TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên chưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: sinh họC ĐẠt chuẩn quốc tế Mà SỐ: 52420101 Hà Nội, 2012



tải về 4.23 Mb.
trang7/25
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích4.23 Mb.
#3310
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   25

Chương 2: Protein


2.1. Giới thiệu chung về protein

2.2. Cấu tạo, thành phần nguyên tố của protein

2.3. Các amino acid cấu tạo nên protein

2.4. Sự liên kết giữa các amino acid bằng liên kết peptide, phản ứng đặc trưng của liên kết peptide

2.5. Cấu tạo, đặc tính, phân loại và vai trò sinh học của protein

2.6. Giới thiệu về các phương pháp tách chiết, tinh sạch và nghiên cứu cấu trúc của protein



Chương 3: Enzyme

3.1. Giới thiệu chung về các chất xúc tác sinh học (enzyme và ribozyme)

3.2. Cấu trúc phân tử enzyme

3.3. Hoạt tính xúc tác enzyme, tính đặc hiệu kiểu phản ứng và đặc hiệu cơ chất của enzyme

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng enzyme (nồng độ enzyme, nồng độ cơ chất, các chất ức chế, các chất họat hóa, nhiệt độ, pH...).

3.5. Động học phản ứng enzyme

3.6. Phân loại enzyme (giới thiệu chung về cách gọi tên, phân loại enzyme)

Chương 4: Carbohydrate

4.1. Giới thiệu chung về carbohydrate

4.2.Cấu trúc, tính chất của các monosaccharide quan trọng và phổ biến, các dẫn xuất monosaccharide quan trọng

4.3. Các phản ứng thường dùng để định tính, định lượng monosaccharide và một số phản ứng quan trọng khác của monosaccharide

4.4.Đặc điểm cấu trúc và một số đặc tính của các disaccharide, oligo- và polysaccharide phổ biến trong tự nhiên.

Chương 5: Lipid

5.1. Giới thiệu chung về lipid

5.2. Triacyglecerol và các axit béo

5.3. Các loại lipid khác



Chương 6: Acid nucleic

6.1. Giới thiệu chung về acid nucleic

6.2. Thành phần cấu tạo của acid nucleic (ADN và ARN)

6.3. Cấu trúc và tính chất của acid nucleic

6.4. Vài nét về công nghệ DNA tái tổ hợp

Chương 7: Vitamin

7.1. Giới thiệu chung về vitamin

7.2. Các vitamin hoà tan trong nước

7.3.Các vitamin hoà tan trong chất béo


Chương 8: Hormon và cơ chế phân tử điều hoà các quá trình trao đổi chất


8.1. Giới thiệu chung về hormon

8.2. Hormon ở người và động vật bậc cao

8.3. Hormon thực vật

Chương 9: Giới thiệu chung về trao đổi chất và trao đổi năng lượng

9.1. Trao đổi chất

9.1.1.Quá trình đồng hoá và dị hoá, các con đường trao đổi chất và các chất trao đổi

9.1.2.Sự liên quan giữa đồng hoá và dị hoá

9.2. Trao đổi năng lượng

9.2.1.Sự biến đổi năng lượng tự do của các phản ứng và con đường trao đổi chất

9.2.2.Liên kết cao năng, sự hình thành, vai trò của ATP và các hợp chất cao năng khác

9.2.3.Oxi hoá-khử sinh học và sự biến đổi năng lượng của phản ứng oxi hóa khử sinh học

9.2.4.Chuỗi hô hấp và thuyết hoá thẩm

Chương 10: Trao đổi carbohydrate

10.1. Quá trình phân giải carbohydrate

10.1.1. Quá trình phân giải các carbohydrate thành các monosaccharide, các enzyme amylolytic và một số enzyme liên quan

10.1.2. Các con đường phân giải monosaccharide glucose

10.1.2.1. Đường phân kị khí (glycolysis) và lên men.

10.1.2.1.Chu trình Krebs và chu trình glyoxylate

10.1.2.3. Con đường pentosephosphate.

10.1.3. Quá trình phân giải một số mono- và disaccharide quan trọng khác

10.1.3.1. Sự phân giải lactose và galactose

10.1.3.2. Sự phân giải sucrose và fructose

10.2. Sinh tổng hợp carbohydrate

10.2.1. Sự tân tạo glucose (gluconeogenesis)

10.2.2. Sự tổng hợp monosaccharide từ CO2 và H2O nhờ quá trình quang hợp

10.2.3. Các chu trình C3, C4 và CAM

10.2.4. Sinh tổng hợp các di-, oligo- và polysaccharide

Chương 11: Trao đổi lipid

11.1. Sự phân giải lipid

11.1.1.Sự phân giải triacylglycerol

11.1.2. Sự phân giải các lipid khác

11.1.3. Phân giải acid béo theo con đường -oxi hoá

11.1.4. Sự phân giải acid béo bằng các con đường oxi hoá khác (alpha và omega-oxi hoá)

11.1.5. Sự phân giải các thành phần khác của lipid

11.2.Sinh tổng hợp lipid

11.2.1.Sinh tổng hợp acid béo

11.2.2.Sinh tổng hợp triacylglycerol

11.2.3. Sinh tổng hợp các lipid khác

Chương 12: Trao đổi acid nucleic

12.1. Sự phân giải acid nucleic

12.1.1. Các nuclease (DNase và RNase) và tính đặc hiệu tác dụng của chúng

12.1.2. Sự phân giải base purine

12.1.3. Sự phân giải các base pyrimidine

12.2.Sinh tổng hợp nucleotide và acid nucleic

12.2.1.Quá trình tổng hợp các nucleotide purine

12.2.2.Tổng hợp nucleotide pyrimidine

12.2.3.Tổng hợp acid nucleic từ các nucleotide

12.2.4. Sinh tổng hợp in vitro các acid nucleic và các ứng dụng



Chương 13: Trao đổi protein

13.1. Sự phân giải protein

13.1.1. Sự thuỷ phân protein và các enzyme proteolytic

13.1.2. Sự phân giải các amino acid

13.2. Sinh tổng hợp amino acid và protein

13.2.1. Sinh tổng hợp các amino acid

13.2.2. Sinh tổng hợp protein

13.2.3. Điều hoà quá trình sinh tổng hợp protein hay điều hoà biểu hiện gen



28. SINH HỌC TẾ BÀO (Cell Biology)

  1. Mã môn học/chuyên đề:BIO2401

  2. Số tín chỉ:3

  3. Môn học tiên quyết: Cá thể và quần thể (BIO3401)

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

    • TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:0947440249, E-mail: hoangthimynhung@hus.edu.vn

    • TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0983010703, E-mail: nguyenlaithanh@hus.edu.vn

    • ThS.GV. Bùi Việt Anh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:0904342423, E-mail: buivietanh@hus.edu.vn

  1. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

  • Nắm được các khái niệm cơ bản về cấu trúc, chức năng và sự điều hòa hoạt động của tế bào.

  • Hiểu được nội dung học thuyết tế bào cổ điển và hiện đại cũng như mối liên hệ mật thiết giữa sinh học tế bào với di truyền và hóa sinh..

  • Hiểu được cách tế bào sử dụng năng lượng cũng như vận dụng được các định luật nhiệt động học trong việc giải thích một số hoạt động của tế bào: sự hình thành các bậc cấu trúc protein, các phản ứng hóa học diễn ra trong các quá trình đường phân, lên men và hô hấp tế bào.

  • Hiểu được chức năng của màng tế bào trong: phân tách thành phần nội bào với môi trường ngoại bào; sự trao đổi chất qua màng tế bào; các quá trình vận chuyển nội bào, hoạt động tiết.

  • Nắm được cấu trúc bộ khung xương của tế bào và giải thích được cơ chế của sự vận động của tế bào; mối liên hệ tế bào với tế bào và với môi trường xung quanh.

  • Mô tả được chu trình tế bào và sự phân chia của tế bào. Giải thích được sự hình thành tế bào ung thư liên quan đến sự rối loạn trong chu trình tế bào.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Xây dựng được kỹ năng phân tích chức năng dựa trên cấu trúc (mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc và chức năng)

  • Kỹ năng vận dụng các kiến thức vật lý/hóa sinh/phân tử trong việc giải thích các cơ chế, hiện tượng và các quá trình diễn ra trong tế bào.

  • Kỹ năng giải quyết một vấn đề khoa học: từ hiện tượng đến giả thuyết, thu thập tài liệu tham khảo để chứng minh giả thuyết hoặc tiến hành thí nghiệm để chứng minh giả thuyết.

  • Kỹ năng phân tích số liệu dựa trên các kết quả từ các thí nghiệm đã được công bố.

  • Thiết kế thí nghiệm về giải trình tự ADN

  • Kỹ thuật nuôi cấy tế bào

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

  • Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

  • Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

  • Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

  • Rèn luyện được khả năng tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Áp dụng kiến thức để có ý thức bảo vệ sức khỏe và chủ động phòng tránh một số bệnh có căn nguyên từ tế bào (ung thư).

- Áp dụng kiến thức để nghiên cứu/phát triển những phương pháp điều trị bệnh thông qua sự hoạt động của gen; sự biểu hiện protein.

- Ứng dụng kiến thức để tạo các sản phẩm hữu ích cho cuộc sống: protein tái tổ hợp, năng lượng sinh học.



  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

    • Kiểm tra nhanh hàng tuần trên lớp, bài thu hoạch hàng tháng, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc môn học.

  1. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

  • Albert et al., 2010. Essential Cell Biology, third edition, ISBN 13:978-0-8153-4130-7

  • Becker et al., 2009. The World of the Cell, fifth edition, ISBN 13:978-0-8053-9393-4

  • Lodish et al., 2007. Molecular Cell Biology, sixth edition, ISBN-13: 978-0716776017

    1. Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Như Hiền, 2008. Giáo trình Sinh học tế bào. NXB Giáo dục

  • Nguyễn Như Hiền, Trịnh Xuân Hậu, 2009. Tế bào học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp, 2005. Công nghệ tế bào động vật. NXB Giáo dục.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học sẽ đưa người học tiếp cận đến các khái niệm cơ bản liên quan đến cấu trúc, chức năng và sự điều hòa hoạt động trong tế bào. Lịch sử hình thành và phát triển của sinh học tế bào trong mối liên hệ mật thiết không thể tách rời với hóa sinh và di truyền. Các quá trình sinh học tuân theo các định luật cơ bản của nhiệt động học. Các tế bào được cấu trúc từ các phân tử lớn và thành phần hóa học vô cùng phong phú. Cấu trúc và chức năng của protein. Quá trình đường phân và lên men; Hô hấp tế bào; Màng tế bào; Các cấu trúc và sự vận chuyển nội bào; Cơ chế truyền tin trong tế bào; Bộ khung xương tế bào và sự vận động của tế bào. Sự hình thành giao tử; Sự tiến hóa hệ gen trong tế bào; Chu trình tế bào và sự phân bào; Sự bất thường trong hoạt động của tế bào và mối quan hệ vơi ung thư. Một số kỹ thuật trên gen và tế bào; Giải trình tự ADN; Giới thiệu về sinh học phát triển.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Mở đầu

    1. Giới thiệu môn học (Introduction to the course)

    2. Thuyết tế bào (Cell theory)

    3. Tế bào và bào quan (Cells and Organelles)

Chương 2. Năng lượng sinh học (Bioenergetics)

    1. Con đường của năng lượng trong tế bào (The Flow of energy in the Cell)

    2. Trao đổi năng lượng hóa học

      1. Đường phân và lên men (Chemotrophic Energy Metabolism: Glycolsis and Fermentation)

      2. Hô hấp hiếu khí (Aerobic Respiration )

Chương 3. Cấu tạo và chức năng của protein (Protein structure and function)

3.1. Sự hình thành chuỗi polypeptide (Polymers of Amino Acids)

3.2. Cấu hình không gian của phân tử protein (The Three-Dimensional Structures of Proteins)

3.3. Cấu trúc bậc 4 của phân tử protein (Tertiary Structure: Domains and Motifs)



Chương 4. Cấu trúc và chức năng của màng sinh học (Structure and Function of Membranes)

    1. Màng sinh học: Cấu tạo, vai trò và thành phần hóa học (Membranes: Their Structure, Function, and Chemistry)

    2. Vận chuyển qua màng (Transport Across Membranes)

      1. Vận chuyển thụ động (pasive transport)

      2. Vận chuyển chủ động (active transport)

    3. Vận chuyển nội bào (Intracellular Compartments and Transport)

      1. Cấu trúc các bào quan vận chuyển: The Endoplasmic Reticulum, Golgi Complex, Endosomes, Lysosomes, and Peroxisomes

      2. Sự vận chuyển các bào quan

Chương 5. Truyền tin tế bào

    1. Cơ chế con đường truyền tin (Signal Transduction Mechanism)

    2. Tín hiệu xung điện trong tế bào thần kinh (Electrical Signals in Nerve Cells)

    3. Chất truyền tin và thụ cảm thể (Messengers and Receptors)

Chương 6. Bộ khung xương của tế bào

6.1. Cấu trúc bộ khung tế bào (Cytoskeletal Systems)

6.1.1. Vi ống

6.1.2. Vi sợi

6.1.3. Sợi trung gian

6.2. Vận động của tế bào (Cellular Movement)

6.2.1. Sự di chuyển của tế bào (Cell Motility)

6.2.2. Sự co cơ (Contractility)



Chương 7. Di truyền và giới tính (Sex and Genetics)

    1. Đặc điểm và vai trò của giới tính (Features and roles of sex)

    2. Tạo giao tử (Gametogenesis)

Chương 8. Tương tác tế bào trong cơ thể (Cellular Communities)

    1. Đặc điểm cấu trúc của mô (tissues)

    2. Tế bào gốc trong mô (Stem Cells)

Chương 9. Điều khiển hoạt động của gen (Control of Gene expression)

    1. Điều khiển phiên mã ở vi khuẩn (Control of Bacterial Gene expression)

    2. Điều khiển hoạt động gen ở tế bào nhân chuẩn (Control of Eukaryotic Gene)

Chương 10. Tăng trưởng và phân chia tế bào (Cell growth and division)

    1. Điều khiển chu trình tế bào (Control of the Cell Division Cycle)

    2. Chết theo chương trình của tế bào (Apotoisis)

    3. Tế bào bất thường – tế bào ung thư (Aberrant cell behavior – cancer)

29. SINH HỌC PHÂN TỬ (Molecular Biology)

  1. Mã môn học:BIO2402

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết:

      • Tế bào và cơ thể (BIO3400)

      • Vi sinh vật học (BIO2403)

  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  2. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

  • PGS.TS. GVC. Võ Thị Thương Lan, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0988551068, E-mail: vothithuonglan@hus.edu.vn

  • TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0983010703, E-mail: nguyenlaithanh@hus.edu.vn

  • TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0947440249, E-mail: hoangthimynhung@hus.edu.vn

  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

  • Hiểu được cấu trúc genome tế bào prokariot, eukariot.

  • Hiểu được tính phức tạp của genome.

  • Hiểu được định nghĩa gen, các cơ chế kiểm soát hoạt động phiên mã, dịch mã của gen trong tế bào nhân sơ và nhân chuẩn

  • Hiểu được quá trình tái bản ADN nhiễm sắc thể (dạng vòng, dạng thẳng)

  • Hiểu được quá trình sửa chữa ADN, các cơ chế sửa chữa. Sửa chữa dựa vào trình tự tương đồng. Sửa chữa không tương đồng.

  • Phân biệt và nắm vững cơ chế hoạt động của các yếu tố ADN có khả năng di chuyển

  • Phân biệt và hiểu được chức năng của một số ARNi

  • Hiểu được các kỹ thuật cơ bản của ADN tái tổ hợp, điện di ADN, xây dựng thư viện ADN, thư viện ADNc, sàng lọc tách dòng, các kỹ thuật lai ADN/ARN, PCR, giải trình tự,... .

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Thiết lập được thí nghiệm biến nạp plasmid vào tế bào nhận.

  • Thực hiện được phản ứng PCR.

  • Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản cắt với enzym giới hạn, tách dòng, sàng lọc.

  • Thao tác thành thạo kỹ thuật điện di, nhuộm chụp ảnh phân tích kích thước các băng ADN.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

  • Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

  • Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

  • Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

  • Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Áp dụng kiên thức genome, gen, kiểm soát hoạt động của gen để nghiên cứu các sinh vật nhân sơ, nhân chuẩn

  • Áp dụng kiến thức để hiểu được và thực hiện được các kỹ thuật phục vụ nghiên cứu sinh học phân tử ở mức độ cơ bản, thực hiện được các xét nghiệm chẩn đoán bệnh di truyển, các tác nhân vi sinh vật gây bệnh bằng các kỹ thuật cơ bản như PCR, cắt với enzym giới hạn, định tính, định lượng ADN/ARN/protein.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

  • Kiểm tra hàng tuần trong các giờ thực tập, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc môn học.

  1. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

  • Alberts B. et al. (2008). Molecular Biology of the Cell (Fifth edition). Garland Publishing. New York.

  • Snustad D. et al. (2011). Principles of Genetics (Sixth edition). John Wiley & Sons, Inc. New York.

  • Võ Thị Thương Lan (2006). Sinh học phân tử tế bào và ứng dụng, NXB Giáo dục.

8.2. Tài liệu tham khảo:

  • Brown T.A. (2002). Genomes (Second edition). BIOS Scientific Publishers, Ltd.

  • Võ Thị Thương Lan, 2007. Một số vấn đề cơ bản của sinh học phân tử”. NXB ĐHQG.

  • Hồ Huỳnh Thùy Dương (2003). Sinh học Phân tử. NXB Giáo dục.

  1. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học đưa ra những kiến thức cơ bản về cấu trúc genome, cấu trúc gen ở mức độ phân tử, hiểu được tính phức tạp của genome, vai trò của các thành phần ADN không mang mã di truyền và khái niệm gen. Học sinh hiểu rõ về các cơ chế tái bản nhiễm sắc thể và sửa chữa ADN. Môn học giới thiệu các quá trình từ điều hòa kiểm soát hoạt động của gen trong các tế bào nhân sơ và nhân chuẩn, trong các giai đoạn sinh trưởng, biệt hoá và phát triển của cơ thể. Các quá trình được minh chứng bằng các kỹ thuật phân tích cấu trúc nhiễm sắc thể, phân tích các phân tử ADN, ARN, xây dựng các thư viện ADN tổng số, ADNc protein, thiết kế phân tử ADN tái tổ hợp, các kỹ thuật phân tích sự có mặt, biểu hiện phiên mã, dịch mã của gen. Các kỹ thuật nhân bản, định tính, định lượng AND/ARN/protein.

  1. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Cấu trúc genome

1.1.ADN là vật liệu di truyền

1.2.Cấu trúc nhiễm sắc thể

1.2.1.Nhiễm sắc thể vi khuẩn: cấu trúc hạch nhân

1.2.2.Nhiễm sắc thể trong tế bào eukaryot: vùng dị nhiễm sắc

1.2.3.Tâm động (centromere) của nhiễm sắc thể eukaryot

1.2.4.Đầu mút (telomere) của nhiễm sắc thể eukaryot

1.3.Genome (hệ gen)

1.3.1.Genome của tế bào prokaryot (tế bào nhân sơ)

1.3.2.Genome của tế bào eukaryot (tế bào nhân thực)

1.3.3.Methyl hoá ADN trong genome eukaryot

1.4.ADN trong các bào quan của tế bào eukaryot

1.4.1.ADN ty thể

1.4.2.ADN lục lạp

1.5.Khái niệm gen

1.5.1.Các gen trong genome vi khuẩn

1.5.2.Các gen trong genome virus

1.5.3.Các gen trong genome eukaryot

1.6.Phân loại gen

1.6.1.Các gen trong một họ gen

1.6.2.Các gen lặp đi lặp lại liên tục

1.6.3.Gen giả

1.7.Thành phần ADN không chứa gen trong genome

1.7.1.Transposon trong genome vi khuẩn

1.7.2.Retrotransposon trong genome eukaryot

1.7.3.T-DNA di chuyển từ genome prokaryot đến genome eukaryot

1.8.Sắp xếp lại genome

1.8.1.Thay đổi dạng giao phối ở nấm men

1.8.2.Thay đổi kháng nguyên bề mặtở động vật đơn bào

Chương 2: Phiên mã và kiểm soát phiên mã

2.1.Mã di truyền bộ ba

2.2.Promoter

2.3.Protein tham gia khởi động phiên mã

2.4.Kiểm soát khởi động phiên mã

2.4.1.Kiểm soát tiêu cực- yếu tố kìm hãm

2.4.2.Kiểm soát tích cực- yếu tố hoạt hoá

2.4.3.Kiểm soát theo cơ chế suy giảm

2.5.Kiểm soát phiên mã trên gen eukaryot

2.5.1.Phản ứng methyl hoá ADN

2.5.2.Phản ứng acetyl hoá histone

2.6.Kiểm soát kết thúc phiên mã ở vi khuẩn

2.7.Tín hiệu ngăn cản dừng phiên mã ở prokaryot

2.8.Kiểm soát kết thúc phiên mã ở eukaryot

2.9.Biến đổi ARNm trong tế bào eukaryot

2.9.1.Polyadenyl hoá ở đầu 3’ của ARNm

2.9.2.Phản ứng cắt nối exon-intron

2.9.3.Phản ứng tự cắt intron của ARNm

2.9.4.Phản ứng trans-splicing

2.10.Kiểm soát sau phiên mã ở tế bào eukaryot

2.10.1.Độ dài đuôi polyA

2.10.2.Độ bền vững của ARNm

2.10.3.ARNmi (micro RNA)

2.10.4.Đọc sửa ARNm



Chương 3: Dịch mã, kiểm soát tổng hợp protein

3.1. Chức năng của các vùng 5’ không dịch mã, 3’ không dịch mã

3.2. Kiểm soát khởi động dịch mã.

3.3. Vai trò của ARN trong kiểm soát dịch mã

3.4. Phản ứng tổng hợp protein

3.5. Tính chính xác của phản ứng tổng hợp protein

3.6. Tổng hợp protein có đích phân bố trong nhân

3.7. Tổng hợp protein có đích phân bố trên màng

3.8. Cải biến sau dịch mã

Chương 4: Kỹ thuật ADN tái tổ hợp

4.1. Cắt ADN bằng enzym giới hạn

4.2. Phân ly các đoạn ADN

4.3. Xây dựng bản đồ vị trí của enzym giới hạn

4.4. Các vector trong kỹ thuật tách dòng

4.4.1. Plasmid

4.4.2. Phage

4.4.3. Các loại vector khác

4.5. Đưa ADN lạ vào vector

4.6. Ngân hàng ADN tổng số

4.7. Ngân hàng ADNc

4.8. Sàng lọc một dòng từ ngân hàngADN

4.8.1. Nguyên tắc của kỹ thuật lai acid nucleic

4.8.2. Điều kiện của phản ứng lai

4.8.3. Phương pháp đánh dấu đầu dò

4.8.4. Phương pháp sàng lọc chung (screening)

4.9. Các kỹ thuật lai acid nucleic

4.9.1. Phương pháp lai Southern blot

4.9.2. Phương pháp lai northern blot

4.9.3. Kỹ thật lai tại chỗ (insitu)

4.10. Xác định trình tự nucleotide

4.10.1. Phương pháp hoá học Marxam-Gilbert

4.10.2. Phương pháp enzym Sanger

4.10.3. Xác định trình tự trên máy tự động

4.11. Một số kỹ thuật xác định tương tác protein-ADN

4.11.1. Phương pháp “DNA footprint”

4.11.2. Phương pháp xác định băng điện di chậm

4.12. Phản ứng PCR (Polymerase Chain Reaction)

4.12.1. Một số yếu tố ánh hưởng đến PCR

4.12.2. Một số ứng dụng của PCR



30. VI SINH VẬT HỌC (Microbiology)

  1. Mã môn học: BIO2403

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết:

Hóa sinh học (BIO2400)

Di truyền học đại cương (BIO3402)



  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  2. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

ThS. Mai Thị Đàm Linh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

  2. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 10 bài kiểm tra ngắn chiếm 25%

Kiểm tra giữa kỳ: 01 bài chiếm 25%

Kiểm tra cuối kỳ: 01 bài chiếm 50%

Hình thức bài kiểm tra: 30% câu hỏi multichoice, 20% câu hỏi đúng sai, 20% câu hỏi tìm thông tin, 30% câu hỏi ngắn



  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  • Thomas D. Brock, Michael T. Madigan, John M.Martinko, Jack Parker, (2011), Biology of Microbiology, 12th edition, Prentice Hall, Englewood Cliff, New Jersey.

  • Prescott Lansing M, Harley, John P, Klein, Donald A, (2011), Microbiology, tenth edition, Mc Graw-Hill.

  • Bauman Robert W, 2004, Microbiology, Pearson Benjamin Cummings

  • Tortora, Funke, Case (2010)Microbiology – An Introduction Benjamin Cummings

  1. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học sẽ cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản về vi sinh vật, từ cấu trúc tế bào cho đến chức năng của chúng, cơ sở hóa sinh học của sự trao đổi chất trong tế bào vi sinh vật, sinh trưởng của tế bào vi sinh vật,các phương pháp nghiên cứu về vi sinh vật. Đồng thời giáo trình còn cung cấp thông tin về vai trò của vi sinh vật trong nghiên cứu và trong đời sống bao gồm: Dịch tễ học các vi sinh vật gây bệnh, đa dạng vi sinh vật và sự tương tác với hệ sinh thái, vi sinh vật công nghiệp…
Subject in Microbiology balances the most current coverage with the major classical and contemporary concepts essential for understanding microbiology. Microorganisms and Microbiology, A Brief Journey to the Microbial World, Chemistry of Cellular Components, Structure/Function in Bacteria and Archaea, Nutrition, Culture and Metabolism of Microorganisms, Microbial Growth, Essentials of Molecular Biology, Archael and Eukaryotic Molecular Biology, Regulation of Gene Expression, Overview of Viruses and Virology, Principles of Bacterial Genetics, Genetic Engineering, Microbial Genomics, Microbial Evolution and Systematics, Methods in Microbial Ecology, Microbial Ecosystems, Industrial Microbiology, Biotechnology, Antimicrobial Agents and Pathogenicity, Microbial Interactions with Humans, Essentials of Immunology, Immunology in Host Defense and Disease, Molecular Immunology, Diagnostic and Microbiology and Immunology, Epidemiology, Person-to-Person Microbial Diseases, Vectorborne and Soilborne Diseases, Wastewater Treatment, Water Purification, and Waterborne Micriobial Diseases, Food Preservation and Foodborne Microbial Diseases. Intended for those interested in learning the basics of microbiology

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Giới thiệu chung

    1. Các nhân tố cấu tạo nên tế bào và virut

    2. Sự tiến hóa loài

    3. Đa dạng vi sinh vật

Chương 2.Các kĩ thuật vi sinh vật cơ bản

    1. Kính hiển vi

    2. Kính hiển vi điện tử

    3. Dinh dưỡng vi sinh vật

    4. Môi trường nuôi cấy

    5. Giống chuẩn vi sinh vật

    6. Kĩ thuật khử trùng

Chương 3.Cấu trúc tế bào

    1. Lipid

    2. Kích thước và hình dạng tế bào

    3. Màng tế bào và các hình thức vận chuyển qua màng

    4. Thành tế bào prokariotes

    5. Các cấu trúc bên ngoài tế bào

    6. Sự chuyển động của vi sinh vật

Chương 4.Trao đổi chất

    1. Năng lượng và enzym

    2. Phản ứng oxi hóa khử và các hợp chất giàu năng lượng

    3. Các con đường trao đổi chất

    4. Sự đa dạng trong trao đổi chất ở vi sinh vật

Chương 5.Sinh trưởng ở vi sinh vật

5.1 Quá trình phân chia ở tế bào vi khuẩn

5.2 Sinh trưởng

5.3 Các phương pháp xác định sinh trưởng của vi sinh vật



    1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng vi sinh vật

Chương 6.Virut, viroids, prions

    1. Cấu trúc và sinh trưởng ở virutVirus tructure and growth

    2. Sao chép ở virut

    3. Phân loại virut

    4. Các cấu trúc dưới đơn vị virut

Chương 7. Sự tiến hóa và hệ thống hóa ở vi sinh vật

    1. Giới thiệu chung

    2. Sự tiến hóa ở vi sinh vật

    3. Quá trình hệ thống hóa ở vi sinh vật

Chương 8.Di truyền học vi khuẩn

8.1 Cấu trúc genom của tế bào Prokaryot

8.2 Cấu trúc genom của tế bào Eukaryot


    1. Giới thiệu một số nhóm vi khuẩn tiêu biểu

Chương 9.Vi khuẩn cổ

9.1 Giới thiệu chung về vi khuẩn cổ



    1. Sự chuyển hóa năng lượng ở vi khuẩn côe

Chương 10.Sinh thái học vi sinh vật

    1. Tương tác trong quần thể vi sinh vật

    2. Các phương pháp xác định hoạt tính vi sinh vật trong tự nhiên

Chương 11.Miễn dịch học vi sinh vật

11.1 Giới thiệu chung

11.Kháng nguyên

11.3 Kháng thể

11.4 Mối tương tác giữa vi sinh vật và con người


    1. Miễn dịch học trong các bệnh từ vi sinh vật

Chương 12.Vi sinh vật học công nghiệp

12.1 Vi sinh vật công nghiệp và sự tạo thành sản phẩm

12.2 Các sản phẩm công nghiệp từ vi sinh vật phục vụ trong sức khỏe

12.3 Các sản phẩm công nghiệp từ vi sinh vật phục vụ trong công nghiệp thực phẩm



31. SINH HỌC PHÁT TRIỂN (Developmental Biology)

  1. Mã môn học/chuyên đề:BIO2404

  2. Số tín chỉ:3

  3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phân tử (BIO2402)

Sinh lý học người và động vật (BIO2405)



  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

  2. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

  • TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, Điện thoại: 098301070, E-mail: nguyenlaithanh@hus.edu.vn

  • ThS.GV: Bùi Việt Anh, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, Điện thoại: 0904342423, E-mail: buivietanh@hus.edu.vn

  • TS.GV: Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, Điện thoại: 0947440249, E-mail: hoangthimynhung@hus.edu.vn

  1. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

  • Chỉ ra được các yếu tố phát triển ở sinh vật.

  • Mô tả lại được quá trình tạo giao tử nói chung ở động vật và riêng biệt ở động vật có vú.

  • Mô tả được quá trình phát triển phôi sớm của các loại động vật điển hình trong nghiên cứu là giun tròn, cầu gai, cá lưỡng tiêm, ếch và động vật có vú.

  • Giải thích được cơ chế để trứng chỉ thụ tinh với duy nhất một tinh trùng cùng loài mặc dù rất nhiều tinh trùng được tạo ra và cùng phải tham gia quá trình thụ tinh.

  • Giải thích được cơ chế tạo hình của phôi trên cơ sở điều hòa hoạt động gen.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Xây dựng được bài thuyết trình bằng tiếng Anh theo chủ đề liên quan đến sự phát triển của động vật.

  • Biết phân tích và chọn lọc thông tin để viết báo cáo chuyên môn bằng tiếng Anh.

  • Có được kỹ năng nghe thuyết trình và đặt câu hỏi, đặc biệt là bằng tiếng Anh.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

  • Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

  • Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

  • Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

  • Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Áp dụng kiến thức để có ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản và chủ động lựa chọn thời điểm mang thai hợp lý cho cá nhân và cộng đồng.

  • Hiểu được bản chất của giới tính và vấn đề bất thường giới tính và giải thích được cho những người có liên quan.

  • Vận dụng kiến thức để giải thích những quan điểm chưa đúng về vai trò quan trọng của người phụ nữ trong việc tạo ra thế hệ tương lai.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

  • Kiểm tra nhanh hàng tuần trên lớp, bài thu hoạch hàng tháng, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc môn học.

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc:

  • Scott Gilbert, 2006. Developmental Biology, Eighth edition. Sinauer Associates, Inc., Sunderland, Massachusetts USA.

  • Klaus Kalthoff, 2001. Analysis of Biological Development, McGraw-Hill Science.

  • Nguyễn Mộng Hùng, 1993. ” Bài giảng sinh học phát triển”, NXB KH&KT.

    1. Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Mộng Hùng, 2004. Công nghệ tế bào phôi động vật. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Nguyễn Mộng Hùng, Nguyễn Lai Thành, 2004. Hướng dẫn thực tập sinh học phát triển. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp, 2005. Công nghệ tế bào động vật. NXB Giáo dục.

  1. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học sẽ đưa người học tiếp cận đến các vấn đề của sinh học phát triển từ đơn giản đến phức tạp bao gồm: Các yếu tố phát triển trong sinh sản các loại sinh vật điển hình; Quá trình biến đổi phức tạp từ tế bào sinh dục nguyên thuỷ tới các giao tử thành thục; Các biến đổi của trứng và tinh trùng trong quá trình thụ tinh để hình thành nên hợp tử; Quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật điển hình; Cơ chế quyết định giới tính ở động vật; Tế bào gốc và sự biệt hóa thành tế bào chức năng; Quá trình điều hoà hoạt động gen trong phát triển phôi; Cơ chế của sự hình thành trục cơ thể trong quá trình phát triển phôi ở ruồi dấm và động vật có vú.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Khái niệm phát triển

    1. Khái niệm phát triển

    2. Phát triển và sinh sản.

    3. Các yếu tố phát triển ở các sinh vật sơ đẳng

      1. Amíp

      2. Tảo đơn bào Acetabularia

      3. Nấm nhầy Dictyostelium discoideum

    4. Sự phát triển ở động vật đa bào

Chương 2. Sự tạo giao tử

2.1. Sơ đồ chung về tạo giao tử

2.2. Các tế bào sinh dục nguyên thuỷ

2.3. Sự phân chia sinh - thể

2.4. Sự sinh tinh (Spermatogenesis)

2.4.1. Cấu tạo tinh trùng

2.4.2. Một vài tính chất của tinh trùng có liên quan tới vấn đề thụ tinh nhân tạo.

2.4.3. Tuyến sinh dục đực.

2.4.4. Biểu mô sinh tinh và sự tạo tinh.

2.4.5. Sự tạo hình tinh trùng

2.5. Sự tạo trứng (Oogenesis)

2.5.1. Hình dạng và cấu trúc tế bào trứng

2.5.2. Các kiểu tạo trứng

2.5.3. Giai đoạn sinh sản các noãn nguyên bào

2.5.4. Giai đoạn tăng trưởng noãn bào

2.5.4.1. Những biến đổi của nhân noãn bào trong giai đoạn tăng trưởng

2.5.4.2. Dự trữ các thành phần của bộ máy tổng hợp protein

2.5.4.3. Sự tạo noãn hoàng

2.5.5. Sự thành thục noãn bào và rụng trứng

2.5.6. Cơ chế điều hòa chu kỳ rụng trứng



Chương 3. Sự thụ tinh

    1. Ảnh hưởng qua lại giữa trứng và tinh trùng qua khoảng cách

    2. Tương tác tiếp xúc giữa tinh trùng và trứng

    3. Sự tạo và kết hợp các nhân nguyên

    4. Sự phân vùng noãn bào chất

3.5 Một số trường hợp sinh sản đặc biệt. Trinh sản, mẫu sinh và phụ sinh.

Chương 4. Sự phát triển phôi sớm

4.1 Sự phân cắt và tạo phôi nang

4.1.1 Đặc tính chung của phân cắt

4.1.2 Hình thái học và phân loại phân cắt

4.1.3 Các kiểu phân cắt một phần

4.1.4 Các kiểu phân cắt hoàn toàn

4.1.5 Sự tạo phôi nang và các loại phôi nang

4.2 Tạo phôi vị

4.2.1 Các phương thức tạo phôi vị ở phôi phân cắt hoàn toàn

4.2.2 Các phương thức tạo trung bì



  • Bằng các tận bào ở nhóm có miệng nguyên sinh

  • Từ nội bì ở nhóm có miệng thứ sinh

  • Tạo túi

  • Tách lớp

  • Di cư

4.2.3 Tạo phôi vị ở cầu gai

4.2.4 Tạo phôi vị ở cá lưỡng tiêm

4.2.5 Tạo phôi vị ở lưỡng thê (ở phôi ếch)

4.3 Tạo phôi thần kinh và biệt hoá trung bì

4.3.1 Ở cá lưỡng tiêm

4.3.2 Ở lưỡng thê



  • Tạo thần kinh

  • Sự tách trung bì

  • Sự biệt hoá trung bì

4.4 Dẫn xuất của ba lá phôi

  • Dẫn xuất của ngoại bì

  • Dẫn xuất của nội bì

  • Dẫn xuất của trung bì

4.5 Phát triển phôi sớm ở chim

4.5.1 Cấu tạo trứng gà

4.5.2 Phôi nang

4.5.3 Tạo phôi vị

4.5.4 Tạo các túi ngoài phôi

4.6 Phát triển phôi sớm ở động vật có vú

4.6.1 Phát triển phôi

4.6.2 Sự tạo nhau thai

4.6.3 Phân loại nhau thai

Chương 5. Quyết định giới tính ở động vật

5.1 Quyết định giới tính do nhiễm sắc thể giới tính

5.2 Quyết định giới tính do gen trên nhiễm sắc thể thường

5.3. Quyết định giới tính do môi trường



Chương 6. Tế bào gốc và sự biệt hóa

    1. Các khái niệm cơ bản

    2. Tế bào gốc trong phát triển phôi sớm

    3. Quyết định, biệt hoá và điều chỉnh ở giai đoạn sớm

    4. Vai trò của vị trí phôi bào ở động vật có vú

    5. Sự cảm ứng phôi

    6. Nguyên tắc về biệt hoá tế bào

Chương 7. Sự tạo mẫu hình của phôi và điều hòa gen trong phát triển phôi

    1. Phân tích ở mức di truyền và phân tử sự tạo mẫu hình ở phôi ruồi giấm

      1. Quá trình phát triển phôi ở ruồi giấm

      2. Các gen mẹ ảnh hưởng đến tạo trục trước – sau.

      3. Các gen phân đốt

      4. Các gen homeotic

      5. Tạo trục lưng – bụng.

    2. Phân tích ở mức di truyền và phân tử sự tạo mẫu hình ở phôi động vật có xương sống.

      1. Sự bảo thủ tiến hoá của phức hệ homeobox.

      2. Các gen Hox

    3. Điều hòa gen trong phát triển cơ thể động vật

      1. Cấu trúc gen

      2. Vai trò của trình tự điều hòa

      3. Sự điều hòa gen trong quá trình phát triển

32. SINH LÝ HỌC NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT (Human and Animal Physiology)

  1. Mã môn học: BIO2405

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết:

Sinh học tế bào (BIO2401), Cá thể và quần thể (BIO3401)

  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

  2. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

  • ThS. Phạm Trọng Khá, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

  • ThS. Lưu Thị Thu Phương,Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

  • TS. Tô Thanh Thúy,Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

  1. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

    1. Kiến thức

  • Hiểu các khái niệm và các nguyên lý cơ bản trong sinh lý học nói chung và sinh lý người và động vật nói riêng.

  • Nắm vững các kiến thức về những quá trình sống diễn ra trong cơ thể người và động vật từ bậc thấp đến bậc cao như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, nội tiết, sinh sản, ý nghĩa và quá trình phát triển cũng như cơ chế hoạt động của các hệ thống đó….Trên cơ sở đó sinh viên có thể làm sáng tỏ nhiều hiện tượng sinh lý xảy ra trong hệ thống sống, có thể tiến hành các thí nghiệm điều tra, giải quyết các vấn đề liên quan tới sinh lý người và động vật.

  • Nắm được các phương pháp nghiên cứu dùng trong sinh lý người và động vật và các hướng ứng dụng vào thực tiễn.

    1. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Có kỹ năng phát hiện, phân tích, giải quyết vấn đề trong lĩnh vực sinh lý học người và động vật.

    1. Kỹ năng và thái độ xã hội

Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, ngoại cảnh để áp dụng vào các hoạt động thực tiễn liên quan đến sinh lý học người và động vật.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

  • Kiểm tra thường xuyên:

  • Điểm trung bình trung của các bài thảo luận hoặc kiểm tra ngắn, thực hành trong phòng thí nghiệm

  • Hệ số điểm: 20%

  • Kiểm tra giữa kỳ:

  • Thời gian: sau tuần thứ 5

  • Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm

  • Hệ số điểm: 20%

  • Kiểm tra cuối kỳ:

  • Thời gian: sau tuần thứ 10

  • Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận

+ Hệ số điểm: 60%

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  • Cindy L. Stanfrield, 2011. Principles of Human Physiology, 4th edition, Benjamin Cummings, USA.

  • Hill, Wyse, Anderson, 2008. Animal Physiology, 2nd edition, Sinauer Associatees, Inc. USA.

  • Guyton and Hall, 2010. Textbook of Medical Physiology, 12th edition, Sinauer Associatees, Inc. USA.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học gồm 6 phần chính: (1) thế nào là sinh lý học, (2) các hệ thống tích hợp, điều tiết cơ thể (thần kinh, nội tiết, cảm giác), (3) tiêu hóa, hấp thu và trao đổi chất, (4) Cơ và sự vận động, (5) Sự vận chuyển các khí hô hấp (tuần hoàn, hô hấp) và (6) Nước, muối và sự bài tiết, cân bằng nội môi. Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cơ sở sinh lý học người và động vật. Các quá trình sinh lý cơ bản được trình bày ở mức độ cơ thể, tế bào và phân tử cùng với một số ứng dụng cụ thể.

The courseconsists ofsixparts: (1)What isphysiology?, (2) Integrating systems, control of the body (nervous system, endocrine system, sensory), (3) Digestion, absorption and energy metabolism, (4) Movement and muscle, 5)Oxygen, carbon dioxide, internal transport (circulation and respiration) and 6)Water,saltexcretion, homeostasis. This courseprovidesstudents withbasic knowledgeonthe human and animalphysiology. The basicphysiological processis presented inthelevels from molecules to the body together with somespecific applications.



  1. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Giới thiệu chung về sinh lý học

  • Khái niệm sinh lý học

  • Sự tổ chức của cơ thể

  • Phương pháp nghiên cứu

  • Cân bằng nội môi: một nguyên tắc tổ chức trung tâm của sinh lý học

Chương 2. Sinh lý thần kinh

2.1. Quá trình phát triển và tiến hóa của hệ thân kinh

2.2. Tổng quan về cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh

2.3. Tế bào thần kinh và tín hiệu điện

2.3.1. Neuron và Neuroglia

2.3.2. Sự thiết lập điện thế màng và điện thế hoạt động: bản chất xung thần kinh

2.4. Synap thần kinh

2.4.1. Synap điện

2.4.2. Synap hóa học

2.4.3. Cơ dẫn truyền xung thần kinh qua synap

2.5. Các trung khu thần kinh và tính chất của chúng

2.6. Nguyên tắc hoạt động của hệ thần kinh

2.6.1. Khái niệm phản xạ

2.6.2. Cung phản xạ

2.6.3. Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện

2.7. Hệ thần kinh trung ương

2.7.1. Tủy sống: chất xám và chất trắng

2.7.2. Não bộ: vỏ bán cầu đại não và các cấu trúc dưới vỏ não

2.8. Một số đặc điểm cơ bản trong sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao

2.9. Hệ thần kinh thực vật tính và động vật tính



Chương 3. Sinh lý máu

3.1. Chức năng chung của máu

3.2. Tổng quan về các thành phần của máu, những khái niệm cơ bản

3.3. Vị trí tạo máu và sự tạo máu

3.4. Huyết tương

3.5. Hồng cầu

3.5.1. Hemoglobin và sự vận chuyển O2 và CO2

3.5.2. Chu kỳ sống của hồng cầu

3.5.3. Nhóm máu

3.6. Bạch cầu: phân loại bạch cầu và chức năng của chúng

3.7. Tiểu cầu và sự cầm máu

Chương 4. Sinh lý tuần hoàn

4.1. Tổng quan về hệ tuần hoàn

4.2. Giải phẫu tim và hệ mạch

4.2.1. Tim: sự hoạt động như một cái bơm

- Đặc tính hưng phấn cơ tim

- Chu kỳ tim

- Lưu lượng tim và cơ chế kiểm soát lưu lượng tim

- Hoạt động điện của tim, điện tim

4.2.2. Huyết áp

4.3. Điều hòa hoạt động tim - mạch

4.4. Tuần hoàn máu ở cá

Chương 5. Sinh lý hô hấp

5.1. Cấu trúc và chức năng của hệ hô hấp

5.2. Sự trao đổi khí

5.2.1. Tuần hoàn phổi

5.2.2. Sự khuếch tán các khí hô hấp

5.2.3. Trao đổi khí O2 và CO2

5.3. Sự vận chuyển các khí hô hấp trong máu

5.4. Điều hòa hô hấp



Chương 6. Sinh lý tiêu hóa

4.1. Các chất dinh dưỡng

4.1.1. Protein

4.1.2. Lipid

4.1.3. Carbohydrat

4.1.4. Các vitamin and muối khoáng

4.2. Sự bài tiết dịch tiêu hóa

4.2.1. Sự bài tiết nước bọt

4.2.2. Sự bài tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày

4.2.3. Sự bài tiết dịch tiêu hóa ở tuyến tụy

4.2.4. Sự bài tiết dịch mật

4.2.5. Sự bài tiết dịch ruột

4.3. Quá trình tiêu hóa và hấp thu

4.3.1. Tiêu hóa và hấp thu carbohydrat

4.3.2. Tiêu hóa và hấp thu lipid

4.3.3. Tiêu hóa và hấp thu protein

4.3.4. Hấp thu muối và nước

Chương 7. Sinh lý bài tiết

7.1. Các chức năng của hệ bài tiết

7.2. Các sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất

7.3. Cấu trúc của hệ bài tiết

7.3.1. Cấu trúc đại thể của thận

7.3.2. Cấu trúc vi thể của thận

7.4. Quá trình hình thành và bài xuất nước tiểu

7.4.1. Quá trình lọc cầu thận

7.4.2. Quá trình tái hấp thu và bài tiết ở các ống thận

7.4.3. Điều hòa tốc độ lọc cầu thận

7.5. Hệ bài tiết với cân bằng nước, muối khoáng và axit – bazơ

Chương 8. Sinh lý nội tiết

8.1. Tổng quan về các tín hiệu (chất truyền tin) trong cơ thể sống

8.2. Phân loại các tín hiệu: tín hiệu hóa học và tín hiệu điện

8.3. Tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết

8.4. Bản chất hóa học của hormon

8.5. Đặc tính của hormon

8.6. Cơ chế tác dụng của hormon

8.7. Những tác dụng sinh lý của hormon

8.8. Sự tổng hợp, tích trữ và giải phòng hormon

8.9. Điều hòa hoạt động của hormon

8.10. Các loại tuyến nội tiết và chức năng của chúng

Chương 9. Sinh lý cơ

9.1. Cấu trúc cơ xương (cơ vân)

9.2. Cơ chế phân tử của sự co cơ

9.3. Điều hòa hoạt động co cơ

9.4. Cơ trơn và cơ tim

9.5. Sự rèn luyện thân thể



33. THỐNG KÊ SINH HỌC (Biostatistics)

  1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2047

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết:

Giải tích 2 (MAT1192), Xác suất thống kê (MAT1101).

  1. Ngôn ngữ giảng dạy:tiếng Việt

  2. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

  • GVC. Chu Văn Mẫn, Bộ môn Nhân học - Sinh lý học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

  • TS. Đỗ Minh Hà, Bộ môn Nhân học - Sinh lý học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

  • Biết cách thu thập số liệu trong nghiên cứu các vấn đề sinh học, sắp xếp hệ thống hoá số liệu đã thu được, tìm ra những tham số đặc trưng cho bộ số liệu này. (Mức 1)

  • Nắm được các phương pháp phân tích các quy luật biến thiên của các bộ số liệu thu được, xác định mối liên hệ giữa nhiều hệ thống số liệu. (Mức 2)

  • Hiểu và vận dụng được một số phương pháp toán học trong việc giải bài toán sinh học, xử lí thống kê và quản lí số liệu, khai thác một cơ sở dữ liệu nghiên cứu trong sinh học bằng một số phần mềm Thống kê. (Mức 3)

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Hình thành kỹ năng tổ chức lưu trữ, quản lý, khai thác và phân tích dữ liệu tự động, thể hiện thông tin phục vụ thực tế. (Mức 2)

  • Sử dụng thành thạo các thủ tục phân tích thống kê, giải quyết bài toán mô tả biến động quần thể bằng phần mềm Thống kê. (Mức 3)

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Rèn luyện sinh viên có tính thận trọng, tỉ mỉ và sáng tạo trong khi thao tác với dữ liệu. (Mức 3)

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Vận dụng được các kiến thức được trang bị vào việc xử lý dữ liệu trong việc làm niên luận, khóa luận tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học sau này. (Mức 3).

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

  • Kiểm tra giữa kỳ:

    • Thời gian: sau tuần thứ 5

    • Hình thức kiểm tra: thực hành trên máy

    • Hệ số điểm: 20%

  • Kiểm tra cuối kỳ:

    • Thời gian: sau tuần thứ 10

    • Hình thức kiểm tra: thực hành trên máy

    • Hệ số điểm: 60%

  • Điểm thường xuyên:

    • Điểm trung bình chung của các bài thực hành

    • Hệ số điểm: 20%

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  • Chu Văn Mẫn. 2011. Tin học trong công nghệ sinh học. NXB GIÁO DỤC Hà Nội

  • Chu Văn Mẫn, Đào Hữu Hồ, 2001.Thống kê Sinh học. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 162 tr.

  • Samuels Witmer. 2003. Statistics for the Life sciences, 3-rd ed. Pearson Education.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Giới thiệu về thống kê sinh học và Microsoft Excel. Tổng thể và mẫu, số trung bình, phương sai và các đặc trưng thống kê khác của mẫu. Một số hàm cơ bản trong Excel để tính các đặc trưng thống kê của mẫu. Ước lượng các tham số thống kê của tổng thể, dung lượng mẫu. So sánh các tham số thống kê, phương pháp phi tham số, phân tích phương sai, phân tích tương quan và hồi quy. Thiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa thực nghiệm trong sinh học. Quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu sử dụng bảng tính Excel.
Introduction to Biostatistics and Microsoft Excel. Population and sample, the sample mean, variance and other parameters of the sample. Some basic functions in Excel to calculate the statistical parameters of the sample. Estimation of the population parameters, size of the sample. Comparison of statistical parameters, nonparametric methods, analysis of variance, correlation and regression analysis. Experimental design and optimization in biology. Management and exploitation of biological database using Excel spreadsheets.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Giới thiệu chung về phương pháp thống kê sinh học và Microsoft Excel

1. Các khái niệm cơ bản

2. Các thao tác cơ bản trong bảng tính

3. Ví dụ giải một vài bài toán sinh học bằng phần mềm Microsoft Excel



Chương 2. Các khái niệm cơ bản về thống kê sinh học

1. Nhắc lại một vài khái niệm và kí hiệu

2. Tổng thể và mẫu

3. Đặc trưng thống kê của mẫu

3.1. Đại lượng trung bình

3.2. Các chỉ số phân tán

4.Tính các đặc trưng thống kê mẫu bằng hàm trong Microsoft Excel

Chương 3. Ước lượng các tham số của tổng thể

1. Đặt vấn đề và một vài khái niệm

2. Ước lượng số trung bình, phương sai và xác suất của tổng thể

2.1. Ước lượng số trung bình, phương pháp tính trong Microsoft Excel

2.2. Ước lượng phương sai, phương pháp tính trong Microsoft Excel

2.3. Ước lượng xác suất (tỷ lệ) của một tổng thể, phương pháp tính trong Microsoft Excel

3. Xác định dung lượng mẫu cần thiết, phương pháp tính trong Microsoft Excel

Chương 4. Kiểm định giả thiết thống kê về các tham số của đặc trưng sinh học

1. Đặt bài toán và một vài khái niệm

2. Phương pháp so sánh kết quả thống kê các mẫu nghiên cứu

2.1. Ý nghĩa

2.2. So sánh kết quả thống kê các mẫu nghiên cứu độc lập

2.2.1. Kiểm định giả thiết Ho: 1 = 2

2.2.2. Kiểm định giả thiết Ho: 1 = ....= k với k3

2.3. So sánh kết quả thống kê các mẫu nghiên cứu liên hệ

2.3.1. Kiểm định giả thiết Ho: 1 = 2

2.3.2. Kiểm định giả thiết Ho: 1 = ....= k với k3

2.4. Kiểm định tính độc lập và so sánh các tỷ lệ

2.4.1. So sánh tỷ lệ

2.4.2. Kiểm định tính độc lập của các yếu tố thí nghiệm

3. Phương pháp phân tích phương sai (analysis of variance - ANOVA)

3.1. Đặt bài toán

3.2. Phân tích phương sai một nhân tố đối với các thí nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn (fully randomized designs)

3.3. Phân tích phương sai hai nhân tố

Chương 5. Mô hình hóa quy luật phân bố của một đặc trưng sinh học


1. Tiêu chuẩn 2

2. Kiểm định một mẫu theo một hàm phân phối

2.1. Hàm phân phối chuẩn

2.2. Luật xác suất nhị thức

2.3. Luật xác suất Poisson

2.4. Phân bố giảm (phân bố mũ hàm Meyer)

2.5. Phân bố Weibull

2.6. Phân bố khoảng cách



Chương 6. Phân tích tương quan và hồi quy

1. Khái niệm về phân tích thống kê nhiều biến số

2. Xác định mức độ liên hệ giữa các đại lượng - hệ số tương quan R

3. Phân tích tương quan hồi quy

3.1. Hồi quy tuyến tính một lớp

3.2. Liên hệ tuyến tính nhiều lớp

4. Phân tích tương quan phi tuyến tính

4.1. Giới thiệu một số hàm phi tuyến tính

4.2. Phân tích mối liên hệ giữa các đại lượng tương quan phi tuyến

5. Thiết lập tương quan hồi quy bằng biểu đồ

5.1. Giới thiệu chế độ biểu đồ của phần mềm Microsoft Excel

5.2. Thiết lập biểu đồ tương quan



Chương 7. Thiết kế thí nghiệm

1. Khái niệm cơ bản

1.1. Khái niệm về thiết kế thí nghiệm

1.2. Mô hình thiết kế thí nghiệm

1.3. Các bước thực hiện thiết kế thí nghiệm

2. Thiết kế thí nghiệm

2.1. Mục tiêu

2.2. Lựa chọn các biến

2.3. Lựa chọn thiết kế thí nghiệm

2.4. Thiết kế thí nghiệm bậc 1



Каталог: userfiles
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
userfiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
userfiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
userfiles -> BỘ XÂy dựNG
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
userfiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
userfiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 4.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương