Tập CÔng nghệ chuyển mạch tiên tiến lời nóI ĐẦU


Các giao thức điều khiển MPLS



tải về 3.01 Mb.
Chế độ xem pdf
trang27/55
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2022
Kích3.01 Mb.
#51966
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   55
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch Tập 2 - TS. Hoàng Minh, TS. Hoàng Trọng Minh 965347

4.3.3 Các giao thức điều khiển MPLS
a) Giao thức phân bổ nhãn LDP 
Giao thức phân bổ nhãn LDP làm một trong các tiếp cận nền tảng 
để phân bổ nhãn giữa các LSR. Giao thức LDP là giao thức điều khiển 
tách biệt được các LSR sử dụng để trao đổi và điều phối quá trình gán 
nhãn/FEC. Giao thức này là một tập hợp các thủ tục trao đổi các bản tin 
cho phép các LSR sử dụng giá trị nhãn thuộc FEC nhất định để truyền các 
gói thông tin. Các hoạt động cơ bản của LDP được chia thành 4 vùng sau: 
- Phát hiện các LSR lân cận có hỗ trợ giao thức LDP; 
- Thiết lập điều khiển giữa các LSR lân cận, đàm phán các khả 
năng và lựa chọn thông tin; 
- Phát hành nhãn;
- Thu hồi nhãn. 
LDP trao đổi các bản tin giữa các LSR bằng các đơn vị dữ liệu giao 
thức PDU (Protocol Data Unit) trong đó có chứa đối tượng TLV
(Type-Length-Value). Đây chính là đặc điểm rất quan trọng của LDP, nó 
cho phép hỗ trợ thêm các chức năng và đặc tính mới và tạo ra tính tương 
thích ngược đối với các giao thức định tuyến. 


238 
 
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch 
Hai bộ định tuyến chuyển mạch nhãn sử dụng LDP để phát hành 
các nhãn tới nhau được gọi là các LSR đồng cấp. Sự trao đổi thông tin 
giữa các LSR đồng cấp được gọi là một phiên LDP, phiên LDP được sử 
dụng để quản lý và trao đổi thông tin giữa một cặp các không gian nhãn 
nằm trên hai LSR. Phiên LDP được thiết lập và chạy trên giao thức TCP 
để các bản tin LDP đảm bảo độ tin cậy và đúng thứ tự. Một phiên LDP 
được chia thành 5 giai đoạn: 
- Khởi tạo phiên (bao gồm khởi tạo kết nối TCP); 
- Duy trì phiên; 
- Phát hành địa chỉ; 
- Phát hành và quản lý nhãn; 
- Thông tin các sự kiện và lỗi. 
Vị trí của giao thức LDP trong chồng giao thức MPLS được thể 
hiện trong hình 4.12. 
Hình 4.12: Vị trí của LDP trong chồng giao thức của MPLS 
* Phương thức phân bổ nhãn của LDP 
LDP có hai phương thức phân bổ nhãn: Đường xuống theo yêu cầu 
và đường xuống không yêu cầu. Trong cả hai trường hợp, nút đường 


Chương 4: Công nghệ chuyển mạch tiên tiến 
239 
xuống đều chịu trách nhiệm phân bổ nhãn, nhưng trong phương thức sau 
nút đường xuống chỉ phân bổ nhãn khi có khả năng.
Hai phương thức phân bổ nhãn cùng sử dụng một cơ chế phân bổ 
nhãn. Trong phương thức phân bổ nhãn theo yêu cầu, bộ định tuyến LSR 
đường xuống gửi bản tin ánh xạ nhãn tới nút đường lên để yêu cầu gói tin 
gắn nhãn trên một giao diện ra tới LSR đường xuống. Giao diện này 
được nhận dạng bởi phiên LDP chứa bản tin ánh xạ nhãn và nhãn yêu 
cầu được mang trong bản tin. Với phương thức phân bổ nhãn không 
yêu cầu, bộ định tuyến đường lên tự lựa chọn nhãn và cấp phát cho bộ 
định tuyến đường xuống. 
* Phương thức duy trì nhãn 
Sau khi một bộ định tuyến đường lên LSR nhận được phát hành 
nhãn mới từ một bộ định tuyến đường xuống, nó cần phải thay thế các 
nhãn trong bảng chuyển tiếp thông tin nhãn LFIB (Label Forwarding 
Information Base). Bộ định tuyến có hai sự lựa chọn: Duy trì nhãn cũ 
hoặc loại bỏ nhãn cũ và thay thế bằng nhãn mới, tương ứng với hai 
phương thức: duy trì nhãn tiên tiến và duy trì nhãn bảo thủ. Nếu một 
LSR hỗ trợ phương thức duy trì nhãn tiên tiến, nó có thể duy trì liên kết 
nhãn với các FEC và sử dụng khi cần, việc này được thực hiện một cách 
tự động mà không cần đến báo hiệu LDP hay quá trình phân bổ nhãn 
mới. Ưu điểm lớn nhất của phương thức duy trì tiên tiến đó là khả năng 
phản ứng nhanh hơn khi có sự thay đổi định tuyến. Phương thức duy trì 
nhãn tiên tiến tương thích với phương thức phân bổ nhãn không theo yêu 
cầu vì bảng cơ sở dữ liệu chuyển tiếp luôn có sẵn các liên kết nhãn để 
cấp phát cho bộ định tuyến LSR đường xuống. Mặt hạn chế của phương 
thức này là tiêu tốn bộ nhớ và không gian nhãn. Điều này đặc biệt quan 
trọng và có ảnh hưởng rất lớn đối với những thiết bị lưu trữ bảng định 
tuyến trong phần cứng như các bộ định tuyến sử dụng trường chuyển 
mạch ATM. Khi LSR hoạt động ở chế độ duy trì nhãn bảo thủ, nó sẽ chỉ 
giữ những giá trị nhãn/FEC mà nó cần tại thời điểm hiện tại, khi có yêu 
cầu liên kết nhãn từ các bộ định tuyến đường xuống, các nhãn được cấp 
phát bằng cách thay thế các nhãn cũ bằng các nhãn mới. Như vậy, 


240 
 
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch 
không gian nhãn sử dụng sẽ nhỏ hơn nhưng thời gian xử lý cấp phát 
nhãn sẽ dài hơn. Để cải thiện thời gian xử lý nhãn, bộ định tuyến đường 
xuống phát hành các nhãn theo chu kỳ hoặc sử dụng bản tin yêu cầu 
nhãn để các bộ định tuyến đường lên hiệu chỉnh lại các giá trị tốt nhất 
cho bước nhảy kế tiếp tại bảng LFIB. 

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   55




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương