TỈnh hoà BÌnh –––––––––––––– Số: 842 / QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 405.48 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích405.48 Kb.
#26358
  1   2   3   4   5   6

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH HOÀ BÌNH


––––––––––––––

Số: 842 / QĐ-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––––––––––––

Hoµ B×nh, ngµy 20 th¸ng 5 n¨m 2011

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ- CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ- CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội.

Căn cứ Quyết định số 2490/QĐ-UBND ngày 10/12/2009 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 95/TTr-SNN ngày 09 tháng 5 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình. với các nội dung sau:

I. Quan điểm, mục tiêu phát triển

1.1. Quan điểm phát triển


Quy hoạch phát triển chăn nuôi phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung và quy hoạch phát triển tổng thể nông nghiệp đến 2020 của tỉnh. Phát triển chăn nuôi theo hướng tăng sản lượng thịt, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản xuất, tập trung vào các loại vật nuôi có thế mạnh như: lợn tỷ lệ nạc cao, lợn bản địa, gà ri, dê đặc sản, bò thịt chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hoá.

Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại quy mô vừa và nhỏ, khuyến khích loại hình sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị của ngành.

Phát triển sản xuất hàng hoá những sản phẩm mũi nhọn, song không xem nhẹ phương thức chăn nuôi quy mô hộ gia đình (phân tán, tận dụng) nhằm khai thác tiềm năng đa dạng trong chăn nuôi ở các địa phương, tạo công ăn việc làm cho những hộ chưa đủ điều kiện phát triển sản xuất với quy mô lớn.

Phát triển chăn nuôi theo chiều sâu; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư đồng bộ hệ thống dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật; hình thành mối liên kết từ các yếu tố đầu vào - sản xuất chế biến, bảo quản - tiêu thụ sản phẩm. Phát triển chăn nuôi bền vững trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích về môi trường. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.



1.2. Định hướng phát triển

Cải tiến hệ thống tổ chức sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, tạo sự dịch chuyển mang tính bền vững từ phương thức chăn nuôi truyền thống, phân tán, quy mô nhỏ sang phương thức chăn nuôi tiên tiến với quy mô gia trại, trang trại. Khai thác tiềm năng, thế mạnh để nâng cao hiệu quả, tăng giá trị sản xuất chăn nuôi,

Chủ động kiểm soát và khống chế các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm

1.3. Mục tiêu phát triển


- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong kỳ quy hoạch bình quân đạt 6,0 - 6,5%/năm.

- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đến năm 2015 đạt 35,86%, đến năm 2020 đạt 40% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

- Đến năm 2020 đàn trâu 149.350 con, đàn bò đạt 130.500 con, đàn gia cầm 7,2 triệu con. thịt hơi xuất chuồng 74.550 tấn.

- Đến năm 2015, kiểm soát dịch bệnh trên 80% đàn gia súc, gia cầm và đến năm 2020 đạt 95%.

- Đến năm 2015, phấn đấu từ 30 - 35% đàn lợn chăn nuôi theo phương thức tập trung, đến 2020 đạt 40 - 45%.

1.4. Một số dự báo có liên quan


a) Dự báo về thị trường.

b) Khoa học và công nghệ.

c) Tiến bộ về dinh dưỡng, thức ăn.

d) Gia súc, gia cầm.

e) Tiến bộ về thú y.

g) Tiến bộ về tổ chức quản lý, ứng dụng CNTT.


II. Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.


Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 1.645.850 triệu đồng năm 2015 và 2.480.360 triệu đồng năm 2020 (giá CĐ 94). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2010 - 2020 bình quân đạt 6,0 - 6,5%/năm.

Cơ cấu chăn nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp đạt 35,86 % năm 2015 và đạt 40% năm 2020. Phát triển chăn nuôi hàng hoá, an toàn dịch bệnh và sản phẩm xuất khẩu.




Bảng1: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ( giá hiện hành)

ĐVT:triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Lượng

BQ (%)

Lượng

BQ (%)

Lượng

BQ (%)

GTSX ngành CN

312100




427590




575850




Sản lượng thịt Trâu

14050

4.50

21358

4.99

28036

4.87

Sản lượng thịt bò

18094

5.80

30875

7.22

43159

7.49

Sản lượng thịt lợn

190551

61.05

270796

63.33

380000

65.99

Sản lượng thịt GC

41314

13.24

65040

15.21

86109

14.95

Sản lượng thịt Dê

58

0.02

66

0.02

101

0.02

Các SP CN khác

48034

8.34

39455

6.85

38446

6.68





tải về 405.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương