín dụng

Các ngân hàng thương mại: Ở Việt Nam, tính đến đầu năm 2013, có 5 ngân hàng thương mại quốc doanh (trong đó 4 ngân hàng đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn chiếm cổ phần chi phối, còn lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa được cổ phần hóa) chiếm khoảng 42,8% tổng tài sản, 34 ngân hàng cổ phần chiếm 42,1%, 4 ngân hàng liên doanh và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài chiếm 11,8%, còn lại khoảng 3,3% tổng tài sản là các tổ chức tín dụng khác.

Ngân hàng chính sách xã hội: Ngân hàng Chính sách Xã hội (VBSP) được thành lập năm 2002 nhằm thực hiện nhiệm vụ cấp tín dụng cho các đối tượng chính sách. Tiền thân của ngân hàng này là Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập năm 1995, đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Theo Báo cáo Thường niên 2011 của VBSP, tổng tài sản cuối 2012 của ngân hàng đạt 107.447 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng là 103.731 tỷ đồng; vốn và các quỹ gần 19.500 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng.

Các công ty tài chính: Tính đến đầu 2013, Việt Nam có 18 công ty tài chính trực thuộc các tổng công ty lớn với tổng vốn điều lệ đạt hơn 18.000 tỷ đồng. Các công ty tài chính này hoạt động chủ yếu nhằm để dàn xếp tài chính cho các tổng công ty mà nó trực thuộc. Ngoài ra trước năm 2003 còn có Công ty tài chính Sài gòn là một đơn vị độc lập không thuộc bất kỳ một tổng công ty nào. Nhưng do những hạn chế của mô hình này hiện đã chuyển thành Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á. Ngoài ra, hiện tại Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí (PVFC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng đang dàn xếp các thỏa thuận để hợp nhất với Ngân hàng TMCP Phương Tây (WTB) và dự kiến sẽ có tên là Ngân hàng Đại Chúng.

Các công ty cho thuê tài chính: Việt Nam có 12 công ty cho thuê tài chính với tổng vốn điều lệ khoảng 2.600 tỷ đồng tính đến giữa 2011. Phần lớn các công ty cho thuê tài chính này là thuộc các ngân hàng thương mại, chủ yếu là các ngân hàng quốc doanh. Trong đó, mỗi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có đến 2 công ty cho thuê tài chính trực thuộc. Nhìn chung hoạt động thuê mua tài chính còn nhiều hạn chế. Tổng số cho thuê của các công ty này có một phần không nhỏ là tài sản của các ngân hàng mẹ thuê.

Các quỹ tín dụng: Đến đầu 2013, Việt Nam có 1 Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương và hơn 1.000 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Trong khi quy mô của Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương tương đương với một NHTM cổ phần lớn thì quy mô của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở lại rất nhỏ. Ngoài ra còn một số loại hình tổ chức tài chính khác hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng là các công ty quản lý tài sản, các tổ chức cầm đồ… Tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổng dư nợ cho vay của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đạt trên 3 triệu tỷ đồng, xấp xỉ 115% GDP. Tổng tài sản của các tổ chức tín dụng đạt gần 5,2 triệu tỷ đồng, với vốn tự có gần 420.000 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ khoảng 394.000 tỷ đồng.

2. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam và số liệu thay đổi tỷ lệ nợ xấu trong 5 năm qua.



Quan sát BCTC của 27 ngân hàng niêm yết có thể thấy tỷ lệ nợ xấu nội bảng tính đến 30/6/2021 ở đa số các nhà băng đều giảm so với cuối năm 2020. Nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu rất thấp Techcombank, MB, Vietcombank hay VIB. Đây đều là những ngân hàng được thị trường đánh giá cao về chất lượng tài sản trong vài năm trở lại đây.

Việc Techcombank và MB có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn cả Vietcombank là một tín hiệu mới, cho thấy nhóm ngân hàng thương mại tư nhân đã đặt chú trọng nhiều hơn vào quản trị rủi ro.

Một số ngân hàng thương mại tư nhân khác như TPBank, HDB, Lienvietpostbank cũng có tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/6/2021 khá thấp, chỉ từ 1,1-1,3%. Đáng chú ý, một số ngân hàng từng có tỷ lệ nợ xấu ở diện cảnh báo, vượt quy định của NHNN như Kienlongbank, NCB đều đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống khá thấp lần lượt là 1,08% và 1,4%. Điều này đến từ việc đẩy mạnh quá trình xử lý tài sản đảm bảo, xử lý nợ xấu của các nhà băng.

Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nửa đầu năm 2021 là ABBank (2,3%), PGBank (2,7%), Bản Việt (2,8%) hay VPBank (3,4%) dù mức tăng trưởng tín dụng của nhóm này đều khá cao như Bản Việt là 11,6%, VPBank là 6,8%, ABBank là 5,6%, PGBank là 2,4%.

Đáng chú ý, tính đến 30/6/2021, nợ xấu nhóm 4, 5 của một vài đơn vị tăng mạnh so với cuối năm 2020. Điều này có thể đến từ sự khác biệt trong áp dụng Thông tư 03 của NHNN về cơ cấu lại nợ, lựa chọn tỷ lệ trích lập dự phòng với dư nợ được tái cơ cấu.

Một số ngân hàng lớn tăng mạnh nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) như Vietinbank tăng tới 103% và chiếm tới trên 80% tổng nợ xấu của ngân hàng; Vietcombank cũng tăng tới 19%, chiếm 75% tổng nợ xấu; MB tăng 145%, chiếm 50% tổng nợ xấu.

Ngoài ra, một số ngân hàng thương mại có quy mô tài sản nhỏ hơn nhưng nợ nhóm 4,5 tăng khá cao như: SHB nợ nhóm 5 tăng 29%; HDBank nợ nhóm 5 tăng 31%; ABBank nợ nhóm 5 tăng 40% hay NamABank nợ xấu nhóm 5 cũng tăng tới 100%; PGBank nợ nhóm 4 tăng 100%; Vietbank nợ nhóm 4 tăng 100%.

Tuy tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng đa phần các ngân hàng đều tăng mạnh trích lập dự phòng trong nửa đầu năm. Các ngân hàng có quy mô tài sản lớn, dẫn đầu hệ thống có xu hướng tăng mạnh trích lập dự phòng.



Ngược lại các ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, có mức trích lập dự phòng rủi ro vốn thấp lại tiếp tục giảm trong nửa đầu năm 2021 như BacABank, Bản Việt, VietABank, NCB. Đây đều là những ngân hàng dẫn đầu trong bảng tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm như: NCB, Bản Việt đều có mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 6 tháng lần lượt là 400% và 440%, Kienlongbank là 400%, MSB là 200%.

Tuy nhiên, cũng có một số ngân hàng nhỏ như Saigonbank, SeABank, Eximbank, PGBank đã tỏ ra thận trọng hơn với nợ xấu khi tăng mạnh trích lập dự phòng trong nửa đầu năm 2021 so với cùng kỳ 2021. Nhưng dù có tăng mạnh trích lập dự phòng thì tỷ lệ bao phủ nợ xấu của nhóm này vẫn rất thấp như PGBank tỷ lệ bao phủ nợ xấu chỉ 33%; Bản Việt là 44%, VietBank là 53%, Saigonbank là 53%...

Việc tăng mạnh trích lập dự phòng cho thấy các ngân hàng đang thận trọng hơn với nợ xấu. Lãnh đạo Vietcombank cho biết nhà băng này sẽ là đơn vị đầu tiên hoàn thành trích lập nợ tái cơ cấu mà không cần tới 3 năm như Thông tư 03. Đây cũng là ngân hàng có tỷ lệ bao nợ xấu lớn nhất với 350%.

Một số ngân hàng tư nhân cũng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu khá cao như: Techcombank là 259%, MB là 236%, TPBank là 144%. VPBank là trường hợp cá biệt, có quy mô tài sản lớn, tỷ lệ nợ xấu cao nhưng tỷ lệ bao nợ xấu lại rất thấp, thuộc nhóm 5 ngân hàng có tỷ lệ bao nợ xấu thấp nhất.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu được dùng để đánh giá khả năng phòng thủ của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu. Vì vậy ngân hàng nào có tỷ lệ bao phủ nợ xấu càng cao thì rủi ro càng thấp và số dự phòng này có thể được hoàn nhập khi ngân hàng thu hồi được nợ xấu.

Việc tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận ngân hàng và ngược lại giảm trích lập dự phòng sẽ làm bức tranh lợi nhuận nhìn có vẻ sáng sủa hơn về ngắn hạn. Nhưng về dài hạn, có thể lợi nhuận chỉ là ảo khi "ăn" vào trích lập dự phòng rủi ro.

Theo quy định tại Thông tư 03 của NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các ngân hàng có thể lựa chọn phương án trích lập dự phòng rủi ro với mức tối thiểu 30% trong năm 2021. 70% còn lại có thể trích lập tiếp vào các năm 2022, 2023. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng lựa chọn trích lập phần lớn hoặc toàn bộ dự phòng rủi ro cho các khoản vay đã quá hạn thay vì áp dụng Thông tư 03. Lựa chọn này có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng trong ngắn hạn nhưng về dài hạn thì lại có lợi hơn so với nhóm còn lại.



tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương