Tập CÔng nghệ chuyển mạch tiên tiến lời nóI ĐẦU



tải về 3.01 Mb.
Chế độ xem pdf
trang19/55
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2022
Kích3.01 Mb.
#51966
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   55
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch Tập 2 - TS. Hoàng Minh, TS. Hoàng Trọng Minh 965347

b) Định tuyến PNNI 
Các chức năng chính của định tuyến PNNI bao gồm: 
- Tìm kiếm thông tin trạng thái các nút lân cận; 
- Trao đổi thông tin về cơ sở dữ liệu cấu hình mạng ; 
- Tràn lụt các bản tin trạng thái cấu hình PTSE; 
- Bầu ra trưởng nhóm trong nhóm cùng cấp – PGL; 
- Tổng kết lại các thông tin trạng thái của cấu hình mạng; 
- Xây dựng đường đi trong hệ thống phân cấp. 
Ban đầu, thuật toán Dijkstra được sử dụng trong định tuyến PNNI. 
Tuy nhiên, nó chỉ đáp ứng được yêu cầu tìm đường trong đó đòi hỏi đáp 
ứng tham số chất lượng dịch vụ đơn lẻ. Vì vậy, thuật toán Dijkstra 
nguyên thủy không thể sử dụng cho định tuyến đáp ứng đảm bảo chất 
lượng với nhiều dịch vụ cùng lúc. Sau đó thuật toán Dijktra được cải tiến 
nhằm đáp ứng các loại hình đa dịch vụ bằng cách kết hợp với một số 
chức năng báo hiệu.


Chương 4: Công nghệ chuyển mạch tiên tiến 
221 
 
 
Các thành phần trong cấu trúc định tuyến PNNI được chỉ ra trên 
hình 4.6 gồm: 
* Nút logic và liên kết logic 
Nút logic là thành phần cơ bản nhất trong mô hình hệ thống mạng 
PNNI, nó nằm ở tầng dưới cùng trong hệ thống phân cấp mạng.
Liên kết giữa 2 nút logic gọi là liên kết logic, liên kết này có thể là 
một liên kết vật lý hoặc một kênh VPC. Liên kết logic giữa 2 nút một 
nhóm cùng cấp còn gọi là liên kết ngang hàng, liên kết giữa 2 nút thuộc 2 
nhóm cùng cấp khác nhau còn gọi là kiên kết bên ngoài.
* Nhóm ngang hàng PG (Peer Group) 
Tập hợp các nút logic có chia sẻ thông tin cấu trúc mạng do các nút 
đó quảng bá trong cấu trúc mạng gọi là nhóm ngang hàng. Thành viên 
trong các nhóm ngang hàng này tìm kiếm thông tin về các nút lân cận 
Hình 4.6: Mô hình phân cấp định tuyến PNNI


222 
 
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch 
bằng giao thức HELLO, mỗi nút gửi gói tin HELLO qua cổng kết nối tới 
nút khác để thu được thông tin về các nút khác. Về vật lý các nhóm 
ngang hàng bao gồm các nút vật lý, về logic các nhóm ngang hàng là 
nhóm các nút được tập hợp bởi các nút logic đại diện cho các nhóm cùng 
cấp ở tầng thấp ở tầng tiếp theo của cấu trúc.
Trên hình 4.6 ta có các nhóm ngang hàng với nhau gồm (PGA, 
PGB), ở tầng thấp hơn ta có các nhóm (PGA1, PGA2, PGB1, PGB2, 
PGC) là ngang hàng với nhau. 
* Định danh nút, định danh nhóm ngang hàng 
Định danh nhóm ngang hàng và định danh nút được sử dụng để 
phân biệt các nút trong cùng một nhóm ngang hàng cũng như giữa các 
nhóm với nhau, có 13 octet đầu của địa chỉ ATM để định danh nút. 
Trong hình 4.8 ta có thể thấy định danh các nhóm như (PGA, PGA) và 
định danh các nút khác nhau như (A1.1, A1.2). Điều này cho thấy rõ tính 
duy nhất của mỗi nút và mỗi nhóm trong mô hình PNNI. 
* Trưởng nhóm ngang hàng PGL (Peer Group Leader) 
Trong nhóm cùng cấp, sau khi các nút trao đổi thông tin theo giao 
thức HELLO, quá trình bầu chọn ra 1 nút làm nút gốc cùng cấp này sẽ 
bắt đầu. Nút gốc này sẽ đại diện cho các nút trong cùng nhóm tại các 
mức tiếp theo cao hơn. Nút trưởng nhóm sẽ tổng hợp thông tin nhóm và 
gửi thông tin đến nút logic đại diện cho nó ở các mức kết tiếp. Đồng thời, 
nó thu thập thông tin về các tầng cha ông, thông tin này được sử dụng để 
tìm đường cho các thông tin muốn đi qua nhóm ngang hàng. Các nút gốc 
được đánh dấu màu đen như A1.1, B2. 
* Nút đại diện cho nhóm logic LGN (Logical Group Node
Nút đại diện cho nhóm logic là khái niệm trừu tượng về nút có chức 
năng giới thiệu nhóm cùng cấp ở tầng dưới với tầng trên của mạng PNNI 
trong mô hình phân cấp, nó tập hợp và tổng kết các thông tin về nhóm 
con ứng với nó. LGN bao gồm thông tin cấu trúc mạng được tập hợp lại 



tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   55




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương