TIÊu chuẩn ngành 14tcn 59: 2002 nhóm d


Bảng 3.5. Sai lệch cho phép đối với cốp pha và giằng chống đã xây dựng xong



tải về 0.74 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.74 Mb.
#2959
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Bảng 3.5. Sai lệch cho phép đối với cốp pha và giằng chống đã xây dựng xong


TT

Tên sai lệch

Trị số sai lệch cho phép (mm)

1

Sai lệch về khoảng cách giữa các cột chống đỡ cốp pha cấu kiện chịu uốn và khoảng cách giữa các trụ đỡ, gỗ giằng đóng vào cột chống so với khoảng cách thiết kế:

  1. Trên 1 mét dài:

  2. Trên toàn bộ khẩu độ:

 25

 75


2

Sai lệch của mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của chúng so với chiều dài thẳng đứng.

  1. Móng cống, móng nhà máy v.v...:

  2. Móng tường cánh, hố tiêu năng v.v...:

  3. Rãnh van, khe phai:

  4. Tường, trụ pin:

  • Trên 1 mét chiều cao:

  • Trên toàn bộ chiều cao:

e) Mặt lèn của dầm:

 5


 10

 3

 2

 10


 3

3

Sai lệch giữa mặt cốp pha nghiêng và các đường giao nhau của chúng so với độ dốc thiết kế:

  1. Trên 1 mét chiều cao:

  2. Trên toàn bộ chiều cao:

 2

 15


4

Độ gồ ghề cục bộ của mặt cốp pha để đổ bê tông (dùng thước thẳng 2 mép sát vào ván để kiểm tra) được phép lồi lõm:

  1. Phần mặt bê tông lộ ra ngoài:

  2. Phần mặt bê tông không lộ ra ngoài thì không cần nhẵn:

 3

 5


5

Chiều cao của dầm không được nhỏ hơn so với kích thước thiết kế, có thể lớn hơn so với kích thước thiết kế trong phạm vi:

 5

6

Sai lệch giữa trục tim công trình và vị trí cốp pha:

  1. Móng:

  2. Rãnh van, rãnh phai:

  1. Tường, mố, trụ pin:

 15

 2


 5

7

Sai lệch của rãnh cửa cống:

  1. Khoảng cách giữa 2 mép song song không được nhỏ hơn khoảng cách thiết kế, song lớn hơn cũng không quá:

  2. Sai lệch theo hướng song song: không được cúp vào, có thể rộng ra song không quá:

  3. Sai lệch theo chiều thẳng đứng của rãnh cửa trên toàn bộ chiều cao:

  4. Sai lệch về phía thượng hạ lưu giữa hai rãnh trong cùng một cửa:

+ 3

+ 3

 3

 3


8

Sai lệch khoảng cách giữa đan máy điện và đan máy bơm hoặc tua bin của trạm bơm trục đứng và nhà máy thuỷ điện không được lớn hơn thiết kế, có thể nhỏ hơn song không quá:

- 3

9

Sai lệch về độ cao (cao trình) cốp pha so với bản vẽ thiết kế:

a) Bản đáy cống, Đỉnh cống:

b) Các đan trong trạm bơm:

c) Các đan trong nhà máy thuỷ điện:

d) Cầu thả phai, dàn kéo cửa van:

e) Bệ máy đóng mở cửa cống:

g) Đỉnh tường cánh gà, trụ pin, mố tiêu năng:


 15

- 5


- 3

 20


 10

 20


Bảng 3.6: Cường độ bê tông tối thiểu khi tháo cốp pha

Đặc điểm công trình

Cường độ tối thiểu khi tháo cốp pha, 105Pa (kg/cm2)

  1. Khi kết cấu cốp pha không chịu uốn, không chịu nén cũng không phải dựa vào chống đỡ và không bị va chạm như: mặt đứng của tường dày, của trụ lớn, mặt đứng của vòm, mặt nghiêng của tường chắn đất.

  2. Khi kết cấu cốp pha dựa một phần vào chống đỡ, chịu uốn và chịu nén của tải trọng bản thân công trình như: mặt trong của vòm, mặt đứng của tường mỏng và mặt phía dưới của mặt dốc (nếu độ dốc > 45o)

  3. Với điều kiện như 1, 2 (bảng này) và chịu thêm lực nén bên ngoài như: cột, cống vòm có đất đắp bên trên đường hầm qua tầng đá bị phong hoá, đường hầm qua đất.

  4. Khi kết cấu cốp pha hoàn toàn dựa vào chống đỡ và chịu thêm lực nén và lực uốn như: xà, dầm, tấm đan (đan cống vuông, tất cả các mặt phẳng nằm ngang) và mặt phía dưới của mặt dốc (nếu độ dốc < 45o)

35

55

100



150

Cốp pha dịch chuyển theo chiều cao được thiết kế và thi công từ định hình đồng bộ của nhà cung cấp thì phải tuyệt đối tuân theo các chỉ dẫn về lắp đặt, thi công, vận chuyển, tháo dỡ.

c) Các trường hợp khác phải có qui trình từ thiết kế cốp pha (bulông neo, tấm cốp pha, bulông điều chỉnh, sàn thao tác trên, sàn thao tác dưới, lối lên xuống công trình v.v…), qui trình lắp, đổ bê tông, tháo dỡ cốp pha.



d) Các qui trình trên phải đảm bảo các yêu cầu:

  • An toàn cho người và công trình;

  • Lắp đặt và tháo dỡ nhanh;

  • Đảm bảo hiệu quả kinh tế, tiến độ và chất lượng công trình.

3.2. Công tác cốt thép

3.2.1. Vật liệu cho công tác cốt thép

3.2.1.1. Yêu cầu chung: Cốt thép để gia công lắp đặt vào kết cấu bê tông cốt thép phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn cốt thép bê tông:

  1. Đối với cốt thép dùng trong kết cấu BTCT thường:

  • TCVN 1651-1985: Thép cốt bê tông cán nóng;

  • TCVN 6285-1997: Thép cốt bê tông - Thanh thép vằn.

  1. Đối với thép cốt bê tông dự ứng lực: đạt tiêu chuẩn do thiết kế quy định.

3.2.1.2. Thay đổi cốt thép so với thiết kế đã được duyệt: chỉ trong trường hợp sau:

  1. Do phát hiện thấy không đảm bảo khả năng chịu lực;

  2. Không có cốt thép đúng như thiết kế;

  3. Bố trí quá nhiều cốt thép so với yêu cầu của kết cấu BTCT.

Cốt thép thay thế phải đảm bảo công trình an toàn, kinh tế và có sự đồng ý của thiết kế, chủ đầu tư và lập thành hồ sơ ghi rõ nội dung thay thế.

3.2.1.3. Kiểm tra cốt thép:

  1. Thép làm cốt trong bê tông phải ghi rõ trên thép các thông số sau: Chủng loại; Đường kính; Nhà sản xuất; Lô sản xuất.

  2. Nội dung, khối lượng, phương pháp, tính toán, báo cáo kết quả thử kéo và uốn phải theo TCVN 197: 1985; TCVN 198: 1985.

3.2.1.4. Yêu cầu chứng chỉ chất lượng cốt thép

  1. Đối với cốt thép do nhà sản xuất được cấp chứng chỉ chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền thì không cần có chứng chỉ cho từng thép cụ thể nhưng phải có chứng chỉ của nhà sản xuất và tiêu chuẩn áp dụng để sản xuất cốt thép in trên sản phẩm;

  2. Đối với cốt thép khác phải có chứng chỉ thí nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế yêu cầu, do phòng thí nghiệm được công nhận thực hiện.

3.2.2. Uốn cốt thép

3.2.2.1. Đối với cốt thép có gờ hoặc lưới cốt thép hàn điện thì không cần phải uốn để neo nhưng phải đảm bảo qui định về neo cốt thép.

3.2.2.2. Cốt thép phải được uốn nguội, móc uốn hướng vào trong kết cấu; Khoảng cách từ đầu mép thép đã uốn đến thanh thép tối thiểu là 3,5 d, cụ thể theo bản vẽ thiết kế; Thép sau khi uốn không rạn nứt.

3.2.3. Hàn nối cốt thép

  1. Cốt thép trong kết cấu bê tông chịu tải trọng chấn động thì chỉ dùng phương pháp nối hàn khi nối cốt thép;

  2. Đối với cốt thép đã qua xử lý rút nguội thì chỉ dùng phương pháp nối buộc, không dùng phương pháp nối hàn;

  3. Thợ hàn thép chịu lực phải được đào tạo về hàn và có chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp;

  4. Cường độ que hàn không được nhỏ hơn cường độ thép hàn;

  5. Bề mặt mối hàn sau khi hàn phải có mặt nhẵn hoặc có vảy nhỏ đều, không đóng cục, không cháy, không bị thu hẹp cục bộ, không có khe nứt;

  1. Sau khi hàn nối 2 thanh cốt thép, đường tim của 2 thanh phải trùng nhau;

  2. Thí nghiệm mối hàn theo tiêu chuẩn ISO 10287: 1992 - Thép cốt bê tông - Xác định độ bền của các mối hàn trong kết cấu hàn.

3.2.4. Buộc nối cốt thép

  1. Không nên nối buộc đối với cốt thép đường kính > 32 mm;

  2. Khi bố trí nối thép bằng phương pháp buộc ở các điểm dừng thi công phải tránh những vị trí chịu lực lớn, đặc biệt là chịu kéo lớn;

  3. Số mối nối trong một mặt cắt ngang của tiết diện không được vượt quá 50% số thanh chịu kéo;

  4. Chiều dài mối nối buộc tối thiểu theo quy định ở bảng 3.7:

Bảng 3.7. Chiều dài buộc nối tối thiểu


Loại cốt thép

Khu vực chịu kéo

Khu vực chịu nén

Dầm hoặc tường

Kết cấu khác

Đầu cốt thép có móc

Không có móc

Cốt trơn cán nóng

40 d

30 d

20 d

30 d

Cốt có gờ cán nóng

40 d

30 d

-

20 d

Cốt kéo nguội

45 d

35 d

20 d

30 d

Cốt ép nguội

45 d

35 d

-

35 d

Ghi chú: d là đường kính cốt thép.

e) Dây thép buộc phải không bị rỉ;

g) Khi nối 2 thanh, buộc ít nhất là 3 chỗ (ở giữa và hai đầu đoạn nối);

h) Lưới thép được nối buộc phải buộc ở tất cả các nút.



3.2.5. Lắp dựng cốt thép

  1. Phải đảm bảo: Vị trí, khoảng cách, độ dày lớp bảo vệ cốt thép theo bản vẽ thiết kế đã được duyệt;

  2. Phải có biện pháp đảm bảo cho cốt thép đã lắp dựng xong không bị hỏng và xê dịch vị trí trong quá trình thi công;

  3. Vật dùng để khống chế khoảng cách và lớp bảo vệ cốt thép phải khống chế được, không bị di chuyển trong quá trình thi công, nếu nằm luôn trong bê tông thì không được làm ảnh hưởng đến cường độ bê tông, độ chống thấm, khả năng rỉ cốt thép;

  4. Cốt thép sau khi lắp dựng xong phải có trục tim thẳng, sai số về chiều dày lớp bảo vệ như sau:

  • Bê tông khối lớn (chiều dày > 1 m): 20 mm;

  • Móng: 10 mm;

  • Cột, dầm, vòm, bản: 5 mm.

3.3. Vật liệu sản xuất bê tông

3.3.1. Yêu cầu chung

3.3.1.1. Vật liệu sản xuất bê tông phải đạt yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn và yêu cầu của thiết kế.

3.3.1.2. Trong quá trình lưu kho, vận chuyển và chế tạo bê tông, phải bảo quản vật liệu, tránh nhiễm bẩn hoặc bị lẫn lộn cỡ hạt và chủng loại; Khi xẩy ra, cần có biện pháp khắc phục để đảm bảo chất lượng.

3.3.2. Xi măng

3.3.2.1. Xi măng dùng để chế tạo bê tông và bê tông cốt thép phải đạt tiêu chuẩn 14 TCN 66 - 2002: Xi măng dùng cho bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật.

Khi dùng xi măng bền sun phát, xi măng ít toả nhiệt v.v... thì theo yêu cầu thiết kế.



3.3.2.2. Chủng loại và mác xi măng sử dụng theo yêu cầu thiết kế và phù hợp tiêu chuẩn 14TCN 114 - 2001: Xi măng và phụ gia trong xây dựng thuỷ lợi - Hướng dẫn sử dụng.

3.3.2.3. Đơn vị thi công hoặc sản xuất bê tông không nên dự trữ xi măng quá 2 tháng.

3.3.2.4. Kiểm tra cường độ của xi măng phải tiến hành với trường hợp sau:

  1. Xi măng bảo quản quá 2 tháng;

  2. Khi thiết kế thành phần bê tông;

  3. Có sự nghi ngờ về chất lượng xi măng;

3.3.2.5. Kiểm nghiệm chất lượng xi măng phải tuân theo tiêu chuẩn ngành 14TCN 67 - 2002: Xi măng dùng cho bê tông thủy công - Phương pháp thử.

3.3.2.6. Vận chuyển, bảo quản xi măng theo TCVN 2682-1999: "Xi măng poóc lăng".

a) Bảo quản xi măng khi vận chuyển:



  • Khi vận chuyển bằng đường bộ thì sàn phương tiện vận chuyển phải sạch sẽ, khô ráo, có bạt, ni lông che kín, khi gặp mưa xi măng không bị ẩm ướt;

  • Khi vận chuyển bằng đường thuỷ, các bao hay thùng đựng xi măng phải kê cao cách đáy và sạp của tầu thuyền ít nhất 0,1 m, không để nước làm ẩm xi măng; Khi đến công trường, xi măng phải chuyển ngay vào kho.

b) Bảo quản xi măng trong kho:

  • Kho xi măng phải được xây dựng ở nơi cao ráo thoáng khí, không gần ao hồ, không bị ngập lụt, có mái che và vách tường kín chống nước mưa. Xung quanh kho phải có rãnh thoát nước. Phải đặt xi măng trên sàn gỗ kê cách mặt nền kho ít nhất 0,3 m;

  • Xi măng chuyển vào kho phải được xếp thứ tự, thành từng hàng gồm 2 bao một châu đầu vào nhau, hàng nọ cách hàng kia ít nhất 0,5 m, cách tường kho 0,5 m và không xếp cao quá 2 m kể từ sàn kho.

3.3.3. Cát (cốt liệu nhỏ)

3.3.3.1. Cát dùng để làm bê tông thuỷ công phải đạt tiêu chuẩn 14 TCN 68 - 2002 "Cát dùng cho bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật"; Kiểm tra chất lượng cát theo tiêu chuẩn 14 TCN 69 - 2002 "Cát dùng cho bê tông thuỷ công - Phương pháp thử".

Dùng cát vùng biển hoặc vùng nước lợ thì phải kiểm tra hàm lượng Cl- và SO4-2; Cát đồi, cát mỏ phải kiểm tra hàm lượng Silic vô định hình.



3.3.3.2. Cấp phối của cát phải phù hợp với các trị số trong bảng 3.8 đối với cát to và vừa; Đối với cát nhỏ và mịn có mô đun độ lớn (Mđl) từ 2,0 xuống đến 0,8 sử dụng làm bê tông thuỷ công phải tuân theo 20 TCN 2682: 1992 "Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng".

Bảng 3.8. Cấp phối quy định của cát


Đường kính mắt sàng (mm)

Lượng sót tích luỹ trên sàng theo % trọng lượng
(%)


5,00

2,50


1,25

0,63


0,315

0,14


0

0  20


15  45

35  70


70  90

90  100




Chú thích: 1. Vùng cát to và vừa; 2. Vùng cát nhỏ; 3. Vùng cát rất nhỏ và mịn.

Hình 3.2. Biểu đồ đường luỹ tích cấp phối hạt cát

3.3.3.3. Căn cứ theo mô đun độ lớn (Mđl), cát chia làm bốn loại như trong bảng 3.9.


tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương