ĐẠi cưƠng văn học dân gian chương I: những vấN ĐỀ CHUng văn học dân gian



tải về 36.34 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu03.12.2023
Kích36.34 Kb.
#55856
1   2   3   4
ĐẠI-CƯƠNG-VĂN-HỌC-DÂN-GIAN-KÌ-1-năm-2023 (1)
chiec luoc nga nguyen quang sang, góp phần giải sự tiếp thu nhiều mặt của thơ mới đối với thơ đường
Chương 6: CA DAO
I: Những vấn đề chung về thể loại
1: Khái niệm ca dao

  • Ca dao lấy từ thuật ngữ Hán Việt, “ca” là bài hát có chương khúc hoặc có âm nhạc kèm theo, còn “dao” là bài hát suông không cần nhạc đệm

  • Năm 1956 nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ kép “ca dao-dân ca” được nhiều công trình biên soạn tiếp nhận và sử dụng

  • Như vậy xét về bản chất thì ca dao và dân ca hầu như không có ranh giới rõ rệt. Song sau này trên thực tế, thuật ngữ ca dao có nội dụng hẹp hơn thuật ngữ dân ca.

  • Các nho sỹ tri thức ( trong một số bộ sưu tập ca tính dao từ tk 18 đến tk20 ) chỉ chú ý đến phần lời thơ

  • Có 3 cách hiểu:

+ Ca dao dân ca là hai thuật ngữ tương đương để chỉ 1 đối tượng là những câu hát dân gian có sự kết hợp lời và nhạc, gắn với diễn xướng, thể hiện sau sắc tính nguyên hợp của VHDG
+ Ca dao thường được hiểu là lời thơ của dân ca, khi tách rời ca ra khỏi điệu hát, khi phân biệt ca dao và dân ca về mặt diễn xướng
+ Ca dao – dân ca được sử dụng như một thuật ngữ kép

  • Cần chú ý đến tính độc lập tương đối của văn bản bởi nó giúp ta tập hợp tư liệu, nghiên cứu nd tư tưởng và giá trị thẩm mĩ thể loại, vừa cần chú ý đúng mức tới tính nguyên hợp về chức năng và nghệ thuật, tính ứng dụng nhiều mặt, âm nhạc và hoàn cảnh diễn xướng của lời ca

  • Các thành tố trong đặc trừng nguyên hợp

+ Lời ca: ngôn từ là một trong những tiền đề chủ yến cần thiết nhất cho sự ra đời của sáng tác thơ ca
+ Lối hát: tức là hình thức sinh hoạt ca hát hay phương thức diễn xướng

  • Định nghĩa: Ca dao là thơ ca dân gian tồn tại ở dạng lời thơ hoặc điệu hát, gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của nhân dân. Với bản chất chữ tình, ca dao có chức năng diễn tả một cách trực tiếp tâm hồn tình cản của nhân dân lao động

2 Đặc trưng thể loại
Đặc trưng thể loại được xác định trên 4 tiêu chí: nội dung phản ánh, chức năng thể loại, thi pháp thể loại, đặc điểm diễn xướng
2.1: Vấn đề tác giả của thơ ca dân gian và nội dung phản ánh

  • Tác giả là tập thể nhân dân lao động. Có thể đầu tiên đó là sáng tác của một cá nhân, rồi tác phẩm ấy sẽ được nhân dân lưu truyền, gìn giữ, sửa chữa, trình diễn qua thời gian và không gian

  • Nhân vật trữ tình trong thơ ca dân gian là những người dân lao động, người nông dân, người chài lưới, người tiều phu, người lính, người tiểu thương…

  • Vai trò rất quan trọng của các tri thức bình dân, nhà nho, các ông đồ, các nhà thơ đã đồng sáng tạo, nhuận sắc, cải biên

  • Thơ ca dân gian có nội dung phản ánh và biểu đạt rất rộng lớn. Những cách thức biểu hiện ấy dần dần hình thành hệ thống mỹ nghệ dân gian mang tính tập thể, tính nhân dân sâu sắc nhất

- Ca dao mang tính chất chung, phù hợp với tâm trạng, nỗi niềm, cảnh ngộ của nhiều người thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau mỗi bài ca dao lại có vè đẹp độc đáo riêng

2.2: Chức năng thể loại


- Chức năng biểu đạt tâm trạng trữ tình. Ca dao là nơi bộc lộ rõ nhất, là tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc. Ý nghĩa cơ bản của thơ ca chữ tình dân gian là biểu đạt những tư tưởng, tình cảm và cảm xúc của nhân dân. Giá trị độc đáo, không thể loại nào thay thế được của ca dao chính là ở bản chất trữ tình của nó

  • Ca dao diễn tả tâm trạng tình cảm của một số kiểu nhân vật trữu tình: người mẹ, người vợ, người con,… Gọi là kiểu nhân vật trữ tình vì các nhân vật trong ca dao không mang dấu ấn cá nhân tác giả như thơ trữ tình trong văn học viết mà thể hiện cảm xúc, tình cảm của một tập thể, một cộng đồng.

  • F.Heeghen: “Thơ ca dân gian ợp thành một trong những dòng chính của thơ trữ tình” (ở đây các nhân còn gắn với không tách rời với cộng đồng)

  • Đặc điểm dân tộc được thể hiện rất rõ trong bài hát dân gian của bất kì dân tộc nào. Rabisep, Puskin…

  • Các nhà nghiên cứu, các nhà nghệ sĩ Việt Nam đã từng đánh giá rất cao giá trị nhiều mặt của thơ ca dân gian Xuân Diệu, Chế Lam Viên…

  • Phân biệt chức năng thể loại giữa phương thức tựu sự, phương thức trữ tình

  • Nếu như trong các thể loại tự sự, cã hiện tượng và sự kiện chiếm vị trí chủ đạo ( ví dụ: thuyền thuyết lịch sử. truyện cổ tích ) thì trong thơ ca trữ tình sự biểu đạt những tư tưởng, tình cảm cảm xúc đóng vai trò đặc biệt quan trọng

  • Những tư tưởng tình cảm được biểu đạt trong ca dao không trừu tượng mà bằng phương thức nghệ thuật cụ thể. Mỗi người nghe từng nơi, từng lúc, từng hoàn cảnh đều soi được, tìm thấy ở ca dao một mảnh hồn mình trong đó

2.3: Thi pháp ca dao

  • Thi pháp ca dao: ngôn ngữ, thể thơ, các biện pháp nghệ thuật, không gian, thời gian nghệ thuật…

2.4: Đặc điểm diễn xướng
Hai hình thức cơ bản là hát cuộc và hát lẻ:

  • Hát cuộc: thường được tuân theo 3 chặng

+ hát chào, mời trầu, mời nước, đố hỏi thử tài
+ hát se kết ( còn gọi là hát kết, hát thương ) công thức đôi ta, tình anh
+ hát xa cách ( hát giã bạn, hát tiễn ) công thức người về
+ hình thức hát theo lề lối này rất phổ biến trên khắp mọi miền đất nước

  • Hát lẻ: ( hát ví vặt, hát ví lẻ )

+ hôm qua em mất quần thâm / hoa kia tươi tốt rườm rà
+ hình thức hát lẻ, hát tự do này cũng rất phát triển trong dân ca các dân tộc ít người
II: Nội dung ca dao người Việt

  • Có thể phân ca dao ra 3 nhóm lớn theo chức năng sinh hoạt: ca dao nghi lễ, ca dao lao động, ca dao sinh hoạt

2.1: ca dao nghi lễ

  • Ca dao nghi lễ gắn bó chặt chẽ với sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, với phong tục tập quán của từng vùng, từng tộc người nên thường được gọi là ca dao nghi lễ - phong tục

  • Các nhà nghiên cứu ước đoán rằng một số bài ca nghi lễ ra đời từ những thời kì phát triển rất sớm của lịch sử loài người, được tiến hành trong những giai đoạn quan trọng nhất của cuộc sống con người

  • Dân ca nghi lễ có 2 mảng chính : ca dao nghi lễ trong sinh hoạt cộng đồng và ca dao nghi lễ trong sinh hoạt gia đình

  • Ca dao nghi lễ trong sinh hoạt cộng đồng

  • Những bài ca khẩn nguyện gắn bó với lao động sản xuất. Đây là những bài ca cổ nhất. Tư liệu về mảng này không lưu lại được nhiều, được bảo lưu trong dân ca nghi lễ tế thần và một số phiến đoạn dưới dạng đồng dao hoặc trong ca dao các dân tộc ít người

Lạy trời mưa xuống


Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy bát cơm đầy
Lấy khúc cá to

  • Bài ca nghi lễ tế thần

  • Bộ phận dân ca nghi lễ có chức năng quan trọng. Hình tượng Sơn Tinh trong hát tế ở ở hội Rô, Thánh Giongs bài hát Ải Lao hoặc là những nhân vật anh hùng trong lịch sử ( Các bài hát Xoan về các nữ tướng Hai Bà Trưng, hát Dặm Hà Nam ca ngợi Lý Thường Kiệt, múa hát chèo Chải tưởng nhớ Lê Phụng Hiểu…)

2.2: Những bài ca nghi lễ trong sinh hoạt gia đình
Những bài ca nghi lễ trong sinh hoạt gia đình gắn với những mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi con người: ngày sinh, ngày cưới, ngày khao thọ, ngày làm nhà mới, ngày giỗ, ngày chết.

  • Tài liệu về mảng lễ ca này ở dân tộc Việt Nam hiện tại không nhiều. Miền Trung có Hò Bả Trạo ( hò đưa linh ) là một điệu múa hát chèo thuyền mang tính chất phong tục nghi lễ. Hát Bà Trạo cũng để thờ cúng cá Ông

  • Nhiều dân tộc ít người có hệ thống những bài ca hôn lễ, tang lễ, nhóm bài a cầu tự, chúc thọ, kéo dài tuổi thọ vô cùng phong phú đã từng bị “ quên lãng” nay đang trên đà được chọn lọc, sưu tầm, giới thiệu.



  • Xem video

Hát xoan (Phú Thọ ) kể thời vua Hùng dừng chân nghỉ ngơi có thấy lũ trẻ chăn trâu hát ….

  • Hát lễ: hát cho vua nghe, ngày lễ

  • Hát khoảng cách, hát hội: thường ở sân đình và nói về cuộc sống hàng ngày

  • Hát thờ: giọng điệu trang nghiêm trịnh trọng hát nghiêm túc

  • Được unesco công nhận là di sản phi vật thể nhân loại



  • Nét đặc sắc của hát xoan là điệu múa: tuân thủ động tác múa cổ từ xa xưa để lại

  • Đưa hát xoan vào trong nhà trường, học sinh thích thú, cố gắng học tập gìn giữ nét truyền thống

Hát Dặm quyển sơn ( Hà Nam ) hay còn gọi là hát dòng

  • Chỉ có ở làng Quyển Sơn

  • Trải qua gần 1000 năm có gắn với cây trúc, mang giá trị tinh thần, tâm linh

  • Sự tích ra đời: hát dặm không có nhạc cục kèm theo, chỉ có thanh tre để gõ tạo nên phách nhịp

  • Múa sử dụng quạt. Có bài hát sử dụng quạt giấy màu đỏ, lúc không múa thì để quạt vào thắt lưng

  • Hát dặm đang được đề nghị văn hóa phi vật thể Quốc gia

Dân ca quan họ Bắc Ninh



  • Có nhạc cụ tạo nên các điệu hát, lời hát gần gũi ( câu đối đáp, hỏi ,mời trầu mời nước, trao duyên, cuộc sống hàng ngày..)

  • Tuân theo 3 chặng: hát chào ( hỏi tên tuổi..) hát se kết



  • Nội dung : thuộc 50 câu ca dao ( phân tích vè đẹp thi pháp, nội dung )

III: Nghệ thuật ca dao
1 Ngôn ngữ trong ca dao
1.1: Đặc điểm chung: trước hết phải nói đến nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ dân tộc
- Ngôn ngữ trong ca dao giản dị đep đẽ, trong sáng, chính xác vì đã được chắt lọc qua hàng bao thế hệ, đẹp cả nội dung và hình thức giúp cho việc biểu lộ thế giới tâm hồn đa dạng, phong phú của con người, đã kết tụ những đặc điểm nghệ thuật tinh túy tuyệt vời nhất của tiến Việt và ngôn ngữ các tộc người khác
+ Sự kết hợp giữa ngôn ngữ nghệ thuật ( ngôn ngữ giàu chất thơ ) với ngô ngữ của đời sống, với lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng nhân dân
+ sự kết hợp giữa ngôn ngữ ca dao và ngôn ngữ thơ ca văn học viết
+ sự kết hợp tính dân tộc và tính địa phương
+ Sự xuất hiện các thành ngữ ( dựa trên đặc điểm nối thanh trong tiếng Việt )

  • Văn học dân gian đóng vai trò cơ sở, nền tảng cho văn học viết trong quá khứ trên nhiều phương diện, trong đó có ngôn ngữ. Các nhà thơ lớn của dân tộc như: Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Bính… đã tiếp thu nguồn mạch của ca dao. Ngược lại, Chim xanh”, ca dao mang đặc điểm phong cách thơ ca trung đại rõ nét, thể hiện mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết

  • Những điển cố, điển tích giàu tính chất ước lệ “ Vầng quế” , “Người ngọc”, “Vườn hồng”, “ Chim xanh”, “Trăng già”, “Nguyệt lão” khiến cho ngôn ngữ ca dao trở nên sang trọng đẹp đẽ, giàu chất trí tuệ và biểu cảm

  • Theo Mai Ngọc Chừ “Ngôn ngữ ca dao có những đặc điểm “thơ” nhất của ngôn ngữ thơ Việt Nam, nó mang không chỉ chức năng thông báo thuần túy mà còn là thông báo thẩm mĩ”

  • Xuân Diệu đã phải thốt lên khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôn từ dân gian ‘Cái chàng thi sĩ dân gian nào đây đã xui gì mà xui hay xui đẹp vậy “Lên non đón gió lấy trầm/Xui ong lấy mật, giục tằm nhả tơ”

  • Ngôn ngữ ca dao được tinh luyện trên cơ sở sử dụng ngôn ngữ dân tộc với những đặc điểm và quy luật của nó, ngược lại ca dao là minh chứng rõ nét, đáng tự hào nhất về sự phát triển rực rỡ của ngôn ngữ dân tộc “Đèn tà thấp thoáng bóng trăng”

  • Bên cạnh vẻ đẹp trang trọng, giàu chất thơ thì sức hấp dẫn của ngôn ngữ ca dao còn ở tính chất giản dị, đậm màu sắc khẩu ngữ trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Các nhà nghiên cứu thật có lý khi cho rằng sức quyến rũ của thơ ca dân gian chính là ở sự giản dị, chân thực. Ngôn ngữ ca dao là sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đời thường với ngôn ngữ thơ. “Lá này là lá xoan đào/ Gios sao gió mát sau lưng”

  • Tính chất khẩu ngữ thể hiện ở hiện tượng thêm hoặc bớt âm tiết ở câu thơ ( đặc biệt ở thể thơ lục bát ) là hiện tượng không phải là hiếm thấy trong ca dao

Cho dù trúc mọc thành mai
Em cũng không siêu lòng lạc dạ nghe ai phỉnh phờ

  • Ngôn ngữ ca dao là sáng tác tập thể, truyền miệng nên nó mang tính thống nhất và tính đa dạng

  • Ngôn ngữ ca dao vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa mang sắc thái địa phương rõ nét.Việc sử dụng tiếng địa phương đúng chỗ, thích hợp sẽ làm cho ca dao có sắc thái riêng, thêm phong phú đa dạng.

2: Một số từ loại tiêu biểu
2.1: Tính từ trong ca dao
- Các nhà nghiên cứu thi pháp văn ca học dân gian thế giới, đặc biệt các nhà F học Nga rất chú ý đến việc nghiên cứu tính từ, tính ngữ trong thơ ca trữ tình dân gian
- Tính ngữ chiếm một vị trí quan trọng trong phong cách, cấu trúc nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm. Tính ngữ gắn với vấn đề thể loại, sự phát triển có tính quy luật của F. Sử dụng tính ngữ ở mỗi thể loại có những đặc điểm riêng thể hiện đặc thù thể loại. Nếu như truyền thuyết, cổ tích… ít xuất hiện tính từ, tính ngữ thì việc sử dụng nhiều tính từ, tính ngữ là đặc trưng thể loại nổi bật của ca dao

  • Tính từ thường đi sau danh từ, làm tăng thêm, nhấn mạnh đặc điểm, phẩm chất nổi bật nào đó của sự vật. Những tính từ chỉ màu sắc, tính chất, đặc điểm sự vật, đặc điểm trạng thái tâm hồn nhân vật trữ tình được xuất hiện đậm đặc và có hiệu quả thẩm mĩ rất cao. Có thể phân ra 3 nhóm:

  • Tính ngữ trùn lặp, tính ngữ giải thích, tính ngữ ẩn dụ. Nếu tính ngữ, tính từ ở nhóm này trong các bài thơ trữ tình dân gian Nga là “có gái đẹp”, “mặt trời đỏ” thì trong ca dao Việt Nam nó thường cụ thể hóa những đặc điểm nào đó của con người, sự vật “má đỏ hồng hồng” “yếm thắm lòa lòa” “răng đen nhưng chức” “chim xanh ăn trái xoài xanh”, “mây bạc trời hồng” Cô kia má đỏ hồng hồng/ răng đen nhưng chức hạt dưa

  • Nhóm tính từ chỉ màu sắc cho thấy đặc điểm tâm lý dân tộc qua cách miêu tả. Nhân dân lao động thường thiên về miêu tả những gam màu tươi tắn sáng sủa

  • Tính ngữ giải thích nhấn mạnh đặc điểm nào đó của đối tượng Núi cao, Rừng rậm, Trăng già, Hoa héo, Gios thảm, Mưa sầu.. được trở đi trở lại trong ca dao

  • Tính ngữ ẩn dụ thể hiện sự chuyển dời dấu hiệu nhận thức từ đối tượn này sang đối tượng khác “Anh ngồi bậc lở anh câu/ Trầu này trầu quế trầu hồi”

  • Tính ngữ được sử dụng trong ca dao trữ tình với số lượng lớn. Là một yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật của thể loại mang đậm bản chất trữ tình, tính từ đã góp phần bộc lộ tâm trạng trữ tình, biểu lộ tư tưởng thẩm mỹ một cách ưu việt, có giá trik tạo hình và biểu cảm “Người về em những khóc thầm

2.2 Đại từ trong ca dao:

  • Đại từ trong ca dao được sử dụng hết sức tài tình. Đại từ nhân xưng trong các bài ca giao duyên được sử dụng rất phong phú, biểu lô sắc thái tình cảm rõ nét trong quan hệ lứa đôi: “mình ơi ta hỏi thật mình”

  • Cách sử dụng từ nhân xưng thể hiện rõ phương thức diễn xướng, lối đối đáp trò chuyện trong ca dao. Chính vì có đối tượng trò chuyện nên việc sử dụng đại từ trong ca dao hết sức linh hoạt.

  • Có đặc điểm diễn xướng, lối đối đáp rất rõ “ta - mình” “anh - tôi” trong ca dao tiếng nói của người phụ nữ rất rõ, manh mẽ, quyền đòi hỏi của họ.

  • Nhân xưng phiếm chỉ “ai” “vầng trăng ai sẻ làm đôi/ nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường” “ai làm cho bướm lìa hoa…” đại từ nhân xưng ai chỉ 3 đối tượng có thể là con người, hoàn cảnh, sự vật.

  • Đại từ nhân xưng mang ý nghĩa biểu cảm, in dấu ấn địa phương

  • Các đại từ nhân xưng phiếm chỉ. Đặc điểm là đại từ Ai,Đó – đây, người dưng được sử dụng trong một số bài ca có thể coi là mẫu mực của văn chương tiếng Việt.

3: kết cấu của ca dao

  • Theo từ nguyên: Kết lại tết lại, thắt lại, cấu là tạo nên. Kết cấu là cách sắp xếp các ý tứ cho thành một chỉnh thể. Kết cấu là một phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng, giúp cho việc bộc lộ chủ đề và tư tưởng tác phẩm.

3.1: Đặc điểm của kết cấu ca dao

  • Đặc điểm thứ nhất là tính chất ngắn gọn: kết cấu ngắn gọn. Đa số một đơn vị (1 bài) ca dao chỉ có từ 2 đến 4 dòng thơ (1 đến 2 cặp lục bát) chiếm tỉ lệ gần 90%. Chính đặc điểm ngắn gọn này chi phối cấu tứ ca dao. Ca dao của các dân tộc ít người có phần dài hơn, tính chất kể lể, phô diễn, trầm thuật đậm nét hơn

  • Đặc điểm thứ 2 là dấu ấn của lối đối đáp in khá đậm trong ca dao

  • Những bài ca dao chứa đựng kết cấu hai vế đối đáp số lượng không lớn so với kết cấu một vế trong một số sách tuyển chọn hiện nay nhưng thực ra đó lại là kết cấu rất đặc trưng của ca dao: “Bây giờ mận mới hỏi đào”

  • Dù là còn lưu lại một vế thì dấu ấn của lối đói đáp vẫn được bộc lộ rõ trong lối trò chuyện, cách bộc bạch tình cảm. “Người về em chẳng cho về”

  • Đặc điểm thứ ba là sự sử dụng đậm đặc các công thức truyền thống. Công thức truyền thống là các mẫu đề ó tính chất ổn định, được sử dụng lặp đi lặp lại. Hàng loạt các công thức ‘rủ nhau”, “ngó lên”, “trèo lên”, “gặp đây”, “thân em”, “chieeuf chiều”, “đêm đêm”, “ước gì”, “thương thay” tạo ra sự nảy sinh không giới hạn các dị bản ca dao, tạo nên hệ thống lối nghĩ, lối thể hiện mang tính truyền thống thẩm mỹ dân gian sâu sắc.

  • Sử dụng các công thức truyền thống là hệ quả tất yếu của tính ứng tascm trích diễn tác phẩm dân gian và điều quan trọng hơn đó là sự chọn lọc tự nhiên, kết tinh và điển hình hóa mang đến vẻ đẹp riêng của kết cấu ca dao Rủ nhau

3.2: một số biện pháp kết cấu cơ bản của ca dao

  • Kết cấu đa dạng. Mỗi tác phẩm là một “sinh mệnh”. “một cơ thế sống” mà kết cấu tác phẩm là một kiến trúc, một tổ chức cụ thể phù hợp với nội dung cụ thể của tác phẩm.

3.2.1: Biện pháp kết cấu tương đồng ( còn có tên là Song hành tâm lý hay Đối ngẫu tâm lý )

  • Biện pháp “song hành tâm lý thơ ca” được viện sỹ Nga A.N.Veexexelopxki đề xuất trong công trình “thi pháp lịch sử” nổi tiếng. Nguyên tắc đối ngẫu theo một trình tự có tính chất nguyên tắc: trước tiên bức tranh tự nhiên được đưa ra, tiếp sau đó là bức tranh hình ảnh từ cuộc sống con người. Điều quan trọng là giữa hai bức tranh này phải có nét tương đồng và chúng được đưa ra để ngầm so sánh với nhau. “Hai motip được so sánh với nhua, cái này chỉ rõ cái kia, chúng làm sáng rõ nhau, đồng thời sức nặng sẽ nghiêng vê phía nội dung con người”

  • Trong ca dao Việt Nam ….(t219)

  • Tính chất ngắn gọn, sự lựa chọn những nét đặc trưng trong việc tạo dựng hình ảnh khiến cho những bài ca dao này giàu chết triết luận dân gian mà vẫn chứa chan tình cảm, vừa tăng chất thơ vừa bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề và bản sắc dân tộc cũng được thể hiện sâu sắc

  • Kết cấu tương phản

  • Kết cấu tương phản dựng lên sự đối lập giữa các hiện tượng và sự vật đối lập giữa quá khứ và hiện tại, giữa xưa và nay với những công thức không gian – thời gian quen thuộc. “Hồi nào – bây giờ”, “khi xưa – bây giờ”, “ngày đi – ngày về” và điều quan trọng nhấy là đối lập tình cảm sự thay đổi của tâm trạng con người

  • Hồi nào anh nói anh thương/Chồng ta áo rách ta thương/Khi xưa thiếp nói yêu chàng

  • Kết cấu tương phản được sử dụng nhiều ở ca dao trào phúng, tạo dựng mâu thuẫn, phất hiện những mặt đối lập trong các sự vật hiện tượng để gây cười và bộc lộ thái độ của chủ thể trữ tình/ chồng người đi Hán về Hồi/ Ra đường võng giá ngênh ngang

  • Kết cấu trùng điệp: là kết cấu lặp lại các yếu tố nghệ thuật trong một khổ thơ, một dòng thơ hay một hình ảnh thơ

  • Lối trần thuật ( kể chuyện) thu hẹp dần các bậc hình tượng

  • Nhà nghiên cứu F Nga B.M.Xocolop đã khái quát và đề xuất tên gọi cấu trúc này là kiểu “thu hẹp dần các tầng bậc hình tượng”. Kết cấu này trong các bài ca dao trữ tình dân gian khá phổ biến với những bài ca ít nhất từ 4 dòng thư trở lên. Nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị gọi nó là “lối nói vòng” rất đặc trưng cho kết cấu của những bài ca giao duyên.

4: Thủ pháp nghệ thuật chủ yếu trong việc xây dựng hình tượng của ca dao
4.1: Biện pháp so sánh tu từ ( tỉ dụ)

  • “So sánh trực tiếp là một biện pháp nghệ thuật trong đó việc biểu đạt bằng ngôn ngữ hình tượng được thực hiện trên cơ sở đối chiếu và tìm ra những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật thuộc tính, đặc điểm của sự vật hiện tượng này qua thuộc tính, đặc điểm của sự vật khác” Thân em. Em như anh như

  • Một số cấu trúc so sánh

  • Cấu trúc so sánh triển khai

Vd: Đôi ta như thể con tằm A như B
Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong B -> B’
B thường mang dấu hiệu khái quát ( dấu hiệu loài ) vì thế cần có B’ để triển khai đặc điểm cụ thể, làm rõ nét đặc thù
Kết cấu tương hỗ bổ sung

  • Kết cấu này không có mệnh đề triển khai mà đối tượng ( cái so sánh ) được nhấn mạnh trong sự đối chiếu với các đối tượng khác ( cái được so sánh ) trong quan hệ liệt kê bổ sung – Đôi ta như lửa mới nhen/ Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu

  • Có thể hai đối tượng được đưa ra trong quan hệ so sánh tương đồng

Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải lụa đào tẩm hương

  • Có thể hai đối tượng được biểu hiện trong quan hệ so sánh đối lập

Anh như chỉ gấm thêu cờ
Em như rau má mọc bờ giếng khơi

  • Ý nghĩa giá trị của biện pháp so sánh trong ca dao

  • Giá trị nhận thức, tạo hình và biểu cảm của so sánh trong ca dao

  • So sánh là sự cụ thể hóa những khái niệm trừu tượng, những đối tượng khó miêu tả, khó nắm bắt, giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Các trạn thái tình cảm trừu tượng, khó đong đếm, khó định lượng như nhớ, thương,yêu, giận, hờn, trách móc được diễn đạt hết sức rõ ràng, dễ hiểu. Một trạng thái “nhớ” mà có bao nhiêu cách so sánh tạo nên sự đa dạng của lối biểu đạt tình cảm Nhớ ai

  • So sánh trong các bài ca trữ tình dĩ nhiên là thực hiện chức năng tạo hình. Tuy nhiên trong sự phân biệt với các thể loại tự sự, ở các bài ca trữ tình dân gian, sự so sánh chủ yếu là chức năng biểu hiện. Chúng sử dụng những hình ảnh chính là để biểu hiện các loại khác nhau của trạng thái tình cảm “em như ngọn cỏ phất phơ – Ngó anh như ngó mặt trời”

4.2: Ẩn dụ nghệ thuật trong ca dao

  • Ẩn dụ thực chất là lối so sánh dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự…ở đây, đối tượng so sánh ẩn đi chỉ còn một vế là cái được dùng để so sánh. Ẩn dụ chỉ tồn tại một vế so sánh nên không dùng các từ chỉ quan hệ. Suy nghĩ, tình cảm trong ẩn dụ không ở dạng trực tiếp mà ở dạng gián tiếp “em tưởng nước giếng sâu, em nối sợi dây dài / công anh chăn nghé đã lâu”

  • Nếu như so sánh là sự cụ thể hóa nhận thức và tình cảm với đối tượng, thì ở ẩn dụ, phương pháp chuyển nghĩa thông qua những sự vật cụ thể lại có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa một vấn đề nào đó.

  • Ý nghĩa, giá trị của việc sử dụng ẩn dụ

  • Ý nghĩa nhận thức: ẩn dụ là cách tạo nghĩa mới, ẩn dụ bao giờ cũng chứa đựng nghĩa đen và nghĩa bóng. Biện pháp ẩn dụ đưa đến cho ta một nhận thức mới, mối quan hệ mới của hình tượng nghệ thuật, thực chất là đưa đến lối tư duy mới về đối tượng:

Tiếc thay hạt gạo tám xoan
Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà
Cơ sở của ẩn dụ là sự so sánh ngầm. Cái được đem ra so sánh không được nói đến, vì thế tính của ẩn dụ nghệ thuật cũng cao hơn so với so sánh trực tiếp. Người nghe có thể liên tưởng ra các tình huống, hoàn cảnh khác nhau trong tình cảm và cuộc sống con người
Xưa kia ngọc ở tay ta
Bởi ta chểnh mảng, ngọc ra tay người

  • Ý nghĩa thẩm mĩ: Ý nghĩa lớn nhất của nghệ thuật là khám phá và diễn tả thế giới phức tạp, vô hình của tâm hồn con người. Ca dao đã đảm nhận chức năng nghệ thuật ấy một cách xuất sắc, giúp cho tác giả dân gian diễn tả được những điều thầm kín, thậm chí những điều khó nói nhất, khó diễn đạt nhất bằng những hình tượng nghệ thuật vừa giản dị vừa giàu chất thơ, bóng bẩy, hàm xúc, tế nhị

Qủa đào tiền, ruột mất vỏ còn
Buông lời hỏi bạn, lối mòn ai đi

Tằm ơi say đắm nơi đâu


Mà tằm bỏ nghĩa nương dâu chẳng nhìn

  • Ý nghĩa biểu cảm: so sánh với các thể loại khác như tụ ngữ, câu đố. Tục ngữ mang tính chất lý trí với phong cách răn dạy. Câu đố với lối nói chệch để kiểm tra nhận thức. Ẩn dụ ca dao mang đặc điểm rõ nhất của kiểu tư duy nghệ thuật sáng tác theo phương thức trữ tình

  • Cái đọng lại trong lòng người tiếp nhận không chỉ ở chỗ sự vật ấy được phản ánh ra sao mà cái quan trọng là trạng thái tâm hồn con người được thể hiện thế nào qua cách phản ánh ấy. Khảo sát ca dao Việt Nam, ta có thể rút ra một nhận xét thú vị là: Trạng thái nhớ, thương, yêu được sử dụng chủ yếu ở biện pháp so sánh. Trạng thái tiếc nuối, hờn trách chủ yếu được thể hiện qua biện pháp ẩn dụ

Trách ai bẻ khóa quên chìa
Khi thương thương vội, khi lìa lìa xa
4.3: Nhân cách hóa :

  • Một biến thể của ẩn dụ là biện pháp nhân cách hóa. Nhân cách hóa là lấy những từ ngữ biểu đạt thuộc tính, dấu hiệu, cảm xúc, suy nghĩ, hành động của con người gàn cho thế giới vật thể khiến cho những vật thể vô tri vô giác trở nên có hồn, sinh động

  • Có 2 hình thức cấu tạo nhân hóa:

  • Dùng những từ ngữ chỉ tính chất hoạt động của con người để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người

Bèo than thân bèo
Nằm trên mặt nước
Bạc than thân bạc
Đeo chiếc bồng tai

  • Cách cấu tạo thứ hai là coi những đối tượng không phải là người để trao gửi, trò chuyện, tâm sự như với con người

Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng mày khế ơi.
4.4: Biểu tượng

  • Biểu tượng ( biểu trưng ) theo tiếng Anh, tiếng Nga là symbol, tiếng Pháp là symbole có gốc từ tiếng Latin ( symbolus ) có nghĩa là dấu hiệu. Vấn đề biểu tượng thơ ca dân gian đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà khoa học thế giới từ thế kỷ 19

  • V.I.Êremina đã phân biệt ẩn dụ và biểu tượng khá sáng rõ như sau:

Ẩn dụ của thơ ca dân gian được sinh ra tức thời và mất đi khá nhanh. Biểu tượng được hình thành trong quá trình lâu dài và sau đó sống hàng trăm năm. Ẩn dụ là yếu tố biến đổi còn biểu tượng mang tính bền vững. Ẩn dụ là yếu tố biến đổi còn biểu tượng mang tính bền vững. Ẩn dụ là một phạm trù thẩm mĩ và phần lớn được tự do tách khỏi phong cách ước lệ. Biểu tượng thì ngược lại được giới hạn nghiêm túc bởi hệ thống thì ca xác định

  • Ý kiến của Ereemina đã được xác định rõ danh giới giữa ẩn dụ và biểu tượng thơ ca ở tính biến đổi và bền vững, tính tự do và ước lệ. Có thể nói rõ thêm: biểu tượng mang tính kí hiệu, tính quy ước, đã được ăn sâu trong tư tưởng thẩm mĩ dân gian. Còn ẩn dụ tự do hơn, nó có thể thay đổi khi kết hợp với một số yếu tố nào đó trong những cấu trúc khác nhau

VD: Trúc nhớ mai, mai về trúc nhớ
Trúc trở về, mai nhớ trúc không?

  • Sự phân định ranh giới giữa biểu tượng và ẩn dụ cũng có ý nghĩa tương đối, không thể có sự phân định hoàn toàn rành mạch vì hiển nhiên biểu tượng chính là ẩn dụ được sử dụng ở mật độ cao trong tính quy ước,…

  • Thế giới biểu tượng mang đặc điểm dân tộc khá rõ nét. Đối tượng tạo nên biểu tượng thơ ca là thế giới tự nhiên bao quanh con người tạo nên biểu tượng thơ ca là thế giới tự nhiên bao quanh con người. Còn chủ thể của nhận thức biểu tượng chính là con người với các mối quan hệ. Ý nghĩa, tình cảm, các trạng thái tâm hồn cuat họ. Các nhà nghiên cứu thi pháp thơ ca dân gian Nga đã chỉ ra biểu tượng được sử dụng rộng rãi nhất trong thơ ca dân gian là các biểu tượng từ thế giới thực vật

  • Trong ca dao người Việt được sử dụng lặp đi lặp lại là những cặp biểu tượng quen thuộc: trầu – cau, mận – đào, thuyền – bến, trức – mai, rồng – mây...

4.5: Lối miêu tả trực tiếp trong ca dao:

  • Tình yêu quê hương đất nước gắn bó hài hòa với tình cảm lứa đôi. Công thức Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát ….

  • Hình ảnh vừa có tính ước lệ vừa có tính chân thực tự nhiên. Hình ảnh ước lệ là hình ảnh ở đó mặt khái quát hóa lấn át mặt cá thể hóa. Xu hướng ước lệ đóng vai trò hết sức quan trọng trong nghệ thuật trung đại cũng thể hiện khá rõ trong ca dao

  • Bên cạnh đó, tính chân thực, hồn nhiên giúp cho việc tái hiện chính xác nét nào đó của đối tượng

Hỡi cô mụn áo vá vai
Bác mẹ khéo vá hay tài vá nên
Nhác nom mụn vá có duyên

Những người con mắt lá dăm


Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền
4.6: Không gian và thời gian nghệ thuật
4.6.1: Thời gian nghệ thuật

  • Thời gian nghệ thuật là một phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Viện sỹ D.X.Likhatrop nhận xét “Thời gian với tư cách là sự kiện nghệ thuật. Chính việc nghiên cứu thời gian nghệ thuật có ý nghĩa lớn để hiểu bản chất thẩm mĩ của nghệ thuật ngôn từ”

  • Nói đến cấu trúc thời gian của văn học dân gian, cần chú ý đến đặc tính của thời gian được phản ánh trong tác phẩm, đồng thời chú ý đến những nguyên tắc, phương pháp triể khai tác phẩm gắn liền với những đặc trưng thể loại
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương