TS. Nguyễn Hoàng Anh Giảng viên Bộ môn Dược lực, Phó giám đốc Trung tâm di & adr quốc gia


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



tải về 0.72 Mb.
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.72 Mb.
#31531
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Cơ sở dữ liệu


Đối tượng nghiên cứu bao gồm 9 CSDL, trong đó, có 6 CSDL bằng tiếng Việt, 2 CSDL bằng tiếng Anh và 1 CSDL bằng tiếng Pháp (Phụ lục 1). Các CSDL này được lựa chọn dựa trên việc sử dụng rộng rãi trong thực tế qua ghi nhận từ khảo sát trên thế giới [31], [47]và tại Việt Nam [11], đồng thời, cũng dựa trên khả năng sẵn có của nguồn thông tin mà người nghiên cứu có thể tham khảo. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng 3 CSDL để tham chiếu là Martindale: The Drug Complete References 36 (2009), AHFS Drug Information (2010) và Drug Prescribing in Renal Failure (2009).

2.1.2. Thuốc


Đối tượng nghiên cứu là các thuốc nằm trong mục nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn thuộc “Danh mục thuốc thiết yếu” năm 2005 và “Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” năm 2008 do Bộ Y tế ban hành. Các thuốc này được lựa chọn bằng cách chọn mã ATC là J01, là nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn đường toàn thân, từ đó chọn ra các thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu và danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu của Bộ y tế có mã ATC bắt đầu bằng J01. Đồng thời, các thuốc được chọn phải có mặt trong tất cả các CSDL đã đề cập (Phụ lục 2). Từ đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được 27 thuốc thỏa mãn yêu cầu.

2.1.3. Tờ hướng dẫn sử dụng


Các kháng sinh được chọn là các kháng sinh được sử dụng nhiều nhất theo số liệu tổng hợp của Cục Quản lý Khám chữa bệnh giai đoạn 2008-2009. Đồng thời, các kháng sinh này cần phải hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận và liều cụ thể được đồng thuận bởi hai trong ba CSDL là Martindale: The Drug Complete References 36 (2009), AHFS Drug Information (2010) và Drug Prescribing in Renal Failure (2009).

Các tờ HDSD được lựa chọn phải phù hợp với các tiêu chí sau:



Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Tờ HDSD của các chế phẩm được sử dụng theo đường toàn thân.

- Tờ HDSD của các chế phẩm đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam trong vòng 5 năm trở lại đây, bao gồm cả thuốc đăng ký mới, đăng ký lại.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Tờ HDSD của các chế phẩm phối hợp.

- Tờ HDSD của các chế phẩm dùng ngoài.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Đánh giá thông tin trong các cơ sở dữ liệu

2.2.1.1. Tính phạm vi


Từ danh sách các thuốc được dùng trong nghiên cứu, tiến hành xây dựng danh mục thuốc không cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy thận dựa trên sự đồng thuận của hai trên ba CSDL là Martindale: The Drug Complete References 36th (2009), AHFS Drug Information (2010) và Drug Prescribing in Renal Failure (2009) và danh mục thuốc không cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan được sự đồng thuận của hai trên ba CSDL là Martindale: The Drug Complete References 36th (2009), AHFS Drug Information (2010) và Clinical Pharmacokinetics Drug Data Handbook 3rd 1998 (Phụ lục 4).

Đánh giá khả năng cung cấp các thông tin về liều dùng của mỗi CSDL đối với các thuốc được chọn. Các tiêu chí đánh giá thể hiện trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Các tiêu chí đánh giá tính phạm vi

Tiêu chí

Có TT

Không có TT

LD cho người lớn

Liều 1 lần

1 điểm

0 điểm

Khoảng cách giữa các liều

1 điểm

0 điểm

Số ngày trong đợt điều trị

1 điểm

0 điểm

LD cho bệnh nhân suy thận

1 điểm

0 điểm

LD cho bệnh nhân suy gan

1 điểm

0 điểm

LD cho người già

1 điểm

0 điểm

Đặc biệt liều dùng cho trẻ em được tính lũy tiến như sau:



Không có TT

TT chung

Có liều theo khoảng tuổi

Có liều theo kg cân nặng

0 điểm

0,5 điểm

1 điểm

2 điểm

Không chấm điểm mục “liều dùng cho bệnh nhân suy thận” đối với những thuốc không cần thiết phải chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận và mục “liều dùng cho bệnh nhân suy gan” đối với những thuốc không cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan theo danh sách trên.

Như vậy, điểm tối đa của mỗi thuốc có thể khác nhau tùy theo đặc tính riêng của thuốc. Điểm cao nhất mà một thuốc có thể đạt được là 8 điểm.

Điểm tối đa của 1 CSDL = 8 x số thuốc nghiên cứu – số thuốc không cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan, suy thận.

Đánh giá khả năng cung cấp thông tin của mỗi CSDL bằng tỷ lệ % thông tin tìm thấy theo công thức:


2.2.1.2. Tính không thông nhất về thông tin giữa các cơ sở dữ liệu trong hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận


Sử dụng phương pháp so sánh của Liat Vidal và cộng sự đăng trên tạp chí BMJ năm 2005 [46]. Thu thập các khuyến cáo về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận của các thuốc đã chọn trong từng CSDL. Các khuyến cáo đó sẽ được xếp vào sáu mức độ khuyến cáo (Phụ lục 5). Từ đó, chọn riêng các thuốc không được khuyến cáo của từng CSDL. Sau đó, đối chiếu các thuốc này trong các CSDL còn lại được sắp xếp vào các mức độ phân loại như sau:

M (missing): bỏ qua

N (no adjustment required): không cần hiệu chỉnh liều.

Q (adjustment required): cần hiệu chỉnh liều.

V (contraindicated/avoid): chống chỉ định, tránh dùng.

2.2.1.3. Chất lượng thông tin của cơ sở dữ liệu về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận


Trong danh mục các thuốc được sử dụng trong nghiên cứu, xây dựng danh mục chuẩn là các thuốc có khuyến cáo liều dùng cụ thể cho bệnh nhân suy thận được sự đồng thuận của 2 trong 3 CSDL là Martindale: The Drug Complete References 36 2009, AHFS Drug Information 2010 và Drug Prescribing in Renal Failure 2009.

Chấm điểm các thuốc đó trong các CSDL còn lại theo các mức như sau:



TT chung, có tính định tính

TT có tính chất định lượng

Suy thận nhẹ

Suy thận vừa

Suy thận nặng

0 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

CSDL cung cấp thông tin đến đâu cho điểm đến đó.

Tính tổng điểm CSDL đạt được.

Phần trăm thông tin đúng của mỗi CSDL :






tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương