TẠp chí khoa họC, trưỜng đẠi học hồng đỨc số 10. 2012


Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng NCKH cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức



tải về 2.69 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.69 Mb.
#36665
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

3. Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng NCKH cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức

Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức như sau:



Về phía Nhà trường

Cần đưa môn phương pháp luận NCKH vào tất cả các chương trình đào tạo, nhằm bước đầu trang bị cho sinh viên có kiến thức, kỹ năng NCKH.

Các thủ tục duyệt, thẩm định đề cương nghiên cứu, báo cáo kết quả cần nhanh gọn, tránh rườm rà, nhiều thủ tục hành chính làm người nghiên cứu thấy mệt mỏi.

Cần tăng giờ tính định mức cho cán bộ hướng dẫn. Có biện pháp khuyến khích mạnh hơn đối với hoạt động NCKH của sinh viên như: Cộng điểm thưởng vào điểm trung bình chung học tập cho sinh viên tham gia NCKH, tăng chỉ tiêu đề tài NCKH cho các đơn vị, tăng số lượng sinh viên được làm bài tập lớn (thay thế môn thi học phần), tăng hỗ trợ kinh phí cho sinh viên làm đề tài NCKH, sáng kiến kinh nghiệm, ý tưởng sáng tạo.

Đoàn thanh niên, Hội sinh viên Nhà trường cần tăng cường giáo dục tư tưởng, động viên, khích lệ sinh viên hứng thú tham gia nghiên cứu khoa học

Về phía khoa/bộ môn

Cần có kế hoạch sớm để sinh viên chủ động đăng ký đề tài NCKH, CBGV có kế hoạch hướng dẫn.

Khoa/bộ môn cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát, theo dõi sinh viên và định kỳ báo cáo tiến độ nghiên cứu.

Lập quỹ khuyến học để kịp thời khen thưởng, khích lệ cho sinh viên có kết quả cao trong học tập và nghiên cứu khoa học.



Về phía giảng viên

Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tận tình trong hướng dẫn sinh viên tham gia hoạt động NCKH.

Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để giúp đỡ sinh viên học tập và NCKH.

Cán bộ hướng dẫn cần kích thích sự hứng thú, lòng say mê, nhiệt tình và động viên sinh viên vượt khó để tham gia NCKH. Hướng dẫn các em từng khâu của quá trình nghiên cứu như: Chọn đề tài, lập đề cương nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu.... Đặc biệt, ngay từ ban đầu định hướng cho các em biết lựa chọn đề tài nghiên cứu vừa mang tính khoa học, thực tiễn, mới mẻ đồng thời phù hợp với khả năng và thời gian nghiên cứu của các em. Giúp các em tự tin, bản lĩnh trong quá trình nghiên cứu.

Trong quá trình giảng dạy mỗi học phần, giảng viên cần có ý thức trách nhiệm hun đúc sinh viên tinh thần say mê tìm tòi, khám khá tri thức mới, không ngừng khích lệ tư duy sáng tạo trong mỗi sinh viên. Phương pháp giảng dạy thiên về gợi mở, nêu vấn đề, phát huy tính tích cực của người học của giảng viên cũng là biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ niềm say mê nghiên cứu, sáng tạo trong sinh viên.



Về phía sinh viên

Cần coi trọng công tác nghiên cứu khoa học, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong quá trình học tập và nghiên cứu ở trường đại học, là hành trang để sinh viên làm quen với nghề nghiệp sau này của các em.

Sinh viên cần mạnh dạn, tự tin và nỗ lực vượt mọi khó khăn, tích cực tham gia NCKH; chủ động, độc lập, có ý thức trách nhiệm cao trong NCKH, tránh tình trạng ỷ lại cán bộ hướng dẫn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vũ Đình Cự (chủ biên). Giáo dục hướng tới thế kỷ XXI, NXB. Chính trị Quốc Gia, Hà nội, 1998

[2] Vũ Cao Đàm. Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB.Giáo dục, 2009

[3] Trường Đại học Hồng Đức, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH, năm học 2010-2011

[4] Phạm Viết Vượng. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, chương trình giáo trình đại học, NXB. Đại học Quốc gia. Hà Nội, 2001

STATUS OF RESEARCH STUDENTS UNIVERSITY OF HONG DUC AND CONTRIBUTE TO SOME PROPOSED QUALITY IMPROVEMENT RESEARCH TO STUDENTS
IN SCHOOL

ABSTRACT


Scientific research is the important part, indispensable in college. Through practical study and desire to learn the current status of scientific research activities of students of the University of Hong Duc find out the reasons for the user to overcome in order to improvethe quality scientific research to students, contribute to improving the quality of school education.

THỰC TRẠNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC THEO QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC

Đỗ Thị Hồng Hạnh1

TÓM TẮT


Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục học ở trường Đại học Hồng Đức hiện nay đang là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, giảng viên dạy môn giáo dục học: làm thế nào để tri thức khoa học giáo dục trở nên sinh động, hấp dẫn, có sức thuyết phục đối với sinh viên và sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng ngay được yêu cầu công tác giảng dạy và giáo dục ở trường phổ thông. Bài viết đi sâu tìm hiểu nhận thức, mức độ tích cực, kết quả học tập ... của sinh viên trong các giờ học, từ đó góp phần xây dựng các cách thức vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn giáo dục học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Từ khóa: Quan điểm sư phạm tương tác, môn giáo dục học

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Quan điểm sư phạm tương tác (SPTT) là một hướng tiếp cận dạy học tổng hợp, tập trung vào người học, xác định rõ vai trò của từng yếu tố dạy học, thúc đẩy mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố người dạy, người học và môi trường. Tương tác tạo nên động lực của quá trình dạy học, làm tăng các giá trị tương tác giữa các yếu tố, khắc phục tính thụ động, đơn điệu, xuôi chiều của quan hệ dạy và học. Với vai trò chủ đạo, người dạy có thể kiểm soát được quá trình dạy học, những tác động đồng bộ tới người học và môi trường sẽ mang lại hiệu quả cao cho quá trình dạy học, đồng thời với vai trò chủ động người học thể hiện sự năng động, sáng tạo trong tương tác với thầy và bạn, tận dụng môi trường thuận lợi để nắm vững tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo.

Thực hiện nhiệm vụ đào tạo của trư­ờng ĐH Hồng Đức, giáo dục học (GDH) là môn khoa học ứng dụng có tính nghề nghiệp cao với nhiệm vụ trang bị cho sinh viên sư phạm (SVSP) hệ thống những tri thức, hiểu biết về nghề nghiệp, nguyên lý cơ bản của giáo dục học Mác xít; đư­ờng lối quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước; hệ thống kiến thức về lý luận dạy học và giáo dục; hình thành ở ng­ười học hệ thống kỹ năng sư phạm và hệ thống thái độ, phẩm chất nghề nghiệp nhằm tổ chức hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục ở nhà tr­ường phổ thông sau này.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDH ở trường ĐH Hồng Đức hiện nay đang là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, giảng viên dạy GDH: làm thế nào để tri thức về khoa học giáo dục trở nên sinh động, hấp dẫn, có sức thuyết phục đối với SVSP và SVSP sau khi ra trường có thể đáp ứng ngay được yêu cầu công tác giảng dạy và giáo dục ở trường phổ thông. Với hướng tiếp cận quan điểm SPTT, hy vọng sẽ tìm ra những cách thức tổ chức dạy học môn GDH đem lại hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy học môn học.

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Để tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy học môn GDH ở trên lớp, chúng tôi đã tiến hành bằng nhiều phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng như: quan sát, nghiên cứu sản phẩm, điều tra bằng phiếu câu hỏi, phỏng vấn và trao đổi với sinh viên (SV), giảng viên (GV) đang giảng dạy môn GDH ở trường ĐH Hồng Đức. Nhưng do thời gian và điều kiện có hạn, trong bài viết này chúng tôi chỉ đi sâu vào vấn đề: Thực trạng học tập môn GDH của SV trường ĐH Hồng Đức theo quan điểm SPTT.

2.1. Nhận thức của SV về mục đích học tập môn GDH

Mục đích học tập là động lực thúc đẩy hoạt động học tập của SV trên cơ sở đó chi phối sự tham gia của SV vào các tương tác dạy học quy định hiệu quả hoạt động học tập của SV. Tìm hiểu SVSP về mục đích học tập môn GDH, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 1.



Bảng 1. Nhận thức của SV về mục đích học tập môn GDH

Mục đích học tập



Mức độ ( n = 232 )

Rất nhiều

Nhiều

Tương đối nhiều

Ít

Không

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1. Hoàn thành chương trình học

81

34.9

69

29.7

55

23.7

24

10.3

3

1.3

2. Vận dụng vào rèn luyện nhân cách của bản thân.

55

23.7

85

36.6

55

23.7

33

14.2

4

1.7

3. Giải thích các hiện tượng GD trong cuộc sống

30

12.9

55

23.7

83

35.8

55

23.7

9

3.9

4. Phục vụ dạy học và giáo dục học sinh sau này

79

34.1

67

28.9

49

21.1

23

9.9

14

6.0

5. Phục vụ các nhiệm vụ khi đi thực tế, thực tập sư phạm

45

19.4

79

34.1

54

23.2

37

15.9

17

7.3

6. Làm đề tài nghiên cứu khoa học

14

6.0

30

12.9

32

13.8

61

26.3

95

40.9

7. Học môn phương pháp giảng dạy bộ môn tốt hơn

45

19.4

64

27.6

62

26.7

42

18.1

19

8.2

Số liệu ở bảng 1 cho thấy: Đa số SV đã xác định đúng đắn mục đích học tập môn GDH là hoàn thành chương trình môn học (xếp thứ 1), phục vụ nghề nghiệp sau này (xếp thứ 2), rèn luyện nhân cách bản thân ... Tuy nhiên một số mục đích khác thì chưa được SV coi trọng như: giúp SV học tốt môn phương pháp giảng dạy (xếp thứ 5), hay giúp SV đi thực tế, thực tập sư phạm (xếp thứ 4) đặc biệt là để giúp SV làm đề tài khoa học (xếp thứ 7) ...

Như vậy: Nhìn chung SV đã xác định đúng đắn mục đích học tập môn GDH ở trường ĐH. Tuy nhiên SV tham gia vào học tập môn GDH với động lực chưa thật sự sâu sắc, mạnh mẽ nên tính tích cực, chủ động học tập môn học chưa cao, ảnh hưởng không tốt tới sự tham gia của SV vào các mối quan hệ tương tác trong dạy họ, ảnh hưởng tới kết quả học tập môn GDH.



2.2. Mức độ tích cực của SV trong học tập môn GDH

Tính tích cực tham gia học tập của SV vào giờ học GDH quy định hiệu quả hoạt động học tập môn GDH của SV. Tìm hiểu về kết quả này thông qua sự tự đánh giá của SV, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2 như sau:



Bảng 2. SV tự đánh giá về mức độ tích cực tham gia học tập trong các giờ học

môn GDH

STT

Mức độ tham gia học tập của SV

SL ( n= 232)

%

1

Rất tích cực

2

0.8

2

Tích cực

26

11.2

3

Bình thường

158

68.1

4

Không tích cực

41

17.7

5

Không ý kiến

5

2.2

Số liệu ở bảng 2 cho thấy: Sự chủ động tích cực tham gia của SV vào môi trường học tập chưa cao, chủ yếu là ở mức độ bình thường chiếm 68.1%, mức độ rất tích cực và tích cực chiếm tỷ lệ rất ít (0.8 và 11.2%) và ở mức độ không tích cực chiếm tỷ lệ đáng kể là 17.7%. Qua thực tế dự giờ, quan sát một số giờ GDH ở trường ĐH Hồng Đức, chúng tôi thấy có sự phù hợp với kết quả nghiên cứu trên, biểu hiện ở chỗ: khi GV đặt ra câu hỏi thì rất ít SV giơ tay phát biểu, khi GV gọi SV phát biểu, các ý kiến của SV nêu ra cũng rất mơ hồ, kém sự đầu tư suy nghĩ. Trong các giờ học môn GDH, GV rất ít nhận được các câu hỏi từ phía SV … Điều này cho thấy sự thụ động, chưa tích cực nỗ lực tham gia vào giờ học của SV có thể làm hạn chế sự tương tác giữa GV và SV, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả nhận thức của SV.

2.3. Kết quả học tập của SV trong các giờ học GDH

Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.



Bảng 3. SV tự đánh giá mức độ nhận thức đạt được trong các giờ học trên lớp môn GDH

TT



Mức độ nhận thức

Mức độ ( n= 232 )

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

1

Nhớ

25

10.7

189

81.5

18

7.8

2

Hiểu

103

44.4

125

53.9

4

1.7

3

Vận dụng

35

15.0

155

66.8

42

18.1

4

Mơ hồ khó hiểu

38

16.4

153

65.9

41

17.7

5

Không hiểu

21

9.0

122

52.6

89

38.4

Số liệu ở bảng 3 cho thấy: đa số SV đã nhận thức được ở mức độ tương đối tốt các vấn đề của bài học, mức độ hiểu là phổ biến chiếm đa số (xếp thứ 1); mức độ nhớ (xếp thứ 2); mức độ vận dụng (xếp thứ 3). Tuy nhiên vẫn còn không nhỏ SV đôi khi rơi vào trạng thái mơ hồ, khó hiểu (153 SV – 65.9%) hoặc không hiểu (122 SV – 52.6%) trong các giờ học môn GDH. Số SV đạt đến mức độ cao của nhận thức là vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống, các vấn đề giáo dục, dạy học còn chưa nhiều (35 SV – 15%). Để làm rõ lý do tại sao SV lại không hiểu bài hay mơ hồ khi lĩnh hội kiến thức chúng tôi đã nêu một số câu hỏi: Em có khi nào thấy mình khó hiểu hay mơ hồ khi GV giảng bài không? Theo em thì tại sao lại có điều đó? Do kiến thức môn học trừu tượng, khó hiểu? Do cách giảng của GV hay do không theo dõi kịp, không tích cực học tập môn này …? Kết quả chúng tôi thu được nhiều ý kiến giải thích của SV, trong đó các ý kiến chủ yếu là: do bản thân SV chưa thực sự hứng thú, tự giác, tích cực tham gia vào các giờ học môn GDH; do lớp học đông SV, GV ít có điều kiện cá biệt hoá dạy học, GV ít chú ý kiểm tra, đánh giá sự nỗ lực học tập của SV trong quá trình học, do đó SV chỉ học khi ôn thi.

Qua kết quả tự đánh giá của SV về thái độ và mức độ nhận thức đạt được của SV trong các giờ học môn GDH cho thấy: kết quả học tập của SV đối với môn GDH là chưa cao.

Tìm hiểu những nội dung cụ thể mà SV thu lượm được trong các giờ GDH như thế nào? Chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4:



Bảng 4. SV tự đánh giá kết quả thu lượm được trong các giờ học môn GDH

TT



Nội dung

Mức độ ( n = 232 )

Rất nhiều

Nhiều

Tương đối nhiều

Ít

Không

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Tri thức môn GDH

22

9.5

43

18.5

112

48.3

54

23.3

1

0.4

2

Cách thức tiếp cận tri thức môn học

12

5.1

32

13.7

47

20.2

102

43.9

39

16.8

3

Cách thức tổ chức DH

11

4.7

47

20.2

82

35.3

79

34.0

13

5.6

4

Kỹ thuật sử dụng các PP, PTDH

9

3.8

29

12.5

48

20.6

107

46.1

39

16.8

5

Phương thức giao tiếp, ứng xử của giáo viên.

42

18.1

57

24.5

83

35.7

45

19.3

5

2.1

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4 cho thấy: SV tự đánh giá kết quả mà họ đã thu nhận được nhiều nhất trong các giờ học môn GDH là phương thức giao tiếp ứng xử của GV (xếp thứ 1). Điều này cho thấy: Sự ảnh hưởng của phương thức giao tiếp ứng xử của GV trong dạy học đối với SVSP là rất lớn bởi trong dạy học SV vừa là đối tượng vừa là chủ thể tham gia vào mối quan hệ tương tác thầy – trò. Mặt khác với ý thức trau dồi nghề nghiệp, SVSP luôn quan tâm tới việc hình thành kỹ năng giao tiếp ứng xử của người giáo viên tương lai. Tuy nhiên, SV mới chỉ chú ý đến nội dung môn học (xếp thứ 2) và ít chú ý tới phương pháp tiếp cận tri thức, cách thức tổ chức dạy học (xếp thứ 4) đặc biệt là kỹ thuật sử dụng các PPDH, phương tiện dạy học (xếp thứ 5), còn có nhiều SV không thu hoạch được gì từ yếu tố này. Qua đó cho thấy: SV chưa thực sự có được phương pháp học tập ở đại học và ý thức tiếp cận các phương pháp thông qua cách thức tổ chức dạy học của GV. Do đó dẫn tới kết quả học tập môn GDH của SV chưa cao.

Tóm lại: Đa số SV học tập môn GDH với ý thức động cơ chưa thật sâu sắc, mạnh mẽ và chưa có phương pháp học tập ở đại học do đó SV chưa tích cực tham gia vào giờ học, kết quả học tập các giờ học môn GDH chưa cao. Kết quả này do nhiều nguyên nhân: trách nhiệm của SV đối với việc học tập môn GDH chưa cao và có thể SV chưa có được môi trường học tập thuận lợi dưới sự tổ chức hướng dẫn hoạt động học hiệu quả của GV ...

3. MỘT VÀI NHẬN XÉT

Quan điểm SPTT là một hướng tiếp cận dạy học tổng hợp, khoa học, cơ bản và năng động: tập trung vào người học và cơ bản dựa trên tác động qua lại: người dạy – người học – môi trường làm gia tăng giá trị các mối quan hệ tương tác dạy học; yếu tố môi trường thực sự được quan tâm mang lại cho người học sự thành công nhiều nhất trong việc học thực hiện mục tiêu dạy học. Trong quan điểm SPTT, vai trò của người học có tính chất quyết định. Người học là người kiến tạo kiến thức cho bản thân bằng sự huy động tiềm năng của chính mình (bộ máy học, vốn kinh nghiệm, trí tuệ …) dưới sự tác động của người dạy và môi trường. Để làm tròn trách nhiệm của mình đòi hỏi người học phải có sự hứng thú, tham gia tích cực và có trách nhiệm vào quá trình học. Người dạy với vai trò hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện người học thực hiện hoạt động học theo những mục tiêu xác định trong chương trình học thông qua các phương pháp sư phạm của mình. Môi trường dạy học có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới người dạy, người học mà chính họ cũng góp phần tạo dựng để rồi cùng chịu ảnh hưởng, cùng biến đổi và cùng thích nghi.

Thực tế dạy học môn GDH ở trường ĐH Hồng Đức hiện nay đã có nhiều đổi mới song kết quả nghiên cứu cho thấy: tính chất xuôi chiều trong dạy học vẫn còn phổ biến, tính tích cực, hiệu quả học tập của SV trong các giờ GDH chưa cao, đa số SV chưa có phương pháp học tập ở đại học. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng dạy học môn GDH. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: do ý thức, động cơ học tập môn GDH của SV chưa thật sâu sắc, mạnh mẽ; SV chưa chuẩn bị chu đáo về mọi mặt khi tham gia vào quá trình học; môi trường học tập môn GDH chưa kích thích được sự hứng thú, tính tích cực hoạt động học của SV; khả năng kiểm soát quá trình học của SV còn nhiều hạn chế … Vì vậy cần có các cách thức tổ chức dạy học môn GDH mang tính đồng bộ, hiệu quả và khả thi tác động đến GV, SV và môi trường học tập của SV nhằm nâng cao ý thức học tập, tính chủ động tích cực, sự hứng thú của SV khi tham gia vào quá trình học góp phần nâng cao kết quả học tập của SV, hiệu quả dạy học môn GDH.

Với cách tiếp cận dạy học của quan điểm SPTT, đặc điểm hoạt động dạy học môn GDH và thực tiễn dạy học môn GDH ở trường ĐH Hồng Đức hiện nay cho thấy: khả năng ứng dụng quan điểm SPTT là cần thiết và hoàn toàn có thể, nhằm nâng cao chất lượng dạy học GDH. Để làm được điều đó ở trường ĐH Hồng Đức hiện nay đòi hỏi một sự tác động đồng bộ tới các yếu tố dạy học, trong mọi khâu của quá trình dạy học nhằm nâng cao ý thức và chuẩn bị tốt cho các chủ thể tham gia vào dạy học, tạo môi trường tích cực đa tương tác, trên cơ sở đó thực hiện tốt mục tiêu dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Như An (1996), Phương pháp dạy học Giáo dục học, NXB.ĐHQGHN.

[2] Nguyễn Ngọc Bảo và Hà Thị Đức (1998), Hoạt động dạy học ở trường THCS, NXB. GDHN.

[3] Đặng Thành Hưng (2005), Tương tác thầy – trò trên lớp học, NXB.GD Hà nội.

[4] Jean – Marc Denommé và Madeleine Roy (2000), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, NXB. Thanh Niên, Hà Nội.

[5] Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 9 của BCHTWĐ, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[6] Nguyễn Thành Vinh (2006), Tổ chức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác trong các trường (khoa) cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo hiện nay, Luận án TS. Hà Nội.
VIEWING THE REALITY OF PEDAGOGICAL LEARNING ACTIVITIES AMONG THE STUDENTS OF HONG DUC UNIVERSITY FROM THE CONCEPT OF INTERACTIVE TEACHING

ABSTRACT


How to improving the quality of teaching Pedagogics at Hong Duc University is a challenging issue for the administrators and lecturers of Pedagogics. In order to make the pedagogical science more interesting and appealing to the students and to equip them with the required knowledge to meet the teaching requirements in schools, this article studies deeper into the awareness, activeness and study results of the students during their classes so that it can help to form the ways of applying the concept of intereaction in pedagogical teaching to enhance the teaching quality of this subject.

NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TÂM LÍ HỌC - QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

Nguyễn Phương Lan1

TÓM TẮT


Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên là một vấn đề vô cùng phong phú và phức tạp. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và những biến đổi to lớn của thời đại đã tạo ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi để giáo viên và sinh viên phát huy hết khả năng và năng lực của mình. Mặt khác cũng làm cho công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp phải đối mặt với những thách thức mới, đặc biệt là sự suy thoái đạo đức của một bộ phận sinh viên. Vì vậy để giúp sinh viên Tâm lí học - Quản trị nhân sự hình thành được những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phù hợp với đặc trưng của ngành nghề, ngoài việc giáo dục các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc còn cần phải bổ sung thêm một số nội dung giáo dục mới đáp ứng yêu cầu xã hội.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp, điều chỉnh hành vi và phát triển toàn diện nhân cách của mình.

Thực tiễn giảng dạy cho thấy: Nhiều sinh viên TLH - QTNS trường Trường Đại học Hồng Đức (ĐHHĐ) chưa nhận thức rõ về ngành nghề của mình, lí tưởng nghề nghiệp còn mờ nhạt, chưa tự giác, tích cực trong việc học tâp, tu dưỡng rèn luyện bản thân... điều đó ảnh hưởng đến ý thức, thái độ, lối sống và kết quả học tập của các em.

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hình thành được những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phù hợp đáp ứng yêu cầu của xã hội là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên TLH – QTNS trường ĐHHĐ. Đây cũng là một vấn đề có tính cấp thiết và bức xúc trong nhà trường hiện nay.

2. NỘI DUNG



2.1. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp như: Phân tích tổng hợp lí thuyết, phân loại hệ thống hóa lí thuyết, điều tra giáo dục, quan sát, lấy ý kiến chuyên gia, nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm...



2.2. Một số khái niệm cơ bản

- Đạo đức hệ thống những quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình. [8]

- Nghề nghiệp Theo từ điển Tiếng Việt: “Nghề nghiệp là một công việc mà người ta thực hiện trong suốt cả cuộc đời”[6]. Như: Nghề dạy học, nghề y, nghề kinh doanh, nghề quản trị nhân sự, ... Ông cha ta cho rằng: “ Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, nghề nào cũng quý, người nào giỏi nghề, có tay nghề cao thì được vinh thân. Vì vậy nghề nghiệp không chỉ đảm bảo cuộc sống mà còn tôn vinh con người làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp đó.

- Đạo đức nghề nghiệp: Khi nói về nghề nghiệp, người xưa đã dạy phải lấy cái “Đức” làm đầu trong nghề nghiệp. Nghề gì cũng phải có đức, đã thất đức thì không làm nghề được. Ở Việt Nam có hai nghề sớm đặc biệt coi trọng: nghề thầy thuốc và nghề thầy giáo. Một nghề nắm sinh mạng quyết định sự sống, chết của con người. Một nghề nắm “phần hồn,” quyết định đến sự phát triển nhân cách của con người. Hai nghề ấy ngay từ bài học nhập môn, người học đã được học cái đức của nghề. Nói “Lương y như từ mẫu” “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Ở trường học chúng ta vẫn thường nhắc tới câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, lễ đây chính là quy tắc ứng xử nơi làm việc với mọi người và với bản thân mình trong mọi quan hệ, sau đó mới đến kiến thức về nghề.

Như vậy mỗi loại hình nghề nghiệp luôn đặt ra cho con người trong lĩnh vực nghề nghiệp đó những yêu cầu, quy tắc, chuẩn mực mà họ phải tự giác thực hiện.

Vậy đạo đức nghề nghiệp là: hệ thống các chuẩn mực đạo đức phản ánh những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của bản thân nghề nghiệp đối với người làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp đó, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của mình với kết quả cao nhất.

Có bao nhiêu loại nghề nghiệp thì có bấy nhiêu loại đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp luôn thể hiện thông qua hành vi nghề nghiệp và kết quả lao động.

Đạo đức nghề nghiệp thực hiện các chức năng sau đây:

- Định hướng giáo dục những người làm việc trong nghề nghiệp để họ có được những phẩm chất phù hợp với xã hội, với nghề nghiệp.

- Điều chỉnh hành vi của người làm việc trong nghề nghiệp phải tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực của lĩnh vực đó.

Đạo đức nghề nghiệp có có mối quan hệ chặt chẽ với năng lực nghề nghiệp, chúng kết hợp với nhau, biểu hiện thông qua nhau tạo nên nhân cách của cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp nào đó.

- Giáo dục đạo đức: Giáo dục đạo đức là một bộ phận nền tảng hợp thành của nội dung giáo dục toàn diện nhằm giúp thế hệ trẻ hình thành lí tưởng, ý thức và tình cảm đạo đức tạo nên mặt thế giới quan, nhân sinh quan và hành vi đạo đức của con người.

Giáo dục đạo đức nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau: [5]

- Hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, nắm được những quy luật cơ bản của sự phát triển xã hội, ý thức thực hiện nghĩa vụ của người công dân, từng bước trang bị cho học sinh định hướng chính trị kiên định, rõ ràng.

- Giúp học sinh hiểu và nắm vững những vấn đề cơ bản trong đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, có ý thức học tập, làm việc tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật.

- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực phán đoán, đánh giá đạo đức, hình thành niềm tin đạo đức, yêu cầu học sinh phải thấm nhuần các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định, biết tiếp thu văn minh nhân loại kết hợp với đạo đức truyền thống của dân tộc.

- Dẫn dắt học sinh biết rèn luyện để hình thành hành vi và thói quen đạo đức, có ý thức tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội, có ý thức đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực lạc hậu.

Các bước của quá trình giáo dục đạo đức gồm:

- Quá trình tác động nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, đạo đức làm cơ sở cho sự hình thành, phát triển và thể hiện các hành vi đạo đức.

- Bồi dưỡng những tình cảm đúng đắn, trong sáng, phù hợp với các quan niệm, chuẩn mực đạo đức, quan hệ ứng xử của xã hội.

- Rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức.

Để thực hiện các nội dung trên, giáo dục đạo đức có thể tiến hành thông qua các con đường dạy học các môn học, qua các hoạt động ngoại khoá, hoạt động lao động sản xuất, hoạt động Đoàn...

Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt dưới ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, giáo dục đạo đức càng trở nên phức tạp....



- Giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Để người học có khả năng lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó thì nhà trường cần phải tiến hành 3 nhiệm vụ sau:

- Trang bị kiến thức nghề nghiệp cần thiết

- Hình thành kỹ năng, kỹ xảo mà nghề nghiệp đòi hỏi

- Giáo dục để người học nghề có đủ những tri thức cơ bản và những phẩm chất đạo đức đặc thù của của lĩnh vực nghề nghiệp.

Giáo viên trong quá trình dạy nghề phải tiến hành 3 nhiệm vụ trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhiệm vụ này là tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ kia. Nếu bỏ hoặc thực hiện không tốt bất cứ một nhiệm vụ nào cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả của quá trình đào tạo. Trong thực tiễn đào tạo nghề hiện nay có một thực trạng là các trường đào tạo nghề quá chú trọng tới việc thực hiện hai nhiệm vụ đầu mà chưa hoặc ít quan tâm đến nhiệm vụ thứ ba – nhiệm vụ giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Về mặt lí luận và thực tiễn cho thấy nếu việc thực hiện hai nhiệm vụ đầu đã rất khó khăn thì việc thực hiện nhiệm vụ thứ ba còn khó khăn và phức tạp hơn nhiều.

Có thể xem giáo dục đạo đức nghề nghiệp là sự tác động qua lại giữa các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp với người học nghề nhằm hình thành ở người học nghề những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết. Như vậy nếu xét dưới góc độ lí thuyết hệ thống thì giáo dục đạo đức nghề nghiệp bao gồm nhiều thành tố: Mục đích và yêu cầu, nội dung, phương pháp, biện pháp, phương tiện, các lực lượng tham gia, người dạy, người học và kết quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Các thành tố này vận động và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với nhau, thành tố này quy định và ảnh hưởng tới thành tố khác và tạo nên sự vận động chung của cả hệ thống giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Cụ thể:

Mục đích và yêu cầu giáo dục đạo đức nghề nghiệp sau khi được xây dựng nó sẽ quy định những nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cụ thể cần hình thành ở người học nghề. Sau khi xác định nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp nó sẽ quy định phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Trong mối quan hệ giữa các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức nghề nghiệp và người học nghề thì lực lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp tham gia giữ vai trò chủ đạo tổ chức, điều khiển hoạt động của người học nghề. Dưới tác động giáo dục đó, người học nghề phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của mình trong quá trình tự rèn luyện, tự bồi dưỡng các phẩm chất nghề nghiệp. Sự vận động của tất cả các thành tố nêu trên tạo nên kết quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp.

Tuy nhiên, giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống mở vì các thành tố cấu thành của nó còn có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội: Chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hoá.

- Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên TLH - QTNS

Về bản chất giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên TLH – QTNS là quá trình tổ chức các hoạt động tác động vào nhân cách sinh viên nhằm hình thành ở họ những phẩm chất đạo đức mà xã hội và nghề quản trị yêu cầu, tạo nên sự phát triển toàn diện về nhân cách cho sinh viên.



2.3. Một số phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của nghề Quản trị nhân sự cần giáo dục cho SVTLH – QTNS trường ĐHHĐ

Trong xã hội có nhiều nghề, làm nghề gì cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp và phải được đào tạo, rèn luyện một cách nghiêm cẩn. Hồ Chí Minh không tách đạo đức ra khỏi chuyên môn, không tách đạo đức ra khỏi một con người cụ thể, trong một nghề cụ thể. Người đòi hỏi phải “hồng thắm, chuyên sâu”, có đức phải có tài, có tài phải có đức.

Hơn bất cứ một nghề nào, công tác quản trị nhân sự là một nghề khó khăn và phức tạp vì đối tượng lao động của họ là con người, có trí tuệ khác nhau, nguồn gốc gia đình, môi trường giáo dục, văn hoá khác nhau, có các mối quan hệ đa dạng và phức tạp đan xen, tác động qua lại, tổng hoà với nhau. Chính vì vậy mà người làm nghề quản trị nhân sự phải được chọn lựa cẩn thận, họ phải được đào tạo những kiến thức cơ bản về chính trị học, Tâm lí học, Xã hội học, Sinh học, văn hoá ứng xử và nhiều môn học khác của khoa quản trị. Như vậy đạo đức trong chuyên môn là một vấn đề phức tạp, bởi vì không vững về chuyên môn tự nó đã tạo ra sự thiếu hụt, thậm chí sai lầm trong ứng xử đối với tổ chức và con người.

2.3.1. Công tác quản trị nhân sự là một nghề lao động đặc thù, có đối tượng lao động là con người (Tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp, sử dụng, đãi ngộ, đánh giá, khen thưởng, xử phạt) vì mục tiêu đã được xác định. Vì vậy, động cơ làm việc là điểm cốt yếu của đạo đức nghề nghiệp của nghề quản trị nhân sự. Nếu dùng người với động cơ đúng vì lợi ích của chung thì nó sẽ trở thành triết lí nhân sinh, thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong mọi hoạt động, ứng xử, đối đãi với người khác của người làm công tác quản trị nhân sự. Ngư­ời cán bộ quản trị giữ được tính nhân văn, tính công bằng, nghiêm chỉnh, độ l­ượng và bao dung đối với ngư­ời khác vì sự nghiệp chung, vì nghĩa lớn. Một chân lí hiển nhiên: Dùng người vì lợi ích chung thì đó chính là đạo đức, là bí quyết thành công của nhà tổ chức.

2.3.2. Tôn trọng con người, trọng những người có năng lực và trung thực, tận tuỵ với công việc chung là điều nhất thiết phải có của người làm công tác quản trị nhân sự. Như trên đã nói, lao động nghề nghiệp của người làm công tác quản trị nhân sự là làm việc với con người, hoạt động của họ được đánh giá bởi sự phát huy mọi nguồn lực của tổ chức, là xây dựng văn hoá công sở, tạo ra sự đồng thuận, kích thích niềm phấn khích, khêu gợi lòng tự trọng, tự tôn của những người khác. Vì vậy nói theo Hồ Chí Minh để chứng tỏ rằng mình là người trung thực, thẳng thắn, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng con người, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của người khác, làm sao để mọi người trong phạm vi mình quản lí tin cậy rằng người làm công tác quản trị nhân sự là đại diện cho “lí lẽ phân minh, nghĩa tình đầy đủ”, biết giải quyết công việc “có lí có tình”, không máy móc, không thành kiến, định kiến... Điềm tĩnh, lắng nghe, khoan dung độ lượng là đức tính cần phải có của người làm công tác quản trị nhân sự. Nhưng để hiểu người thì trước hết phải tự hiểu mình, phải thường xuyên tự nghiêm khắc, tự kiểm điểm, tự đánh giá bản thân và phải tự sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét, đánh giá càng đúng.

2.3.3. Phải giữ vững quan điểm khách quan, toàn diện và phát triển khi đánh giá.

Khi xem xét, đánh giá con người, không chỉ xem ngoài mặt mà phải xem tính chất của họ. Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ... Bác Hồ gọi đó là những cán bộ thật tốt.

Theo chúng tôi, những người làm công tác quản trị nhân sự, nhất là những người làm ở các ban tham mưu cho lãnh đạo cần phải được chọn lựa cẩn thận, cần phải sàng lọc thật trong sạch. Vì chúng tôi nghĩ rằng người làm công tác quản trị nhân sự phải vì toàn thể, vì lợi ích chung chứ không vì lợi ích riêng cho một số người. Kỉ luật càng nghiêm thì uy tín càng cao. Đó là một điều quan trọng mà người làm công tác quản trị nhân sự phải là người trước tiên nắm vững và thực hiện để làm tốt công tác tham mưu của mình.

2.3.4. Người làm công tác quản trị nhân sự phải có bản lĩnh vững vàng, dũng cảm bảo vệ chân lí, bảo vệ người tốt

Người làm công tác quản trị nhân sự thường bị áp lực từ nhiều phía: Từ cấp trên, thủ trưởng đơn vị, từ sự thân quen, từ lợi ích cá nhân... Người làm công tác quản trị nhân sự là phải có chính kiến, trong sáng, chính trực và trung thành với lí tưởng cách mạng, với nhân dân với nhiệm vụ chiến lược của tổ chức. Dũng cảm và trung thực là đạo đức của người làm công tác quản trị nhân sự, dám bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người bị oan.

Con người ai cũng có khuyết điểm, sai lầm. Người làm công tác quản trị nhân sự họ cũng có đúng, có sai. Vấn đề là ở nơi động cơ, bản lĩnh, trí tuệ, biết lắng nghe, dám nhận khuyết điểm, mạnh dạn sửa chữa.

Có thể khẳng định: Chất lượng của một ngành nghề, tổ chức, doanh nghiêp... yếu tố cơ bản, quan trọng nhất là con người - là chất lượng của đội ngũ cán bộ. Vì vậy sứ mạng của người làm công tác quản trị nhân sự là vô cùng to lớn. Vinh dự và trách nhiệm của người làm công tác quản trị nhân sự càng cao thì đạo đức của họ càng phải đúng đắn và mẫu mực. Họ đang thực sự là những chiến sĩ tham mưu và tiên phong trong sự nghiệp đổi mới vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh của đất nước ta.



tải về 2.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương