Tài liệu tham khảo


/ Ðức tin là khởi điểm của cuộc sống muôn đời



tải về 0.52 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích0.52 Mb.
#7552
1   2   3   4   5   6   7

7/ Ðức tin là khởi điểm của cuộc sống muôn đời (x. 163, 164, 165,309, 1006…)


Bài 4. THIÊN CHÚA DUY NHẤT

Tôi tin kính Đức Chúa Trời . . .”

199 – 231
.“Tôi tin kính Đức Chúa Trời . . .”

“ Nghe đây, hỡi Israel ! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em.” (Đnl. 6, 4-5).



I – Thiên Chúa Duy Nhất.

 Chúng ta tin nhận rằng: Thiên Chúa chỉ có một, là Thiên Chúa Duy Nhất.

Niềm tin vào Thiên Chúa Duy Nhất bắt nguồn từ trong Cựu Ước, khi Thiên Chúa kêu gọi và chọn Israel làm dân riêng. Ngài tỏ cho dân biết: Ngài là Thiên Chúa Duy Nhất, ngoài Ngài ra không có chúa nào khác, và phải phụng thờ một mình Ngài (Đnl. 4, 39).

Trong Giao ước Sinai ( mười điều răn) điều răn thứ nhất thật rõ ràng: “ Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta”. (Xh. 20, 3).

Chúa Giêsu cũng xác nhận: “ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi” (Mc.12, 30).



II – Thiên Chúa Mạc Khải Tên Người.

Thiên Chúa đã cho biết tên của Người: Đấng Hiện Hữu.

Nghiã là Ngài tự mình mà có, không nhờ ai sinh ra hay tạo thành, nên còn gọi Ngài là Đấng Tự Hữu. Ngài tự hiện diện nên không bị hao mòn, nên Ngài luôn luôn hiện diện, còn gọi Ngài là Đấng Hằng Có Đời Đời.

Thiên Chúa còn tỏ cho con người biết: Ngài là sự thật, là sự sống, là tình yêu. Vì thế Ngài luôn yêu thương loài người và mời gọi mọi người sống trong Tình Yêu Thương của Ngài.

 III – Sống Niềm Tin.

Tin tưởng vào Thiên Chúa Duy Nhất nên chúng ta không còn lo sợ, vì có Thiên Chúa luôn yêu thương và bảo vệ.


Bài 5. CHÚA BA NGÔI

(Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần)

232 – 267



 I – Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi.



 Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng tâm của Đức Tin và đời sống Kitô hữu. Đây là cội nguồn của Đức Tin và là giáo lý căn bản của Kitô Giáo.

Ngay trong những ngày đầu của đời sống Kitô hữu, Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi đã hiện diện: Rửa tội nhân danh Ba Ngôi.

Trong đời sống hằng ngày chúng ta thường làm dấu Thánh Giá Nhân Danh Ba Ngôi.

 II – Mạc khải Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi.



 Chúa Giêsu đã Mạc khải cho ta biết về Chúa Cha. Người không phải chỉ là Cha theo Nghĩa là Đấng Tạo Hoá, nhưng Người là Cha trong tương quan với Ngôi Con Duy Nhất:

“Không ai biết Con trừ ra Cha, cũng như không ai biết Cha trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho” ( Mt. 11, 27 ).Chúa Giêsu còn hứa ban Đấng Bảo Trợ là Chúa thánh Thần cho các Môn Đệ ( Ga. 14, 26 ).

 III – Ba Ngôi nhưng là Một.

 Ba Ngôi thực sự khác nhau, nhưng Duy Nhất trong cùng một Thần Tính. Thiên Chúa Duy Nhất nhưng không đơn độc vì Chúa Cha, Chúa Con Và Chúa Thánh Thần thực sự phân biệt nhưng không tách biệt nhau mà Một Thiên Chúa Duy Nhất.

 IV – Hoạt Động của Ba Ngôi.



 Ba Ngôi cùng hoạt động trong mọi công trình. Nhưng trong hành động duy nhất, mỗi Ngôi biểu lộ nét riêng biệt:

Ngôi Cha tạo dựng.

Ngôi Con Cứu chuộc.

Ngôi Thánh Thần Thánh Hoá.

 V – Sống Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi.

Khi nhân danh Ba Ngôi với tất cả ý thức để dâng công việc và cả con người chúng ta cho Ba Ngôi, xin ơn Thánh hoá cho những gì chúng ta làm được tốt đẹp.

Ba Ngôi yêu thương kết hợp thành Một, chúng ta xin Chúa ban cho mỗi người, có con tim biết yêu thương, để trởû nên một trong Chúa và trong mọi người. 
Bài 6. THIÊN CHÚA SÁNG TẠO VÀ QUAN PHÒNG

279 – 354
  “Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất”. ( Kinh tin kính các tông đồ ).

Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình”.

(Kinh tin kính công đồng Nicéa). 

I – Những ưu tư.

Qua mọi thời, con người luôn luôn thắc mắc về sự xuất hiện của họ và vũ trụ. Có nhiều câu trả lời qua những giả thuyết về khoa học và xã hội, nhưng không thoả mãn được những thắc mắc của họ.

Chỉ có một Đấng không phải là con người, quyền phép hơn con người, mới tạo nên và điều khiển vũ trụ nầy được. Đấng đó chúng ta gọi là Thiên Chúa.

II – Thiên Chúa, Đấng tạo thành trời đất, Muôn vật hữu hình và vô hình.

Tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình là những gì mà chúng ta nhìn thấy và biết được, cả những điều mà chúng ta không cảm nhận được nên gọi là vô hình.



Hữu hình: là những gì có thể cảm nhận được bằng giác quan .

Vô hình: là những gì mà con người chỉ có thể nhận biết được bằng lý trí và đức tin,còn gọi là thiêng liêng.

Thiên Thần là loài thiêng liêng, được Thiên Chúa dựng nên để phục vụ Thiên Chúa và loài người. Mỗi người có một thiên thần giữ mình, để gìn giữ trên trần gian và cầu bàu cho họ trước mặt Chúa.

III – Tạo dựng là công trình của tình yêu thương.

Thiên Chúa tạo dựng trời đất muôn vật do tình yêu thương và để thông ban vinh quang của Người. Con người là chóp đỉnh của công trình sáng tạo, là tuyệt đỉnh của tình yêu thương.

Ba Ngôi yêu thương cho đến nỗi Ba mà chỉ là Một. Từ tình yêu thương mà có công trình sáng tạo, vậy công trình tạo dựng là của cả Ba Ngôi vì phát xuất từ Tình Yêu hiệp nhất.

IV – Thiên Chúa Quang Phòng.

Công trình tạo dựng đã hoàn thành, nhưng Ngài còn bảo vệ, chăm sóc và gìn giữ để nó được vận hành trong một trật tự nhất định.



V – Sự dữ.

Thiên Chúa tạo dựng mọi sự đều tốt đẹp. Nhưng sự dữ cũng hiện diện và đang hoành hành. Tại sao ?

Thên Chúa không tạo dựng một vũ trụ chết, nhưng vũ trụ của Ngài là một vũ trụ đang vận hành cách sống động. Hơn thế nữa, Ngài còn ban cho con người trí khôn và sự tự do. Chính vì sự tự do của con người mà có sự dữ xuất hiện: nếu con người biết chọn lựa và thi hành tốt, đó là đang đi trên con đường hoàn thiện. Còn nếu không chọn con đường hoàn thiện, thì điều tốt đẹp không được thực hiện, nghĩa là sự dữ hình thành.

VI – Con người sống Mầu Nhiệm sáng tạo.

Mọi người đều công nhận có Đấng toàn năng cao cả, vì yêu thương đã lo lắng cho con người thật chu đáo, nên mọi người sống xứng đáng để đền đáp tình yêu thương đó. 


Bài 7. THIÊN CHÚA TẠO DỰNG CON NGƯỜI

355 – 384
“Thiên Chúa đã tạo nên con người theo hình ảnh mình; Người sáng tạo họ theo hình ảnh Thiên Chúa, Người sáng tạo họ có nam có nữ” ( St. 1, 27 ). 

I – Hình ảnh Thiên Chúa.

Con người được Thiên Chúa tạo dựng theo hình ảnh Người, nên có khả năng nhận biết và yêu mến Người.

Trong tất cả các thụ tạo hữu hình, chỉ con người là có khả năng hiểu biết và yêu mến Đấng Tạo Hóa.

Con người là thụ tạo duy nhất trên trái đất, được Thiên Chúa dựng nên cho chính họ. Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sự cho con người. Còn con người được sáng tạo dể phụng sự, yêu mến Thiên Chúa và dâng lên Người tất cả thụ tạo.

Chỉ con người, nhờ sự hiểu biết và tình thương, được mời gọi chia sẻ sự sống của Thiên Chúa. 

II – Con người là linh hồn và xác.

Vì là hình ảnh của Thiên Chúa, nên con người vừa là một thụ tạo vật chất mà có cả yếu tố tinh thần, vì thế con người là một thực thể đơn nhất gồm có xác và hồn.

Thân xác được dự phần vào phẩm giá con người là “Hình ảnh Thiên Chúa”, vì thân xác được chính linh hồn làm cho sinh động, làm cho có sự sống thật trong Chúa. Nhờ đó con người là hình ảnh Thiên Chúa thật sự.Thân xác là vật chất, bị hao mòn theo thời gian, sự hao mòn đến mức cuối cùng chúng ta gọi là sự chết. Nhưng ngày tận thế, thân xác sẽ được sống lại.

Linh hồn thiêng liêng, được Thiên Chúa trực tiếp tạo dựng, nên linh hồn bất tử, không hư mất khi lìa khỏi xác trong giờ chết và sẽ tái hợp lại với thân xác trong ngày Phục Sinh Cánh Chung ( ngày tận thế ). 



III – Người Nam và Người Nữ. Thiên Chúa tạo dựng loài người có Nam và Nữ. Mặc dù khác biệt nhau, nhưng bình đẳng nhau, vì con người doThiên Chúa tạo dựng, nên đều là một nhân vị.

Thiên Chúa tạo dựng người nam và người nữ khác biệt nhau, để họ bổ túc cho nhau, tiếp tục công trình tạo dựng của Ngài. Do đó họ có trách nhiệm với vũ trụ mà Thiên Chúa trao phó cho họ.

Thiên Chúa không tạo dựng con người đơn độc, từ khởi nguyên Người tạo dựng họ có nam có nữ (St. 1, 27). Sự liên kết giữa họ, đã tạo nên một xã hội đầu tiên của con người.(GS. 12, 4 ).

IV – Con người trong vườn Địa Đàng.

Từ đầu, Thiên Chúa tạo dựng con người tốt lành, đặt con người trong tình thân với Ngài, con người cũng hài hoà với vạn vật chung quanh và với cả chính mình. Chúng ta gọi đó là sự Thánh Thiện nguyên thủy và sự Công Chính nguyên thủy. Bao lâu con người còn có được sự thánh htiện và sự công chính nguyên thuỷ, con người không phải đau khổ và không phải chết. Đó là hạnh phúc mà những người đầu tiên đã được hưởng. Hạnh phúc đó chúng ta gọi là vườn địa đàng. 



V – Sống ơn gọi làm người.

Con người là hình ảnh của Thiên Chúa, nên chúng ta cố gắng giữ gìn hình ảnh Thiên Chúa cho tốt đẹp, qua đời sống của mỗi người. 



Bài 8. SỰ SA NGÃ

385 – 412
Tội lỗi hiện diện trong lịch sử loài người, đậy là một diều hiển nhiên mà không ai có thể làm ngơ hoặc né tránh được. Nhưng muốn hỉểu tội là gì, chúng ta phải nhận ra mối tương quan mật thiết giữa Thiên Chúa và con người. Vậy tội là chối bỏ và chống đối Thiên Chúa. 

I – Nguyên nhân củaTội.

Thiên Chúa đã dựng nên các Thiên Thần để phục vụ Thiên Chúa và loài người. Nhưng một số trong các vị đó đã chối bỏ và chống đối Thiên Chúa, vì muốn chối bỏ quyền của Thiên Chúa, muốn vượt lên trên Thiên Chúa để không phục tùng Ngài, nên đã bị phạt gọi là ma quỉ.

Ma quỉ là cha của sự dối trá, vì là kẻ phạm tội ngay từ buổi sơ khai. Nhìn thấy con người được Thiên Chúa yêu thương, nên nó ganh tỵ và tìm cách lôi kéo con nguời về với nó. Nó cám dỗ vào sự tự do của con người, cám dỗ vào chính những gì mà ma quỉ đã sa ngã và bị phạt, đó là: “Các ngươi sẽ trở nên như Thiên Chúa” (St. 3, 5) 

II – Tội Nguyên Tổ.

Thiên Chúa dựng nên con người và ban cho họ có tự do. Ngài tôn trọng tự do của họ.

Trình thuật trái cây biết lành dữ trong (St. 2, 17), nói lên giới hạn mà Thiên Chúa muốn con người phải tùng phục Ngài bằng sự tự do của mình.

Con người bị ma quỉ cám dỗ, đánh mất lòng tin vào Đấng Sáng Tạo, lạm dụng tự do nên đã bất tuân lệnh Chúa. Đó là tội đầu tiên của con người. Từ đó, mọi tội lỗi đều do bất tuân lệnh Chúa và thiếu lòng tin vào Ngài.

Tội đầu tiên nầy là nguyên nhân của mọi tội lỗi, do nguyên tổ gây nên, vì thế gọi là Tội Tổ Tông hay Nguyên Tổ.

III – Hậu quả của tội.

Tội làm cho loài người mất ơn nghĩa với Chúa, không còn sự công chính nguyên thuỷ.

Tội đã phá huỷ sự hài hoà giữa con người với Thiên Chúa, con người với con người, con người với tạo vật và mất cả sự hài hoà của bản thân.

Cuối cùng sự chết đã xăm nhập vào lịch sử nhân loại. Đó là hậu quả của tội đã gây nên.

Tình trạng như thế là tình trạng của Tổ Tông đã bị đuổi  ra khỏi vườn Địa Đàng. Tình trạng này truyền lại cho con cháu sau này, truyền lại cho những ai mang bản tính loài người. 

IV – Ơn Cứu Độ.

Thiên Chúa không bỏ mặc loài người trong tình trạng đau khổ, nhưng hứa ban Đấng Cứu Độ để đem con người trở về tình trạng ban đầu, sống thân mật với Đấng Sáng Tạo. 



V – Tâm tình sống.

Loài người bất tuân lệnh Chúa nên rơi vào tình trạng tội lỗi, nhưng Tình chúa vẫn bao la.

Chúng ta xin Chúa ban ơn cho mỗi người, biết nhận ra Thánh Ý Chúa trong cuộc sống đời thường, để biết vâng phục bằng hành động với tâm tình con thảo. 
Bài 9. CHÚA GIÊSU KITÔ CON MỘT THIÊN CHÚA

422 - 451


Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu là Con Một Dức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi”.

Ngôi Lời đã làm Người và ở giữa chúng tôi” (Ga. 1,14).

Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” ( Mt. 16, 15- 16). 

I – Chúa Giêsu là Đấng Kitô. 

1 . Tên Giêsu: Tên đã được Thiên thần loan báo lúc truyền tin:

Truyền tin cho Mẹ Maria ( Lc. 1, 31). “Nầy Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu”.

Truyền tin cho Thánh Giuse ( Mt. 1, 21). “Ông phải dặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân khỏi tội”.

Giêsu có nghĩa là Thiên Chúa cứu độ. Thiên chúa thực hiện ơn cứu chuộc nhân loại qua Người mang tên Giêsu. 



2 . Danh Kitô.

Đấng Kitô còn gọi là Đấng Messia, là Đấng được Thiên Chúa xức dầu: nghĩa là được Thiên Chúa chọn đặt biệt để chu toàn sứ mệnh Tiên Tri, Tư Tế và Vương Đế. Đó là để rao giảng, tế lễ và cai quảng dân Chúa. 



II – Chúa Giêsu Kitô Con Một Thiên Chúa. 

Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa: vì Ngài có liên hệ độc nhất và đời đời với Thiên Chúa là cha của Người. Chính Thiên Chúa cha đã xác nhận: “Đây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe Lời Người” ( Mt. 3, 17; 17, 5).

Thánh Phêrô cũng đã tuyên xưng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống”. (Mt. 16, 16). 

III – Chúa Giêsu Kitô là Chúa.

Chúa có nghĩa là Chủ.

Chúa Giêsu Kitô là Chúa: Danh xưng này nói lên quyền tối thượng của Thiên Chúa. Tuyên xưng hay kêu cầu Chúa Giêsu Kitô là Chúa, có nghĩa là Tin vào Thiên Tính của Người. Nếu không được Thánh Thần giúp sức, không ai có thể nói “Chúa Giêsu Kitô là Chúa” (1Cor. 12, 3). 

IV – Sống với Chúa Kitô.

Theo Lời Chúa Cha: “Hãy vâng nghe Lời Người”. (Lc.9,35). 

Ai yêu mến Thầy, hãy giữ Lời Thầy” .

Xin cho chúng ta hết lòng tôn thờ và yêu mến chúa, qua những người anh em. 



Bài 10 : CON THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI

456 – 511

Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, mà Người xuống thai,Sinh bởi Bà Maria đồng trinh”. 

I – Tại sao Con Thiên Chúa làm người ? 

Con Thiên Chúa làm người để :

·        Cứu chuộc loài người.

·        Giao hoà loài người với Thiên Chúa.

·        Giúp loài người nhận ra Tình Thương của TC.

·        Trở thành gương thánh thiện cho loài người.

·        Cho loài người thông phần bản tính Thiên chúa. 

II – Thiên Chúa thật và người thật. 

Con Thiên Chúa làm người có hai bản tính: Một là bản tính Thiên Chúa, hai là bản tính loài người. Vì thế, Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật. 



III – Phương cách làm người của Con Thiên Chúa. 

“Bởi phép Đức  Chúa thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh”. Con Thiên Chúa xuống thế làm người, đã chọn cho mình một người Mẹ xứng đáng và Ngài đã gìn giữ Người Mẹ của Mình luôn trinh khiết vẹn toàn, không bị những tỳ ố của trần gian làm hại được.

Mẹ Maria được Thiên Chúa gìn giữ không mắc tội tổ tông, nên không bị ảnh hưởng của tội lỗi làm tổn thương.

Uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà”. (Lc. 1, 35). 



IV – Cảm nhận. 

Ngôi Hai Thiên Chúa bỏ Ngai Trời, hoà nhập với con người để đem hạnh phúc đến cho con người và đem con người về hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa.

Chúng ta nhìn vào mẩu gương tuyệt vời của Chúa Giêsu, để biết sống cho Thiên Chúa và vì Thiên Chúa, qua cách sống quản đại đối với mọi người. 


Bài 11 : CUỘC SỐNG TRẦN THẾ CỦA CHÚA GIÊSU

512 – 569


Ngôi Lời đã làm Người, và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga. 1, 14). 

I – Mầu Nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu.

Cuộc sống hữu hình trần gian của Chúa Giêsu là một Mầu nhiệm, được gom vào trong hai mầu nhiệm chính là Giánh Sinh và Phục sinh.

Cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu là một mạc khải về Chúa Cha và là Mầu nhiệm cứu chuộc. Tất cả mọi điều Chúa Giêsu đã nói và đã làm, đều hướng tới mục đích là: Đưa con người sa ngã trở về tình trạng ban đầu. 

II – Thời thơ ấu và ẩn dật.

1 . Mầu nhiệm Giáng sinh.

Chúa Giêsu sinh ra trong một gia đình nghèo, sinh tại hang đá Belem, xứ Giuđêa, thuộc đất nước Do Thái.



2 . Mầu nhiệm ẩn dật.

Cuộc đời thơ ấu và suốt thời gian dài khoản ba mươi năm, Người sống ẩn dật tại làng quê Nazaret, như một người bình thường. Người sống theo Thánh Ý Chúa Cha, trong thinh lặng và chờ đợi, chu toàn lề luật Chúa như bao nhiêu người khác. 



III – Cuộc sống công khai.

Chúa Giêsu bắt đầu cuộc đời cộng khai bằng việc đón nhận phép rửa của Gioan tẩy giả tại sông Giođan. Người tự đặt mình vào số những tội nhân để xoá tội trần gian.

Khởi đầu rao giảng, Người đã chiến thằng cơn cám dỗ, chiến thắng satan, kẻ mà ngày xưa Ađam dã thất bại. Ngài chiến thắng để dẫn dắt mọi người chiến thắng mà về cùng Chúa.

Ngài rao giảng về Tin Mừng nước Thiên Chúa. Rao giảng không chỉ bằng lời nói, nhưng bằng hành động và cả cuộc sống của Ngài là Lời rao giảng sống động đi kèm: Ngài tiếp xúc gần gủi mọi người không loại trừ ai, chữa lành bệnh tật, làm nhiều phép lạ đem lợi ích cho nhiều người.

Ngài đã vâng phục Thánh Ý Chúa Cha trong suốt thời gian ẩn dật, trong cuộc đờicông khai cũng thế, Ngài luôn chu toàn Thánh Ý Chúa Cha, chu toàn cho đến Chết trên Thập Giá.

Tất cả cuộc đời Chúa Giêsu là một giáo huấn liên tục: Người thinh lặng, cầu nguyện, hành động, yêu thương con người, ưu ái kẻ bé mọn nghèo hèn, vâng phục cho đến chết trên Thập giá để cứu chuộc thế gian. Nhờ đó Ngài đã Phục Sinh đểû hoàn tất Mạc Khải, hoàn tất chương trình mà Thiên Chúa đã ấn định. 



IV – Con người sống cuộc đời trần thế.

Chúa Giêsu vâng phục Thánh Ý Chúa Cha, sống trọn vẹn cuộc đời trần thế,nên Ơn Cứu chuộc được thực hiện.

Chúng ta xin Chúa ban cho mỗi người biết noi gương Chúa Giêsu, nhận ra Thánh Ý chúa trong hoàn cảnh sống, để biết vâng phục cho trọn vẹn. 
Bài 12 : CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU

571 – 637


Chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác”.

Mầu Nhiệm Vượt Qua (Tử Nạn và Phục Sinh) của Đức Giêsu là Đỉnh cao trong công trình cứu độ của Thiên Chúa.

Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vàovinh quang của Người sao?” (Lc. 24, 26). 

I – Hoàn cảnh xã hội. 

Xã hội Do thái thời bấy giờ đang bị người Rôma đô hộ. Toàn dân đang trông chờ một Đấng Cứu thế chính trị, họ trông chờ Đấng Cứu Thế để đánh đuổi người Rôma và đem tự do cho đất nước cho dân tộc Do Thái.

Chúa Giêsu đến không đáp ứng những nhu cầu trần thế , Người kêu mời mọi người hướng về Thiên Chúa, ăn năn sám hối để lãnh nhận ơn cứu chuộc, lãnh nhận sự tự do vĩnh cữu. Những người Do thái thời bấy giờ không chấp nhận, họ tìm cách loại trừ Chúa Giêsu bằng những lời tố cáo để đưa Ngài đến cái chết. Nhưng tất cả mọi việc, qua bàn tay của Thiên Chúa đều trở nên có ích và tốt đẹp.

1 . Đối với lề luật .

Đây là điểm quan trọng đối với người Do Thái. Chúa Giêsu tôn trọng và giữ luật Moisen, hơn thế nữa, Ngài kêu gọi mọi người giữ trọn tinh thần của lề luật. Ngài lên án những người chỉ chú ý đến hình thức mà quên đi tâm tình.



2 .  Đền thờ.

Đối với đền thờ cũng thế, vì là nhà cầu nguyện, Ngài không chấp nhận những hình thức lợi dụng đền thờ để tìm lợi ích cá nhân. Ngài kêu gọi mọi người trở về với niềm tin chính đáng vào Thiên Chúa.

Các thủ lãnh tôn giáo thời bấy giờ, bị Ngài chỉ trích, họ tìm cách tiêu diệt Ngài để quyền lợi không bị động chạm.

Vì những lý do trên, Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên Cây Thánh Giá, Chết và chịu táng xác trong mồ đá. 



II – Ý nghĩa cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. 

1 . Chương trình của Thiên Chúa.

Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, nằm trong chươngtrình mầu nhiệm của Thiên Chúa:

“Người đã bị nộp theo ý Thiên Chúa đã định và biết trước”. (Cv. 2, 23).

Ý định cứu độ của Thiên Chúa là giải thoát con người khỏi nô lệ tội lỗi nhờ cái chết của “Người Tôi Tớ Đấng Công Chính”. ( Is. 53, 11 – 12).



2 . Chết để cho con người được sống.

Vì yêu thương loài người, Con Thiên Chúa vâng phục Thánh Ý Chúa Cha “ đến nỗi chết trên cây thập giá” (Pl. 2, 8). Đức Giêsu hoàn tất sứ mạng của “Người tôi tớ đau khổ”, “làm cho muôn người nên công chính, bằng cách gánh lấy tội của họ”. (Is. 53, 11; Rm. 5, 19). 



III – Ngục tổ tông. 

1 . Ngục tổ tông: là tình trạng, có thể gọi là nơi những người công chính trú ngụ khi chưa được ơn cứu chuộc. Từ khi Adam phạm tội, không một người nào được vào thiên đàng.

2 . Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông.

Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa, xuống thế làm người, nên Ngài có hai bản tính: bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người. Khi chịu nạn chịu chết, bản tính loài người cũng đau khổ và chết như con người, còn linh hồn và bản tính Thiên Chúa của Ngài hợp nhất lại, xuống ngục tổ tông để rước về trời những người công chính đã chết trước khi được ơn cứu chuộc.



3 . Ý nghĩa việc xuống ngục tổ tông.

Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông nói lên ý nghĩa là: Ơn Cứu chuộc có giá trị cho những người còn sống cũng như cho những người đã chết. 



IV – Con người cộng tác vào ơn cứu chuộc. 

Chúa Giêsu đã chịu đau khổ để mang ơn cứu chuộc đến cho loài người, nhưng Ngài không áp đặt, Ngài vẫn tôn trọng tự do của con người, như Thánh Augustinô đã nói: “Khi con người được sinh ra, Thiên Chúa không cần hỏi ý kiến của họ. Nhưng để được cứu chuộc, Thiên Chúa cần con người đồng ý cách tự do, nghĩa là cộng tác bằng hành động”.

Chúng ta xin Chúa ban ơn thêm sức mạnh cho mỗi người, biết siêng năng đến với Chúa, để nhận lấy ơn cứu chuộc, bằng cách sống theo như những gì Chúa chỉ dạy qua cuộc sống hằng ngày. 
Bài 13 : CHÚA GIÊSU SỐNG LẠI VÀ LÊN TRỜI

638 - 667


Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, Lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng”. 

I – Chúa Giêsu sống lại.

Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh vào Thập Giá, đã chết và được mai táng trong mồ đá. Nhưng như Lời Ngài đã báo trước là Ngài sẽ sống lại. Thật thế, Ngài chết chưa đủ ba ngày thì đã sống lại.



1 . Biến cố lịch sử.

Việc Chúa Giêsu sống lại là một biến cố lịch sử, vì đã xảy ra thực sự và được nhiều người chứng nhận qua những sự kiện cụ thể:

Ngôi mộ trống: Trước tiên là thân xác Chúa Giêsu không còn trong mồ nữa, các môn đệ là những người thâ tín nhất của Ngài cũng đã đi tìm và không biết thân xác mà các ông đã mai táng hiện đang ở đâu.

Những lần hiện ra: trong khi các môn đệ còn lo âu, thì Chúa Giêsu đã hiện ra cho các ông biết là Người đã sống lại.

Việc Chúa Giêsu sống lại còn vượt qua lịch sử, vì từ nay Ngài không còn bị không gian và thời gian của vật chất này ảnh hưởng đến nữa, Ngài đã lấy lại sự vinh hiển của Thiên Chúa để từ dó thong ban cho loài người.

2 . Phục Sinh là công trình của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Chúa Cha dùng quyền năng mà làm cho Chúa Con , Ngôi Hai Thiên Chúa là Chúa Giêsu sống lại. (Cv. 2, 24).

Chúa Con Phục Sinh do quyên năng thần linh của mình.

Chúa Thánh Thần làm cho con người Chúa Giêsu đã chết được sống lại và đưa vào tình trạng vinh hiển. 



3 . Ý nghĩa của Phục Sinh.

Phục Sinh là công trình của Ba Ngôi Thiên Chúa. Công trình cứu chuộc loài người của Ba Ngôi Thiên Chúa đã hoàn thành cách trọn vẹn, theo đúng với những gì đã hứa trong Thánh Kinh.

Chúa Giêsu Phục Sinh để cho loài người mà Ngài cứu chuộc cũng sống lại như Ngài. 

II – Chúa Giêsu lên trời.

Sau khi sống lại, Chúa Giêsu còn hiện diện ở trần gian khoảng bốn mươi ngày, để an ủi, dạy dỗ các môn đệ, sau đó Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha.

Lên Trời nghĩa là Người không còn hiện diện hữu hình nơi trần gian nữa, nhưng Người vẫn còn ở giữa loài người cách thiêng liêng và đặc biệt trong Bí tích Thánh Thể.

Ngự bên hữu Chúa Cha làmặc lấy danh dự Thiên Chúa, danh dự mà khi mang lấy thân phận loài người, Con Thiên Chúa đã tạm để sang một bên.

Ngự bên hữu Chúa Cha còn là việc tôn vinh nhân tính Chúa Giêsu, nhân tính đã chịu đau khổ và sống lại, để làm Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người. 

III – Sống Mầu Nhiệm Phục Sinh. Chúa Giêsu sống lại sau khi đã trải qua con đường Thập Giá vì Vâng Phục Thánh Ý Chúa Cha.

Xin chúa cho mỗi người biết vâng phục Thánh ý Chúa trong đời sống hằng ngày, trong từng công việc để cũng bườc từ Thập giá đến Vinh Quang như Chúa Kitô Phục Sinh.  



tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương