Hoàng Thị Huế


Quy hoạch vùng phủ sóng cho khu vực huyện Thủy Nguyên



tải về 0.83 Mb.
trang30/34
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.83 Mb.
#50521
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   34
Ho ng Th Hu
ĐỒ ÁN MÔN TRUYỀN THÔNG DI ĐỘNG K2018, R-REC-F.1101-0-199409-I!!MSW-E, Chuong 2 SV, Bai-4, VNU, document tailieudaihoc

3.3.Quy hoạch vùng phủ sóng cho khu vực huyện Thủy Nguyên.

3.3.1. Các giải pháp lựa chọn cho trạm BTS.


a,Lựa chọn số kênh tần của một Cell.

Ta biết rằng số kênh tần của một Cell tỷ lệ thuận với cự ly phủ sóng của Cell đấy như vậy để tăng số lượng kênh tần thì ta phải tăng cự ly phủ sóng của Cell. Song cự ly thông tin càng lớn thì suy hao trong truyền sóng càng cao. Vì thế ta chỉ có thể nâng cự ly thông tin đến một giới hạn nào đấy mà Lp ≤ Lpmax .

Số kênh tần của Cell được lựa chọn một cách phù hợp sao cho hiệu quả nhất tức là: khu vực nào có số lượng thuê bao lớn , dung lượng lớn thì Cell phải có số kênh tần lớn và ngược lại.

Đối với khu vực thành thị ta có chỉ tiêu kỹ thuật Lp ≤ 139dB và theo tính toán thực tế thì:

+ Cell sử dụng 1 tần số có: Lp= 119 dB

+ Cell sử dụng 2 tần số có: Lp= 127,4 dB

+ Cell sử dụng 3 tần số có: Lp= 129,6 dB

Nhận thấy tất cả Lp của các Cell trên đây đều < 139 dB thỏa mãn chỉ tiêu kỹ thuật, do đó mà ở khu vực thành thị Thủy Nguyên sử dụng Cell có 2÷ 3 tần số. Còn khu vực nông thôn có Lp < 136 dB theo tính toán thì khu vực này sử dụng Cell có 1÷ 3 tần số.

Như vậy, để thiết kế một vùng phủ sóng với yêu cầu đưa ra được những dich vụ đảm bảo chất lượng nhưng với số lượng trạm BTS là ít nhất, sử dụng phổ tần hiệu quả nhất tương đương với việc sử dụng lại tần số một cách chặt chẽ nhất. Với ưu điểm là hệ số tái sử dụng lại tần số cao khi sử dụng Cell có nhiều tần số thì việc tăng dung lượng thuê bao trong một vùng phủ sóng bằng việc tăng số kênh tần của Cell sẽ kinh tế hơn rất nhiều so với tăng số trạm BTS. Không những vậy số kênh tần của Cell càng lớn thì hệ thống có khả năng dự trữ càng cao vì thế mà khi thuê bao tăng nhah và tức thì trong thời gian ngắn thì hệ thống vẫn có thể đáp ứng được.

b, Lựa chọn cấu hình kênh cho Cell.

Theo số lượng thuê bao và dung lượng liên lạc cụ thể trong giờ cao điểm của một khu vực phủ sóng thì việc lựa chọn số kênh liên lạc TCH, số kênh điều khiển dành riêng đứng một mình SDCCH và số khối CCCH trong kênh quảng bá BCH phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Đủ số kênh liên lạc TCH,

- Đủ số kênh điều khiển dành riêng đứng một mình SDCCH

- Đủ số kênh tìm gọi PCH được BTS truyền xuống để gọi MS.

- Đủ số kênh cho phép truy nhập AGCH nhằm giúp BTS gửi tin phúc đáp đối với bản tin mà MS yêu cầu.



c,Lựa chọn vị trí lắp đặt trạm BTS trong vùng phủ sóng.

Việc lựa chọn vị trí lắp đặt trạm BTS trong vùng với mục đích là để phủ sóng được toàn bộ diện tích cần thiết với số lương trạm BTS là tối thiểu. Nhưng thực tế để đạt được điều này là rất khó khăn. Để tránh lãng phí công suất phát của trạm BTS thì người ta thường lựa chọn vị trí của trạm gốc sao cho:



  • Vùng che khuất vô tuyến của trạm BTS trùng với những nơi không có lưu lượng hoặc lưu lượng thuê bao rất thấp như: cánh đồng, dồi núi, hay những vùng sông, biển...

  • Ngược lại vùng phủ sóng trung tâm của trạm trùng với khu vực có lưu lượng thuê bao cao như: trung tâm thương mại, những khu công nghiệp, nơi dân cư tập trung đông...

  • Suy hao trên đường truyền sóng phải là nhỏ nhất.

Ngoài ra, tránh đặt trạm BTS ở gần các nơi có trạm thu phát sóng vô tuyến vì có thể gây nhiễu tần số lẫn nhau.

*Giải pháp bố trí trạm BTS:

Đây là khu vực có địa hình tương đối đa dạng bao gồm: đồng bằng, đồi núi và biển. Dân cư thì phân bố chưa được đông đều, tập trung ở khu vục trung tâm huyện như thị trấn Núi Đèo hay các chợ lớn...như vậy trạm BTS nên đặt ở trên đồi với búp sóng chình hướng về những nơi tập trung đông dân cư còn bước sóng phụ hướng về phía đồi núi hay về phía biển.

+ Đối với khu vực thành thị : với cấu trúc hạ tầng tương đối đồng dều về độ cao, cự ly thông tin của trạm là 600 ≤ d ≤ 1.5km thì tram BTS được bố trí ở giữa là hợp lý. Còn tại các dãy phố ta đặt trạm tại các nút giao thông và búp sóng hướng theo kiểu ly tâm với các đường chính ( cần phải sủ dụng thêm kỹ thuật san bằng để giảm hiệu ứng Doppler một cách hiệu quả).

+ Đối với khu vực nông thôn: với đặc điểm nhà cửa phân bố không đều, có sự phân cấp về độ cao,khảng cách xa .. cự ly phủ sóng của trạm theo như tính toán là 6≤d≤ 9 km vì thế mà trạm BTS nên lắp đặt tại trung tâm xã.

Với hệ thống GSM hoạt động ở băng tần 900 MHz thì khu vực huyện Thủy Nguyên không nên đặt trạm BTS gần các khu vực phát sóng trạm LES. Bởi vì sẽ rất dễ gây nhiễu cho hệ thống khi các thiết bị làm việc ở các khu vực này, dẫn đến hiệu quả sử dụng tần số của hệ thống không cao.

d, Lựa chọn mẫu anten cho vùng phủ sóng.

Đây là công việc vô cùng quan trọng trong việc thiết kế một vùng phủ sóng vì mẫu anten liên quan trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của hệ thống trong vùng phục vụ.

Căn cứ vào đặc điểm của các loại anten, ta đưa ra giải pháp để lụa chọn mẫu anten phù hợp cho từng vùng như sau:

+ Khu vực thành thị: Đây là khu vực có dung lượng và lưu lượng thuê bao lớn nhất với tốc độ phát triển thuê bao rất nhanh nên ta sử dụng anten định hướng 1200 .

+ Khu vực nông thôn : Đây là khu vực có lưu lượng thuê bao và dung lượng nhỏ. Tốc độ phát triển thuê bao khá chậm vì vậy mà ta sử dụng anten Omni.

+ Khu vực gần biển: nơi neo đậu của các tàu bè... có số lượng thuê bao tăng nhah khi tàu về...nên ta sử dụng anten định hướng.

Như vậy khi mạng lưới anten được thiết lập ban đầu sẽ sủ dụng anten Omni phục vụ các yêu cầu hiện tại. Sau đó khi dung lượng, lưu lượng thuê bao tăng lên ta thực hiện bằng cách sector hóa với anten định hướng. Cong trong trường hượp cần phủ sóng ở những nơi có dung lượng và lưu lượng thuê bao tăng lên đột biến ta có thể áp dụng anten định hướng để quy hoạch vùng phủ sóng.


tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương