ĐẠi cáo bình ngô Nguyễn Trãi I/ Kiến thức cơ bản 1/ Hoàn cảnh sáng tác


Phần 3: Quá trình phản công và những thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn



tải về 33.33 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu09.03.2024
Kích33.33 Kb.
#56767
1   2   3   4
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ

3. Phần 3: Quá trình phản công và những thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
-Hình tượng người anh hùng Lê Lợi: Được khắc họa trong những ngày đầu của cuộc đấu tranh vô cùng gian khổ, trong ông có sự kết hợp hài hòa giữa một con người bình thường và thủ lĩnh nghĩa quân, ông chính là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Qua hình tượng LL, Nguyễn Trãi cũng đã nói lên tính chất của cuộc chiến đấu chống quân Minh, đó là cuộc chiến tranh nhân dân.
Ta đây
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Đại từ “ta” đặt ở đầu đoạn văn như một lời khẳng định, thể hiện rõ lai lịch, nguồn gốc, xuất thân của người anh hùng Lê Lợi. Xuất thân từ nhân dân, nên chắc có lẽ hơn ai hết Lê Lợi hiểu được những nhọc nhằn và cả sự căm phẫn, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân - “căm thù giặc thề không cùng sống”.  Ta cũng thấy được tài năng, phẩm chất của ông trong việc tổ chức, tập hợp đoàn kết các lực lượng , đồng thời có phẩm chất của một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba.
« Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi»
Thái độ , quan điểm của LL, được thể hiện khá rõ nét ở đây , ông quyết không « đội trời chung», quyết « thề không cùng sống» với lũ giặc. Chính bởi vậy mà lãnh tụ LL đã phải « Đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận»…Đây cũng là sự tôi luyện qua những khó khăn thử thách, rèn luyện từ trái tim đến khối óc . Sự rèn luyện ấy diễn ra không phải một sớm một chiều, mà là diễn ra trong một thời gian dài « mười mấy năm trời». Qua đó cho thấy được sự bền gan vững chí , quyết tâm và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách , bởi trong ông lúc nào cũng canh cánh mối lo toan cứu nước , cứu dân.
-Những khó khăn buổi đầu của cuộc kháng chiến:
Thế nhưng dù có chủ soái giỏi, nhưng nghĩa quân ta lúc bấy giờ còn yếu kém về mọi mặt so với quân địch "Vừa lúc cờ nghĩa dấy lên
Chính là lúc quân thù đương mạnh",
về sĩ khí ta áp đảo quân thù, nhưng về mặt vật chất , quân số rõ ràng ta nằm ở thế yếu, mọi khó khăn chồng chất cứ đổ dồn trong buổi đầu dựng cờ khởi nghĩa khiến Lê Lợi phải "đau đầu nhức óc". Lại thêm thiếu người hiền tài đứng ra giúp nước
"Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu",
Đồng thời ta còn thiếu cả binh sĩ tham gia khởi nghĩa
"Trông người người lại càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi".
Trong khi đó, quân giặc vẫn ngày đêm tàn sát nhân dân, vơ vét của cải, không chuyện ác nào không làm, nước đã mất đến nơi, đến độ khiến Lê Lợi lo lắng, mất ăn mất ngủ, cảm thấy cần như "vội vã như cứu người chết đuối". Lương thực thì cạn kiệt, quân đội thì thưa thớt, giặc vẫn hoành hành , làm việc "hung đồ ngang dọc", phải nói khó khăn chồng chất khó khăn.
Nhưng với sự quyết tâm cứu nước, bằng lòng căm thù giặc sâu sắc, nghĩa quân ta bằng mọi cách để khắc phục khó khăn ban đầu. Hội tụ nghĩa quân, nêu cao tấm lòng chính nghĩa, đoàn kết "nhân dân bốn cõi một nhà", "tướng sĩ một lòng phụ tử". Vận dụng mưu lược trong chiến đấu "dùng quân mai phục", tinh thần anh dũng hi sinh "lấy ít địch nhiều", "lấy yếu chống mạnh", khiến cho mỗi trận đánh của quân dân ta đều sĩ khí bừng bừng, thu được nhiều chiến công vang dội. Nguyên nhân xuất phát bởi tấm lòng nhân nghĩa, những việc làm chính nghĩa của nghĩa quân

tải về 33.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương