Xây dựng hệ thống tiêu chí tỉnh Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015


Phát hiện thêm “ngôi nhà tương lai” cho loài người



tải về 1.92 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích1.92 Mb.
#33885
1   2   3   4   5   6

Phát hiện thêm “ngôi nhà tương lai” cho loài người

Các nhà thiên văn quốc tế vừa thông báo họ phát hiện một hành tinh lớn có đầy đủ những điều kiện thuận lợi cho sự sống bên ngoài hệ Mặt Trời.


Guillem Anglada-Escudé, một nhà thiên văn của Đại học Gottingen tại Đức, cùng các đồng nghiệp phân tích dữ liệu về một ngôi sao có tên GJ 667Cc của Đài Thiên văn Nam Âu. Đây là một ngôi sao lùn cách Trái đất 22 năm ánh sáng và có nhiệt độ bề mặt thấp hơn mặt trời.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ít nhất 3 hành tinh di chuyển xung quanh ngôi sao. GJ 667Cc bay rất gần ngôi sao nên tiếp nhận nhiều ánh sáng nhất. Có thể nhiệt độ bề mặt của GJ 667Cc cũng gần bằng nhiệt độ trên trái đất nên nước có thể tồn tại trên hành tinh đó.

GJ 667Cc có khối lượng của nó lớn gấp ít nhất 4,5 lần địa cầu và là một trong những thiên thể phù hợp nhất để nước có thể tồn tại ở dạng lỏng. Các dạng sống cũng có thể tồn tại trên đó.

Tuy nhiên, sự tồn tại của nước ở dạng lỏng sẽ vẫn chỉ là giả thuyết cho tới khi các nhà thiên văn có thêm dữ liệu về bầu khí quyển của GJ 667Cc.



Nếu tính cả GJ 667Cc thì giới khoa học mới chỉ phát hiện 4 hành tinh có khả năng nuôi dưỡng sự sống.

Nguồn VnExpress.net

Động vật lạ xuất hiện ở Thái Bình Dương

C

Con bọ biển amphipod bắt được to như con tôm hùm

ác nhà khoa học phát hiện một con vật có hình thù giống tôm có chiều dài thân tới 28 cm trong vùng biển gần New Zealand.


Các chuyên gia nghiên cứu hải dương tại New Zealand phát hiện con vật ở độ sâu 7 km khi họ khảo sát rãnh Kermadec ở phía bắc New Zealand bằng tàu. Nó có hình thù giống cả bọt biển và tôm.

Chiều dài thân tối đa của bọt biển chỉ là 3 cm, gần bằng 1/9 chiều dài thân của con vật lạ. Trong số các loài tôm biển, chỉ có tôm hùm có thể đạt chiều dài thân tới 30 cm. Song hình dáng con vật lạ không hề giống tôm hùm.

Alan Jamieson, một nhà nghiên cứu của Đại học Aberdeen, thấy con vật khi ông mở những chiếc bẫy được kéo lên từ đáy biển. Sự hiện diện của nó khiến ông sửng sốt. "Nó giống như việc phát hiện con gián có chiều dài 30 cm", ông nói.

Phát hiện cho thấy chúng ta càng tìm kiếm thì càng tìm ra nhiều điều thú vị. Việc con người không biết sự tồn tại của một loài vật to lớn như thế cho thấy chúng ta biết rất ít về môi trường sống dưới đáy biển của New Zealand.



NguồnVista.gov.vn

Loài người đang lãng phí “nguồn tài nguyên” nước tiểu

Thế giới hiện nay đang đứng trước nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng lượng dự trữ phốt-pho. Trong khi các nhà khoa học đang cố gắng tìm cách khắc phục tình trạng này thì ngày ngày, vẫn có một lượng phốt-pho không nhỏ bị rò rỉ từ các nhà vệ sinh.

Theo đó, lượng nước tiểu không nhỏ mà con người hàng ngày thải vào môi trường đã được các chuyên gia ví von là “một sự rò rỉ nguồn tài nguyên quan trọng”.

Khoa học từ lâu đã chứng minh rằng, nước tiểu hầu như vô trùng khi ra khỏi cơ thể và chứa tất cả các thành phần cần thiết cho sự phát triển của thực vật, bao gồm kali, nitơ và phốt pho. Các nhà khoa học đưa ra cảnh báo, nếu không được tái tạo nhanh chóng, trữ lượng phốt-pho sẽ bị cạn kiệt trong vòng 2 thế hệ tiếp theo.

Trước nguy cơ đó, một nhóm các nhà khoa học vừa tiến hành những thí nghiệm đánh giá tính khả thi của công nghệ làm chuyển hướng nước tiểu (UDT), lưu trữ nó trong một thời gian để giết chết vi khuẩn và sau đó tái sử dụng các chất dinh dưỡng có trong nước tiểu làm phân bón. Hiện nay, Úc là nước tiếp theo quan tâm đến tiềm năng này trong việc quản lý nguồn chất thải một cách bền vững. Tại Sydney, họ đã xây dựng các nhà vệ sinh đặc biệt trong nhiều trường Đại học, với thiết kế cho phép tách nước tiểu và phân.

Nguồn Vista.gov.vn

Công bố chi tiết các cồn cát trên Mặt Trăng Sao Thổ


Các nhà khoa học thuộc cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ và châu Âu (NASA và ESA) ngày 25/1 đã công bố chi tiết các cồn cát khổng lồ tại Titan, Mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ, góp phần mang lại những hiểu biết mới về điều kiện môi trường trên hành tinh bí ẩn này.

Titan có nhiều đặc tính trên bề mặt giống như Trái Đất đến mức ngạc nhiên. Mặt Trăng này cũng là thế giới duy nhất được biết tới trong Hệ Mặt Trời của chúng ta, ngoại trừ Trái Đất, có chất lỏng trên bề mặt, mặc dù chất lỏng đó là methane chứ không phải là nước.

Các nhà nghiên cứu thuộc NASA và ESA nói rằng công trình phân tích mới về những quan sát trước đây của tàu vũ trụ không người lái Cassini quay quanh quỹ đạo Sao Thổ cho thấy kích cỡ và khoảng cách các cồn cát của Titan liên quan đến độ cao và vĩ độ nơi chúng hình thành.

Kích cỡ, hình dạng và cách phân phối các cồn cát cung cấp những manh mối để tìm hiểu khí hậu và địa chất của Titan. Dữ liệu do tàu Cassini cung cấp cho thấy những cồn cát khổng lồ của Titan rộng từ 1-2 kilômét, trải dài ngang mặt thiên thể này hàng trăm km và cao hàng trăm mét.



NguồnTTXVN

Hàn Quốc sẽ dự báo thời tiết vũ trụ từ năm 2012


T


Ảnh minh hoạ
heo mạng tin tức Hàn Quốc, Cục khí tượng nước này sẽ cung cấp thông tin về tình hình khí hậu vũ trụ để đối phó với hiện tượng Mặt Trời hoạt động tích cực và bức xạ gia tăng từ năm 2012.

Cục khí tượng quốc gia Hàn Quốc ngày 26/1 cho biết cơ quan đã thành lập phòng chuyên trách theo dõi thời tiết vũ trụ vào năm 2011 và sẽ dự báo thời tiết vũ trụ cũng như ra cảnh báo về “bão vũ trụ” từ tháng 4/2012. Cục khí tượng này sẽ lắp đặt cảm biến theo dõi thời tiết vũ trụ trên vệ tinh mới của Hàn Quốc dự tính được phóng vào năm 2017 để mở rộng phạm vi theo dõi tình hình khí hậu vũ trụ.

Theo Cục khí tượng quốc gia Hàn Quốc, cơn bão vũ trụ mạnh ảnh hưởng đến trái đất có thể sẽ xảy ra nhiều lần trong năm 2013 và Chính phủ Hàn Quốc sẽ nâng mức theo dõi, đối phó với những diễn biến của thời tiết vũ trụ thông qua hợp tác với các viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

Các nhà dự báo thời tiết vũ trụ cho hay khi một cơn bão vũ trụ mạnh hướng về Trái Đất sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống liên lạc và đường dây điện.



Nguồn TTXVN

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương